Home Lời Chứng Hành Trình Theo Chúa – Phần 20: Tôi Thấy Chúa Đang Nhắc Nhở Cả Thế Giới

Hành Trình Theo Chúa – Phần 20: Tôi Thấy Chúa Đang Nhắc Nhở Cả Thế Giới

by Sưu Tầm
30 đọc

TÔI THẤY VIỆC CHÚA ĐANG LÀM TẠI NƯỚC NGA

Tôi đã từng đến Nga sau khi Nga thay đổi chế độ. Nước Nga vốn chọn thờ Đức Chúa Trời theo tổ chức Cơ-đốc Giáo với Giáo Hội Chánh Thống Giáo. Sau nhiều năm dưới chế độ Cộng Sản, các Hội Thánh đều bị hạn chế và bị bách hại. Nước Nga có lãnh thổ lớn nhất thế giới. Người Nga có những thành quả xuất chúng về văn chương và về kỹ thuật. Bây giờ tôi kinh ngạc về việc Chúa làm khi người Nga đang khôi phục truyền thống thờ Trời.

Theo BBC TIẾNG VIỆT,

Ngày 3 tháng 3, 2020

Dự thảo Hiến pháp sửa đổi mà Nga đang thông qua nêu rõ rằng người Nga “theo tín ngưỡng Chính Thống giáo và có niềm tin vào Đức Chúa Trời”.

Các điều khoản mới mà tổng thống Vladimir Putin đề xuất đã nhanh chóng được Viện Duma Nga bỏ phiếu thông qua sau lần đọc đầu tiên.

Các báo Nga, như tờ Moscow Times nói ông Putin, 67 tuổi, sau 20 năm cầm quyền đang muốn trở về truyền thống.

“Là người bảo vệ truyền thống Nga, ông tìm kiếm sự ủng hộ cho việc cổ vũ các giá trị đối nghịch với Phương Tây, và đi vào hướng bảo thủ,” theo trang Moscow Times.

Trong số các sửa đổi này có điều khẳng định hôn nhân “chỉ có giữa nam và nữ”, trái với một xu hướng ở Tây Phương ủng hộ hôn nhân đồng tính.

Xa dần quá khứ cộng sản?

Trong lúc các nước châu Á như Trung Quốc, Việt Nam vẫn tôn thờ Lenin, từ nhiều năm qua, Điện Kremlin tránh nói đến Cách mạng Tháng 10 và các lãnh tụ Cộng sản quá cố.

Thậm chí lời phát ngôn viên Dimitry Peskov từng hỏi, “Kỷ niệm để làm gì nữa?” khi nói về năm 1917.

Tháng 10/2017, ông Putin có bài diễn văn dài nhân Ngày nước Nga Tưởng niệm Nạn nhân Đàn áp Chính trị thời Liên Xô, vốn bắt đầu từ năm 1991.

Ông nhắc lại về hàng triệu người Liên Xô bị chế độ Cộng sản giết hại:

“Quá khứ khủng khiếp này không thể bị xoá nhòa khỏi ký ức quốc gia, không có bất cứ điều gì, không có lợi ích cao cả nào cho nhân dân có thể biện minh cho chuyện đó.”

“Đàn áp chính trị là bi kịch cho tất cả nhân dân, cho toàn xã hội, đòn tàn nhẫn với đất nước chúng ta, đến tận gốc rễ, văn hóa, ý thức, khiến chúng ta còn chịu ảnh hưởng cho đến bây giờ.”

Nhưng Putin cũng kêu gọi hòa giải giữa người Nga với nhau vì tương lai:

“Chúng ta và con cháu cần nhớ bi kịch của đàn áp, các nguyên nhân, nhưng không có nghĩa là trả đũa nhau, vì chúng ta không thể lại đẩy xã hội đến bờ vực đối đầu nguy hiểm.”

Ông Putin dẫn lời vợ của tiểu thuyết gia Aleksandr Solzhenitsyn, người bị đày đi Siberia thời Liên Xô: “Biết, nhớ, lên án và chỉ khi đó mới tha thứ.”

Có vẻ càng về già, ông Putin càng muốn nêu lại các hình ảnh của thời Nga Hoàng, và nền văn minh Slavơ theo Chính Thống Giáo.

Ông thường xuyên đi lễ nhà thờ và các sự kiện lớn của chính phủ Nga đều có giáo sĩ Chính Thống Giáo tham gia, ban phước.

Trong thời Liên Xô, ngày 7/11 từng là ngày lễ đánh dấu sự kiện Cách mạng tháng Mười.

