Home Chuyên Đề TẠI SAO LẠI LÀ GIÊ-RU-SA-LEM? (PHẦN XII-3)

TẠI SAO LẠI LÀ GIÊ-RU-SA-LEM? (PHẦN XII-3)

by Hong An
30 đọc

Kích thước ca vùng đất
Theo Kinh Thánh thì biên giới của vùng Đất Hứa sẽ ở đâu? Câu trả lời là bao quát hơn là cụ thể. “…từ sông Ai Cập (Wadi el Arish, nhánh phía đông của sông Nile) cho đến sông lớn kia, tức sông Ơ-phơ-rát…” (Sáng Thế Ký 15:18), “…từ Biển Đỏ đến biển Phi-li-tin (Biển Địa Trung Hải), từ hoang mạc đến sông cái…” (Xut Ê-díp-tô Ký 23:31), “…từ hoang mạc Xin cho đến Rê-hốp gần Ha-mát…” (Dân S Ký 13:21), “…vùng đồi núi dân A-mô-rít và các miền lân cận, …vùng A-ra-ba, vùng đồi núi, vùng Sơ-phê-la, vùng Nê-ghép, và vùng duyên hải, tiến đến đất dân Ca-na-an và Li-ban, đến tận sông lớn tức là sông Ơ-phơ-rát…” (Phc truyn Lut l Ký 1:7), “…từ hoang mạc đến Li-ban, từ sông Ơ-phơ-rát đến Biển Tây…” (Phục truyền Luật lệ Ký 11:24), “…từ cửa ải Ha-mát cho đến suối (wadi) Ai Cập…” (I Các Vua 8:65; II S ký 7:8), “…từ cửa ải Ha-mát cho đến biển A-ra-ba…” (II Các Vua 14:25), “…từ dòng Sông Cái cho đến suối Ai Cập…” (Ê-sai 27:12).

Một đặc điểm nổi bật ở đây là một loạt các tham chiếu liên hệ đến sông Ơ-phơ-rát. Con sông này là biên giới phía bắc hay phía đông hay cả hai? Nếu Ơ-phơ-rát là biên giới phía đông, thì Chúa đã hứa hẹn một khu vực rộng lớn ở phía đông sông Jordan! Nếu Ơ-phơ-rát là biên giới phía bắc, thì Syria (Aram) cũng thuộc về Y-sơ-ra-ên nhưng diện tích ở phía đông có thể bị hạn chế. Mặc dù được kí thuật là trong quá trình vào Đất Hứa, các bộ tộc Ru-bên, Gát, và phân nửa bộ tộc Ma-na-se đã định cư phía bên kia sông Jordan, nhưng không phải lúc nào điều này cũng được chấp nhận mà không cần thảo luận (Dân S Ký 32; Giô-suê 13:8-33; 18:7; 22:1-4,9,25; Phc truyn Lut l Ký 3:16-18). Nhiều mô tả khác nhau trong Kinh Thánh dường như cho rằng sông Giô-đanh là vùng đất phía đông của đất hứa Ca-na-an, (Dân S Ký 32:29-42; 34:2-12; 35:10; Phc truyn Lut l Ký 32:49; Giô-suê 22:9-11), nghĩa là sông Ơ-phơ-rát được xem như biên giới phía bắc (bao gồm cả Syria và Cao nguyên Golan).

Người ta cũng đề cập đến Ga-la-át, phần đất phía bắc ngoài sông Giô-đanh, cũng được hứa cho Y-sơ-ra-ên: “…Ta sẽ đem chúng trở về từ đất Ai Cập, tập hợp chúng lại từ A-si-ri; ta sẽ đem chúng vào đất Ga-la-át và Li-ban…” (Xa-cha-ri 10:10; Giê-rê-mi 50:19). “…Nhng người Bên-gia-min s được đất Ga-la-át…” Áp-đia 19-20 cho biết.

Sự phân chia đất đai được nhà tiên tri Ê-xê-chi-ên mô tả lại là một câu chuyện khác. Trong các chương từ 40 đến 48, Ê-xê-chi-ên nói về đền thờ và mô tả nó rất chi tiết. Theo một số người, ngôi đền thờ này dường như không nằm ở Giê-ru-sa-lem, mà nằm ở khu vực nơi Si-lô từng tọa lạc, tức là nơi mà đền tạm dừng chân đầu tiên sau hành trình xuyên qua vùng hoang mạc. Khu vực Đất Hứa cũng được xác định (Ê-xê-chi-ên 47:15-20; 48:1,28). Một cuộc khảo sát về những dữ liệu này khiến một số người kết luận rằng trung tâm của Đất Hứa và đền thờ sẽ nằm ở phía tây sông Jordan, và một khi đền thờ cuối cùng được xây dựng và ở đúng vị trí của nó, thì sông Ơ-phơ-rát thực sự sẽ là biên giới phía bắc và thậm chí có thể là phía đông.

Nếu nghiên cứu tất cả các giao ước trong Kinh thánh và lời hứa của Đức Chúa Trời Toàn năng đã lập với Y-sơ-ra-ên, người ta sẽ bắt đầu nhận ra rằng cuối cùng thì Y-sơ-ra-ên không tồn tại nhờ sự ưu ái của Liên hợp quốc, Châu Âu, cũng không phải của Liên Xô, không phải Trung Quốc, hoặc nhờ sự ưu ái của Cơ Đốc giáo hoặc Hồi giáo, mà là nhờ ân điển của Chúa, trên cơ sở một giao ước vĩnh cửu mà Chúa Toàn năng đã long trọng tuyên thệ.
Điều này nhấn mạnh một sự thật là Chúa luôn làm đúng giao ước đời đời của Ngài với Y-sơ-ra-ên. Mặc dù biên giới của vùng đất không thực sự rõ ràng, vấn đề được nhìn nhận theo quan điểm Kinh thánh không phải là Bờ Tây (vốn luôn thuộc về Đất hứa) mà là Bờ Đông, và như vậy là các vùng đất của Jordan và Syria. Vùng đất này cũng có thể trở thành một phần của Y-sơ-ra-ên. Và sau sự xuất hiện của Đấng Mê-si, là Đấng sẽ mở ra nền hòa bình thực sự trên thế giới, có thể còn có nhiều vùng lãnh thổ hơn nữa, vươn xa tới tận sông Ơ-phơ-rát ở biên giới phía bắc và phía đông.
(Còn tiếp…)

Giáo s
ĩ Willem J. J. Glashouwer
Ch
tch Cơ Đốc Nhân vì Israel Quc tế
Ch
tch danh d Liên Minh Châu Âu vì Israel
Biên D
ch Cơ Đốc Nhân Vì Israel Quc Tế

https://www.facebook.com/C%C6%A1-%C4%90%E1%BB%91c-Nh%C3%A2n-V%C3%AC-Israel-Qu%E1%BB%91c-T%E1%BA%BF-108022747211273/photos/a.120082816005266/450791309601080

Bình Luận:

You may also like