Home Chuyên Đề TẠI SAO LẠI LÀ GIÊ-RU-SA-LEM? (PHẦN XII-27)

TẠI SAO LẠI LÀ GIÊ-RU-SA-LEM? (PHẦN XII-27)

by Hong An
30 đọc

S tha th (Tiếp theo)
Trên thập tự giá, Chúa Jesus đã cầu nguyện: “…Lạy Cha, xin tha cho họ vì họ không biết mình làm điều gì…” (Lu-ca 23:34).

Khi cầu nguyện lời này trên thập tự giá, Chúa Jesus là Chiên Con của Đức Chúa Trời đã đổ huyết của Ngài để cứu chuộc tội lỗi của thế gian, ngay lúc đó và tại đó, để Đức Chúa Trời có thể tha thứ cho tội lỗi của chúng ta. Lẽ nào Chúa Cha lại không nhậm lời cầu nguyện của Con Ngài lúc đang hấp hối cho tất cả những ai trực tiếp tham gia vào việc hành hình Ngài? Chắc chắn Ngài đã tha thứ cho những người lính La Mã, đám đông người Do Thái la hét, Bôn-xơ Phi-lát, Hê-rốt, Tòa Công Luận và tất cả những người tham gia vào quá trình kết án và giết chết Chúa. Vì họ thực sự không biết họ đang làm gì. Tòa Công Luận, Bôn-xơ Phi-lát và Hê-rốt không biết gì về chuyện gì đang xảy ra, điều đang thực sự xảy ra.

Phi-e-rơ nói trong Công v 3:17-18: “…Thưa anh em, bây giờ tôi biết anh em và những người lãnh đạo của anh em đã làm điều ấy vì thiếu hiểu biết. Nhưng Đức Chúa Trời đã dùng cách ấy để làm ứng nghiệm lời Ngài đã báo trước qua môi miệng các nhà tiên tri rằng Đấng Christ của Ngài phải chịu đau đớn…” Chiên Con của Đức Chúa Trời phải bị giết để tội lỗi của thế gian có thể được tha. Giăng Báp-tít ngay lập tức nhận ra sứ mạng này của Chúa Jêsus khi ông thấy Chúa tiến về phía mình. Giăng 1:29: “Hôm sau, Giăng thấy Đức Chúa Jêsus đến với mình, thì nói rằng: “Kìa Chiên Con của Đức Chúa Trời, là Đấng cất tội lỗi của thế gian đi!…” Giăng 1:35,36: “…Hôm sau, Giăng lại đứng tại đó với hai trong số các môn đồ của mình. Khi nhìn thấy Đức Chúa Jêsus đi ngang qua, ông nói: “Kìa, Chiên Con của Đức Chúa Trời!” liền nói: Hãy nhìn Chiên Con của Đức Chúa Trời…”

Và Chúa Jesus không bị giết hại một cách tình cờ, hay ngược lại ý muốn của Ngài. Chúa phán: “…Không ai cất mạng sống Ta đi được, nhưng Ta tự nguyện hi sinh. Ta có quyền hi sinh mạng sống và có quyền lấy lại. Ta đã nhận mệnh lệnh nầy từ nơi Cha Ta…” (Giăng 10:18). Ngài đã đến trong thế gian này để hiến dâng sự sống của Ngài như một sinh tế cho tội lỗi của thế gian, và để bị giết như một Con Chiên. Ê-sai tiên tri về Ngài trong chương 53: “Thật, Người đã mang sự đau ốm của chúng ta, đã gánh nỗi đau khổ của chúng ta Mà chúng ta lại nghĩ rằng Người đã bị Đức Chúa Trời đánh, đập Và làm cho khốn khổ. Nhưng Người đã vì tội lỗi của chúng ta mà bị vết, vì gian ác của chúng ta mà bị thương. Bởi sự trừng phạt Người chịu, chúng ta được bình an, bởi lằn roi Người mang, chúng ta được lành bệnh… Như chiên con bị đem đi làm thịt, như chiên câm lặng trước mặt kẻ hớt lông, người không hề mở miệng… Người đã bị đánh phạt và cất khỏi đất người sống là vì tội lỗi của dân Ta… Dù Người không hề làm điều hung dữ, và chẳng có sự dối trá trong miệng… Đức Giê-hô-va vui lòng để Người bị tổn thương, và chịu đau khổ… Vì Người đã đổ mạng sống mình cho đến chết, đã bị liệt vào hàng tội nhân, đã mang lấy tội lỗi nhiều người, và cầu thay cho những kẻ phạm tội…” Như vậy, lời cầu nguyện này của Chúa Jêsus trên thập tự giá đã chấm dứt lời nguyền mà đám đông người Do Thái đã công bố trên chính họ ngay tại đó. Và tất cả dòng máu vô tội của người Do Thái đã đổ ra trong suốt nhiều thời đại đang chờ đợi sự phán xét và báo trả của Đức Chúa Trời vào ngày cuối cùng.

Giáo hội cần phải xưng nhận tội lỗi của mình đối với thần học gần như quái quỷ này trong nhiều thế kỷ đã dẫn đến việc đổ máu thành sông của người Do Thái và chủ nghĩa bài Do Thái lâu đời của Cơ đốc giáo trước khi quá muộn, và Giáo hội sẽ phải chịu trách nhiệm trước Chúa.
(Còn tiếp…)

Giáo s
ĩ Willem J. J. Glashouwer
Ch
tch Cơ Đốc Nhân vì Israel Quc tế
Ch
tch danh d Liên Minh Châu Âu vì Israel
Biên D
ch Cơ Đốc Nhân Vì Israel Quc Tế 

https://www.facebook.com/C%C6%A1-%C4%90%E1%BB%91c-Nh%C3%A2n-V%C3%AC-Israel-Qu%E1%BB%91c-T%E1%BA%BF-108022747211273/photos/a.120082816005266/600792017934341

Bình Luận:

You may also like