Nhưng từ 2005, Tổng thống Putin bãi bỏ ngày này và chọn 4/11 làm Ngày Đoàn kết Quốc gia, kỷ niệm cuộc nổi dậy đánh đuổi Ba Lan khỏi Moscow tháng 11/1612.

Bảo vệ lãnh thổ và vinh quang quá khứ.

Sửa đổi của ông Putin cũng ghi vào Hiến pháp Nga rằng “không ai có quyền làm mất đi bất cứ phần nào lãnh thổ Nga”.

Điều này sẽ “khóa tay” bất cứ người kế nhiệm nào muốn mở ra cuộc đàm phán về lãnh thổ với các nước khác.

Hiện nay Nga đang giữ một số đảo ở Thái Bình Dương từng thuộc về Nhật Bản cho đến khi nước này thua trận năm 1945 nhưng hai bên đều chưa thể nói chuyện về chủ đề này.

Ngoài vùng đảo Kuril đang có tranh chấp với Tokyo, Moscow còn chiếm giữ bán đảo Crimea mà đến 2014 thuộc về Ukraine.

Theo đạo diễn nổi tiếng Vladimir Mashkov, người có tham gia soạn thảo tân hiến pháp, thì điều khoản sửa đổi về lãnh thổ sẽ “đảm bảo Kuril và Crimea mãi mãi thuộc về Nga”.

TÔI THẤY CHÚA ĐANG DẠY NGƯỜI TRUNG HOA

Dân Trung Hoa đông nhất thế giới. Chính quyền Trung Hoa theo chế độ Cộng Sản và muốn nhộm đỏ toàn cầu. Nạn dịch corona virus phát xuất từ Trung Quốc lây ra khắp toàn cầu. Nạn dịch kéo dài hơn 4 tháng. Đầu tháng 4, 2020 Trung Quốc mới hồi phục nhưng hết yên thân để bành trướng.

Cả thế giới đang xúm nhau kiện, đòi chính quyền Trung Quốc bồi thường thiệt hại về nhân mạng và kinh tế.

Trong vòng chưa đầy một tháng, hơn 5.000 người Mỹ đã tham gia một vụ kiện tại Florida đòi chính phủ Trung Quốc bồi thường vì những thiệt hại do COVID-19 gây ra. Các nguyên đơn cho rằng họ bị thiệt hại to lớn vì sự lơ là của Trung Quốc trong việc chế ngự virus. Những vụ kiện nhưng vậy cũng được tiến hành tại Nevada và Texas.

“Vụ kiện của chúng tôi liên hệ đến những người bị thiệt hại về thể xác vì bị lây nhiễm virus… Vụ kiện cũng liên hệ đến những hoạt động thương mại mà Trung Quốc đã tiến hành trong “những chợ buôn bán đồ tươi sống,” công ty luật Berman đệ đơn kiện ở Florida nói với Đài VOA.

Công ty nêu ra những trường hợp đặc biệt về ‘hoạt động thương mại’ và ‘tổn hại cá nhân, dùng Đạo luật Đặc miễn Chủ quyền Nước ngoài (FSIA) làm căn bản pháp lý để kiện Trung Quốc.

Giáo sư Chimene Keitner, trường Luật, Đại học Hastings California tại San Francisco, không đồng ý.

“Nếu bạn đọc bất cứ ca nào theo luật FSIA viết rất rõ về tổn hại cá nhân, thì việc hành xử của các giới chức Trung Quốc cần phải xảy ra trên đất Mỹ để luật được áp dụng. Và không có cáo buộc về hoạt động thương mại tại đây,” bà Chimene nói.

Bà nói thêm, “bạn không thể kiện nước ngoài về những quyết định chính sách của họ.”

Các tòa án quốc tế

Một vụ kiện của Mỹ chống Trung Quốc để đòi bồi thường 1.200 tỉ đô la có thể được khởi động, theo tổ chức nghiên cứu bảo thủ Anh mang tên Hiệp hội Henry Jackson. Trong phúc trình mới, tổ chức này nói Trung Quốc có thể chịu trách nhiệm về những thiệt hại gây ra vì đã xử lý không đúng cách từ đầu về dịch bệnh này. Đặc biệt là có ý định che giấu thông tin mà Tổ chức Y tế Thế giới xem như là vi phạm những Qui định Y tế Quốc tế.

Cơ quan nghiên cứu này thúc đẩy các nước kiện Trung Quốc, đưa ra 10 tổ chức pháp lý khác nhau để kiện, trong đó có WHO, Tòa án Công lý Quốc tế, Tòa Trọng tài Thường trực, những tòa án tại Hong Kong và tại Mỹ.

