Thật vậy, dù đi bất cứ nơi đâu hay ở bất cứ nơi nào trên thế giới này, người Do Thái luôn hướng về miền Đất Y-sơ-ra-ên và cụ thể hơn là Giê-ru-sa-lem khi họ cầu nguyện. Nguồn gốc của việc hướng về Giê-ru-sa-lem khi cầu nguyện bắt nguồn từ lời cầu nguyện của Vua Sa-lô-môn (II Sử ký 6:34-35), là người đã cầu xin Chúa rằng mong Ngài dủ nghe tất cả những lời cầu nguyện nài xin, được đọc lên khi dân dự Chúa hướng về Giê-ru-sa-lem.
Ngoài ra, Núi Đền được gọi một cách thơ mộng là “Talpiot”, đó là một cách chơi chữ thể hiện “là núi mà miệng hướng về”.
Thật thú vị khi biết rằng hướng về Giê-ru-sa-lem khi cầu nguyện không phải lúc nào cũng được thực hành. Trên thực tế, Talmud đưa ra một số lựa chọn về hướng mà người ta nên xây về khi cầu nguyện, mỗi lựa chọn có những lợi thế hấp dẫn riêng của nó:
Ví dụ, người Do Thái được biết rằng những người mong muốn trở nên giàu có thì nên hướng về phía bắc, trong khi những người tìm cách trở nên khôn ngoan nên định vị về hướng nam. Ý tưởng này dựa trên thực tế là ở Mishkan (Tabernacle-Đền tạm), Bảng đá, đại diện cho sự dư dật, được đặt ở hướng bắc và Menora, đại diện cho sự khôn ngoan, ở hướng nam.
Tuy nhiên, ngày nay (và trong suốt 1500 năm qua) các học giả Torah đã nhất trí rằng người ta phải hướng về Giê-ru-sa-lem khi cầu nguyện và thậm chí điều này còn được trích dẫn là luật trong Bộ luật Do Thái. Tất cả các giáo đường Do Thái được xây dựng theo cách mặt tiền của thánh đường hướng về Giê-ru-sa-lem. Người ta không cần phải phức tạp hóa để định vị chính xác góc và tọa độ theo thành Giê-ru-sa-lem, thay vào đó, định vị theo hướng chung là tất cả những gì được yêu cầu.
Trong lịch sử, hướng Giê-ru-sa-lem được gọi là “Mizrach”, hướng về phía đông, mặc dù thực tế là Giê-ru-sa-lem theo hướng nam hơn là hướng đông. Điều được coi là đáng ban thưởng dành cho những ai có thể hướng về Giê-ru-sa-lem và thậm chí cả Núi Đền càng chính xác càng tốt.
Nếu một người bắt đầu cầu nguyện và sau đó nhận ra rằng mình đã không hướng về Giê-ru-sa-lem, thì người đó nên nghiêng đầu càng nhiều càng tốt về phía Giê-ru-sa-lem. Nếu vì bất cứ lý do gì, điều đó không thể thực hiện được, ví dụ nếu hướng về phía tây – thì người ấy nên tập trung trái tim mình hướng về phía Giê-ru-sa-lem và nơi Chí Thánh. Tương tự, nếu một người không thể xác định hướng nào là hướng về Giê-ru-sa-lem, thì anh ta chỉ cần suy ngẫm hướng về Giê-ru-sa-lem và nơi Chí Thánh hay thậm chí chỉ suy ngẫm về Đức Chúa Trời.
Đôi khi trong tình huống một giáo đường Do Thái được xây dựng theo cách mà mặt trước của thánh đường khi được mở rộng, Hòm thánh không hướng về Giê-ru-sa-lem. Những người có thẩm quyền bị chia rẽ về quan điểm về việc: liệu một người cầu nguyện trong một giáo đường Do Thái như vậy có nên tách khỏi hướng tự nhiên của giáo đoàn và quay hướng về Giê-ru-sa-lem hay không? Tuy nhiên, tất cả đều đồng ý rằng người ta không cầu nguyện quay lưng lại về phía Hòm Thánh.
By Rabbi Ari Enkin, Rabbinic Director, United with Israel
Biên dịch Cơ Đốc Nhân Vì Israel Quốc Tế
Photo: Jack Langer
https://www.facebook.com/photo/?fbid=667924131221129&set=a.120082816005266