Home Chuyên Đề TẠI SAO LẠI LÀ GIÊ-RU-SA-LEM? (PHẦN XII-30)

TẠI SAO LẠI LÀ GIÊ-RU-SA-LEM? (PHẦN XII-30)

by Hong An
30 đọc

Các ngày lễ ở Giê-ru-sa-lem(Phần tiếp)
“…Đức Giê-hô-va phán với Môi-se: “Con hãy truyền cho dân Y-sơ-ra-ên rằng: ‘Đây là những ngày lễ Đức Giê-hô-va đã ấn định mà các con phải công bố như các kỳ hội họp thánh. Đây là những ngày lễ của Đức Giê-hô-va, những kỳ hội họp thánh, mà các con phải công bố theo thời gian được ấn định…” (Lê-vi Ký 23:1,2,4).

Khi nghe người ta nói về cái mà họ gọi là “ngày lễ của người Do Thái”, đột nhiên chúng ta ý thức được rằng chúng ta, với tư cách là cộng đồng Cơ đốc giáo, đã xa lánh nguồn gốc Do Thái của mình đến mức nào. Cụm từ “các ngày lễ của người Do Thái” đề cập đến bảy ngày lễ được đề cập trong Lê-vi Ký 23: Lễ Vượt Qua, Lễ Bánh Không Men, Lễ Đầu Mùa, Lễ Các Tuần, Lễ Kèn, Ngày Lễ Chuộc Tội và Lễ Lều Tạm. Lễ thứ tám là ngày Sa-bát hàng tuần. Thông thường, những ngày lễ này được gọi là “nhưng ngày lễ của người Do Thái”. Tuy nhiên, Kinh thánh gọi chúng là “những ngày lễ của Chúa” và “những ngày được Chúa chỉ định”. Như vậy, đây là những ngày lễ của Đức Chúa Trời, là những ngày mà Chúa truyền cho dân Y-sơ-ra-ên phải giữ. Những ngày lễ chứa đầy những ý nghĩa tiên tri, mỗi một ngày đều có ý nghĩa đặc trưng riêng của nó.

Cơ Đốc Giáo đã chối bỏ những ngày lễ này để được nhiều người đón nhận hơn. Những gì còn lại, hoặc được giới thiệu như là những ngày lễ thay thế như Lễ Phục sinh và lễ Ngũ Tuần, vẫn không bị tách rời khỏi thời gian mà những ngày lễ “Do Thái” này được cử hành. Những thời điểm này vẫn được tuân giữ trong xã hội Do Thái. Và khi làm như vậy, Cơ Đốc Giáo đã lựa chọn cách phân chia năm của người ngoại giáo (La Mã) (bao gồm cả ngày Chủ nhật) và thật hài hước, họ đã từ bỏ cách phân chia năm mà Chúa đã truyền cho dân Y-sơ-ra-ên phải giữ trong Kinh Thánh.

Trong tiến trình lịch sử của Hội thánh, những gốc gác Do Thái, bắt nguồn từ Y-sơ-ra-ên, dần dần bị cắt bỏ dưới ảnh hưởng của các hệ thống thần học. Như có người đã từng nói: “Chúng ta chặt gốc và hái trộm quả”. Và tiến trình này chỉ ra một tổn thất nghiêm trọng cho Hội thánh. Kẻ cắt bỏ gốc rễ tự lấy đi nhựa sống bổ dưỡng.
Hơn nữa, người mở cửa và được nuôi dưỡng bởi nhựa cây triết học ngoại giáo khác từ Hy Lạp, hoặc các nguồn gốc khác. Hậu quả là, các hệ thống thần học do con người phát minh, dựa trên triết học Hy Lạp ngày càng xa rời Kinh thánh, lại được phát triển.

Nhiều Cơ đốc nhân ngày nay không biết rằng Chúa Jesus là một người Do Thái chính thống tận tâm. Ngoài ra, mọi người hầu như không nhận ra rằng Kinh thánh đã được những người Do Thái viết ra một cách hoàn chỉnh. Cá nhân tôi tin chắc rằng Lu-ca thực sự là một người Do Thái, sinh ra và lớn lên ở cộng đồng người Hy Lạp nhưng ông là người Do Thái. Chắc chắn những người viết Kinh Thánh đã được Đức Thánh Linh soi sáng và thần cảm, nhưng họ vẫn là người Do Thái. Tại sao? Bởi vì chính Chúa đã tạo dựng và chọn lựa dân tộc Do Thái để bày tỏ chính Ngài cho những con người trên thế giới này thông qua dân tộc mà Chúa đã chọn.