“Không chỉ dùng một nhưng phối hợp nhiều cơ quan tài phán có thể chứng tỏ là hữu hiệu,” ông Andrew Foxall, giám đốc nghiên cứu tại Hiệp hội Henry Jackson và đồng tác giả phúc trình nói trong một cuộc phỏng vấn với VOA.

Các nước, trong đó có Mỹ, dường như không muốn tiến tới, và chính thức thách thức pháp lý chống Trung Quốc về virus corona, theo ông David Fidler, giáo sư thỉnh giảng tại trường Luật Đại học Washington ở St. Louis và cựu cố vấn pháp lý của WHO.

“Dịch bệnh có thể bùng phát bất cứ nơi nào..,” ông Fedler nói. “Đáng chú ý là nhiều nước có quan tâm chung rằng chớ áp dụng luật quốc tế theo cách máy móc liên hệ đến bệnh truyền nhiễm bùng phát.”

Tổn hại xuyên biên giới

Luật không chính thức về ‘Trách nhiệm Quốc tế’ về những thiệt hại do một nước khác gây ra được công nhận lần đầu tiên trong vụ trọng tài Trail Smelter trong những năm 1920.

Một công ty nung chảy kim loại tại British Columbia, Canada, phát thải khí độc làm thiệt hại rừng và mùa màng chung quanh khu vực và xuyên qua biên giới Mỹ-Canada tại tiểu bang Washington. Một tòa án được thành lập tại Canada và Mỹ để giải quyết tranh chấp và chính phủ Canada đồng ý bồi thường.

Các học giả về luật có kết luận tương tự về trách nhiệm của Trung Quốc trong việc làm lây lan virus corona.

“Nếu Canada có luật môi trường tốt, công ty nung chảy kim loại sẽ không làm ô nhiễm môi trường và sẽ không gây thiệt hại tại Mỹ. Có vẻ như có liên hệ ở đây. Nếu Trung Quốc giữ một chế độ qui định an toàn thực phẩm thích hợp thì thiệt hại sẽ không lan rộng,” ông Russel Miller, giáo sư luật tại Đại học Washington and Lee, nói.

Ông William Starshak, luật sư tài chánh tại Chicago, nêu rõ là tốt hơn hết Trung Quốc nên nhận trách nhiệm như Canada đã làm.

(BTV Eunjung Cho)

TÔI THẤY CHÚA ĐANG DẠY NƯỚC MỸ…

TÔI THẤY CHÚA ĐANG DẠY CÁC NƯỚC LỚN NƯỚC NHỎ NHƯ NƯỚC Ý, NƯỚC PHÁP, NƯỚC ANH, NƯỚC TÂY BAN NHA…

TÔI CŨNG THẤY CHÚA ĐANG DẠY NƯỚC VIỆT NAM. Người ta đang nói đến cơ hội thoát Trung.

BỆNH DỊCH TIẾP TỤC LÂY LAN

Thế giới đã trải qua nhiều trận đại dịch nhưng chưa lần nào thế giới lại từng trải trận dịch lớn lâu lây lan đáng sợ như trận dịch Corona Virus lần nầy. Sau mấy lần thay tên đổi họ, bệnh dịch nầy hiện có tên là Covid-19.

TÔI THẤY CHÚA ĐANG NHẮC NHỞ CẢ THẾ GIỚI

Tổng Thống Mỹ nói chuyện trước quốc dân Nước Mỹ tối 11 tháng 3 trên đài truyền hình về vụ khủng hoảng corona virus (Corved 19). Ngay ở Texas củng có xuất hiện virus nầy rồi. Vi khuẩn corona virus đang lan tràn các tiểu bang, nước Mỹ đang tỉnh thức. Chuyến đi New York của tôi để tham dự Đại Hội Truyền Giáo với người Đại Hàn từ 16-20 tháng 3, 2020 không thực hiện được. Mua vé rồi, bây giờ tôi phải bỏ vé. Đại Hội Truyền Giáo nầy cũng đã bị hủy bỏ.

Mục Sư Nguyễn Văn Huệ

Bài vở cộng tác hoặc góp ý xin gửi về tintuc@hoithanh.com

Hành Trình Theo Chúa – Phần 19: Chúa Phân Biệt Người Tin Chúa và Người Không Tin Chúa

Hành Trình Theo Chúa – Phần 21: Bệnh Dịch Tiếp Tục Lây Lan

Bình Luận:

You may also like