Home Chuyên Đề TẠI SAO LẠI LÀ GIÊ-RU-SA-LEM? (PHẦN XII-32)

TẠI SAO LẠI LÀ GIÊ-RU-SA-LEM? (PHẦN XII-32)

by Hong An
30 đọc

Giê-ru-sa-lem – Aliyah & Lời Tiên Tri Trong Kinh Thánh
Vào tháng 8 năm 1997, Hội nghị Do Thái Thế giới tại Basel, Thụy Sĩ kỷ niệm một trăm năm Hội Nghị Phục quốc đầu tiên được tổ chức ở đó dưới sự lãnh đạo của Theodor Herzl. Chủ nghĩa Phục quốc (Zionism) đã và đang là, phong trào Do Thái có một mục tiêu có thể được gón gọn trong từ “Quê Hương” – Quê hương của Y-sơ-ra-ên – Quê hương của Zion. Sự tản lạc kéo dài hàng thế kỷ của người Do Thái trên khắp thế giới phải kết thúc. Cần có một nhà nước Do Thái độc lập. Nhưng vấn đề là ở đâu? Sẽ khó có một câu trả lời rõ ràng ngay tức thì. Một số người thậm chí còn gợi ý rằng một vùng đất ở một nơi nào đó ở châu Phi, có thể là Uganda, có thể được lấy làm quê hương cho người Do Thái – hoặc có thể ở Birobidzjan ở Viễn Đông Nga, như Stalin đề nghị!

Khi Theodor Herzl bắt đầu hành trình thiết lập quê hương cho người dân Do Thái, ông đã tìm kiếm sự hỗ trợ của các cường quốc để giúp đạt được mục tiêu của mình. Năm 1903, Herzl tìm đến Vương quốc Anh, và gặp gỡ các quan chức tư pháp cấp cao bao gồm Joseph Chamberlain, thư ký thuộc địa Anh. Về nguyên tắc, họ đã đồng ý về việc định cư của người Do Thái ở Đông Phi.


Tại Hội nghị Phục quốc lần thứ sáu ở Basel vào ngày 26 tháng 8 năm 1903, Herzl đề xuất “Chương trình Uganda của Anh” để cung cấp một nơi ẩn náu tạm thời cho những người Do Thái ở Nga đang gặp nguy hiểm trước mắt. Bằng một cuộc bỏ phiếu với 295/473 phiếu thuận, đại hội đi đến quyết định cử một đoàn thám hiểm (“ủy ban điều tra”) để kiểm tra vùng lãnh thổ được đề xuất. Ba ngày sau, chính phủ Anh công bố một tài liệu chính thức phân bổ một “lãnh thổ Do Thái” ở Đông Phi, “với các điều kiện cho phép người dân giữ theo phong tục quốc gia của họ.” Mặc dù Herzl nói rõ rằng chương trình này sẽ không ảnh hưởng đến mục tiêu cuối cùng của Chủ nghĩa Phục quốc là người Do Thái ở Vùng đất Y-sơ-ra-ên, đề xuất này làm dậy sóng trong Hội nghị, và gần như dẫn đến sự chia rẽ trong phong trào Phục quốc. Chương trình Uganda cuối cùng đã bị từ chối bởi phong trào Phục quốc tại Hội nghị Phục quốc lần thứ bảy vào năm 1905. Nhưng Chúa có kế hoạch khác. Tất nhiên, quê hương đó phải là Y-sơ-ra-ên. Và những người Do Thái bắt đầu chạy đến, từ các cuộc chiến tranh ở Nga vào cuối thế kỷ XIX. Lúc đầu, họ chủ yếu đến từ các vùng đất ở trung tâm châu Âu – từ Ba Lan và Balkan. Năm 1897, Herzl đã báo trước rằng trong vòng năm mươi năm nữa sẽ có một nhà nước Do Thái của Y-sơ-ra-ên. Đúng năm mươi năm sau, lời tiên tri của ông đã trở thành sự thật. Năm 1947, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã quyết định rằng người Do Thái cần có quê hương của riêng họ ở Palestine, như tên gọi lúc bấy giờ.
(Còn tiếp…)

Giáo sĩ Willem J. J. Glashouwer
Chủ tịch Cơ Đốc Nhân vì Israel Quốc tế
Chủ tịch danh dự Liên Minh Châu Âu vì Israel
Biên Dịch Cơ Đốc Nhân Vì Israel Quốc Tế

https://www.facebook.com/C%C6%A1-%C4%90%E1%BB%91c-Nh%C3%A2n-V%C3%AC-Israel-Qu%E1%BB%91c-T%E1%BA%BF-108022747211273/photos/a.120082816005266/635459884467554

Bình Luận:

You may also like