Khi Chúa Jesus được hỏi về điều răn lớn nhất trong tất cả các điều răn, Ngài- một người Do Thái ngoan đạo, đã trích dẫn Kinh Thánh như được chép trong Mác 12:28-34: “…Một trong các thầy thông giáo đến gần, nghe Đức Chúa Jêsus và người Sa-đu-sê tranh luận với nhau, thấy Đức Chúa Jêsus đối đáp hay, nên hỏi Ngài: “Trong các điều răn, điều nào quan trọng nhất?” Đức Chúa Jêsus đáp: “Điều răn quan trọng nhất là, ‘Hỡi Y-sơ-ra-ên, hãy lắng nghe, Chúa, Đức Chúa Trời chúng ta là Chúa duy nhất. Ngươi phải hết lòng, hết linh hồn, hết tâm trí, hết sức lực mà kính mến Chúa là Đức Chúa Trời ngươi.’ Điều thứ hai là: ‘Ngươi phải yêu người lân cận như chính mình.’ Không có điều răn nào lớn hơn hai điều nầy.” Thầy thông giáo nói: “Thưa Thầy, thật đúng như Thầy nói, Đức Chúa Trời chỉ có một, ngoài Ngài chẳng có Đấng nào khác. Thật vậy, kính mến Chúa hết lòng, hết trí, hết sức, và yêu người lân cận như chính mình, còn quan trọng hơn việc dâng mọi tế lễ toàn thiêu và các tế lễ khác.” Thấy người ấy trả lời khôn ngoan, Đức Chúa Jêsus nói: “Ngươi không xa vương quốc Đức Chúa Trời đâu.” Sau đó không còn ai dám hỏi Ngài nữa…” Đối chiếu Lu-ca 10:25-29.

Bài “Shemah Israel” (Hỡi Y-sơ-ra-ên, Hãy Nghe) này được tuyên bố trong Phục Truyền Luật Lệ Ký 6:4-5: “…Hỡi Y-sơ-ra-ên! Hãy nghe: Giê-hô-va Đức Chúa Trời chúng ta là Giê-hô-va có một không hai. Anh em phải hết lòng, hết linh hồn, hết sức lực mà kính mến Giê-hô-va Đức Chúa Trời…” Đây là tín điều trung tâm của Y-sơ-ra-ên và người ta vẫn có thể tìm thấy nó trong một vật dụng nhỏ (mezuzah) ở ngưỡng cửa của mỗi ngôi nhà Do Thái. Vật dụng này, với dây đai cầu nguyện, được buộc quanh cánh tay và trên trán của mỗi người nam Do Thái trong khi đọc các lời cầu nguyện bắt buộc. Tiếp theo, Chúa Jêsus tiếp tục và trích dẫn từ Lê-vi Ký 19:18 “…Đừng trả thù, đừng mang mối oán hận với đồng bào mình, nhưng hãy yêu thương người lân cận như chính mình. Ta là Đức Giê-hô-va…” Như vậy, đây là câu trả lời mà Chúa Jesus đưa ra, như một người Do Thái ngoan đạo, tuân giữ Giao ước Luật pháp theo ý nghĩa hoàn hảo: “…‘Hỡi Y-sơ-ra-ên, hãy lắng nghe, Chúa, Đức Chúa Trời chúng ta là Chúa duy nhất. Ngươi phải hết lòng, hết linh hồn, hết tâm trí, hết sức lực mà kính mến Chúa là Đức Chúa Trời ngươi.’ Điều thứ hai là: ‘Ngươi phải yêu người lân cận như chính mình…’” Với những lời này, Ngài đã tuyên xưng, cùng với toàn thể dân Y-sơ-ra-ên, sự hiệp nhất của Đức Chúa Trời như được mọi người Do Thái thừa nhận.
(Còn tiếp…)

Giáo sĩ Willem J. J. Glashouwer
Chủ tịch Cơ Đốc Nhân vì Israel Quốc tế
Chủ tịch danh dự Liên Minh Châu Âu vì Israel
Biên Dịch Cơ Đốc Nhân Vì Israel Quốc Tế 

https://www.facebook.com/C%C6%A1-%C4%90%E1%BB%91c-Nh%C3%A2n-V%C3%AC-Israel-Qu%E1%BB%91c-T%E1%BA%BF-108022747211273/photos/a.120082816005266/613802159966660

Bình Luận:

You may also like