Home Chuyên Đề TẠI SAO LẠI LÀ GIÊ-RU-SA-LEM? (PHẦN XII-1)

TẠI SAO LẠI LÀ GIÊ-RU-SA-LEM? (PHẦN XII-1)

by Hong An
30 đọc

Phn XII Không B Xoá S Khi Bn Đồ

“PHÉP LẠ”, Chúa đã chiến đấu cho dân sự của Ngài, như trong thời Cựu Ước!
Năm 1948, nhà nước Y-sơ-ra-ên mới ra đời ngay lập tức bị tấn công bởi các quốc gia Ả Rập xung quanh. Quân lực của chúng, được sự giúp đỡ của Bộ Chỉ Huy Tối Cao Anh, bao gồm
– 4000 lính trong quân đội của Bắc Palestine, Syria và Iraq;
– 4000 lính đánh thuê và người Bedouin (người du cư) trong một đội quân từ Đông Palestine được tuyển mộ ở Trans-Jordan dưới sự giám sát của quân đội Anh;
– 3000 lính trong đội quân từ Tây Palestine đã chiếm đóng Tel-Aviv và con đường dẫn tới Giê-ru-sa-lem;
– 10.000 lính tinh nhuệ và được trang bị tốt trong quân đội Ai Cập ở phía nam.
Khi Y-sơ-ra-ên được thành lập, dưới con mắt của quân lính Anh, những đội quân này đã kiểm soát con đường quan trọng Haifa-Tel Aviv, cô lập các khu định cư ở Negev. Họ cô lập hoàn toàn người Do Thái ở Giê-ru-sa-lem và khu định cư ở phía nam gần Bết-lê-hem. Họ đang ở trong một vị trí để tấn công Tel-Aviv và cắt đứt các con đường tới Giê-ru-sa-lem cũng như khu định cư ở phía nam. Khi người Anh trao lại quyền ủy trị ở Palestine, họ đã rời bỏ các đồn bốt quân sự của mình và giao lại, thường là tất cả vũ khí của họ, cho người Ả Rập. Tình hình của người Do Thái dường như tuyệt vọng.
Liên đoàn Ả Rập ra lệnh cho những người Ả Rập địa phương rời khỏi Y-sơ-ra-ên trong khi họ đang nhanh chóng kết liễu người Do Thái. “Trong hai tuần nữa mọi người sẽ có thể trở về, vì lúc đó tất cả người Do Thái đã chết và mọi thứ sẽ thuộc về mọi người.” Họ đã được cảnh báo: “Nếu mọi người vẫn ở đó với tư cách là những người Ả Rập, mọi người có thể bị giết.” Lệnh này là khởi đầu cho cuộc khủng hoảng tị nạn của người Palestine. Người Do Thái không tạo ra cuộc khủng hoảng đó mà chính người Ả Rập mới là nguyên nhân. Trên thực tế, nhà nước Do Thái đã không bị xóa sổ khỏi bản đồ trong hai tuần.

Dường như không thể tin được, một quốc gia 600.000 người Do Thái lại có thể sống sót sau một cuộc tấn công do các thủ lĩnh của 45 triệu kẻ thù bao vây họ. Mọi người đều biết đó chỉ có thể là “phép lạ”. Chúa đã chiến đấu cho dân sự của Ngài, như trong thời Cựu Ước.

Chiến tranh
Chúng ta sẽ không đi vào chi tiết về các sự kiện năm 1956, là khi mà ngay sau việc quốc hữu hóa kênh đào Suez, Tổng thống Nasser của Ai Cập tuyên bố rằng ông sẵn sàng đối phó với “vấn đề Do Thái” một lần và mãi mãi. Y-sơ-ra-ên trả đũa, vượt qua sa mạc Sinai, và chẳng mấy chốc đã đứng ở rìa kênh đào Suez. Trong hành lý của những người lính Ả Rập bị bắt làm tù binh, họ tìm thấy hàng chục bản sao của ‘Mein Kampf’ được dịch sang tiếng Ả Rập.
Từ năm 1949 đến năm 1956, hiệp định đình chiến vũ trang giữa Y-sơ-ra-ên và Ả Rập, được thực thi một phần bởi lực lượng Liên Hợp Quốc, đã bị phá vỡ bởi các cuộc tấn công và trả đũa. Trong số các cường quốc trên thế giới, Hoa Kỳ, Anh và Pháp đứng về phía Y-sơ-ra-ên, trong khi Liên Xô Sup ủng hộ các yêu cầu của Ả Rập. Căng thẳng gia tăng trong năm 1956, khi Y-sơ-ra-ên tin rằng người Ả Rập đang chuẩn bị cho chiến tranh. Việc kênh đào Suez bị quốc hữu hóa dần dẫn đến việc Anh và Pháp ngày càng bất bình, từ đó thúc đẩy họ thực hiện các thỏa thuận mới với Y-sơ-ra-ên.
Vào ngày 29 tháng 10 năm 1956, lực lượng Y-sơ-ra-ên, do Moshe Dayan chỉ đạo, đã tiến hành một cuộc tấn công tổng hợp trên không và trên bộ vào bán đảo Sinai của Ai Cập. Những thành công ban đầu của Y-sơ-ra-ên được củng cố bởi một cuộc xâm lược của Anh-Pháp dọc theo kênh đào. Mặc dù hành động chống lại Ai Cập đã bị các quốc gia trên thế giới lên án gay gắt, lệnh ngừng bắn vào ngày 6 tháng 11, được Liên hợp quốc thúc đẩy với sự hỗ trợ của Mỹ và Liên Xô, chỉ diễn ra sau khi Y-sơ-ra-ên chiếm được một số mục tiêu quan trọng, bao gồm cả dải Gaza và Sharm el Sheikh. Nơi cuối cùng này chỉ huy các cuộc tiếp cận đến Vịnh Aqaba, nơi nối liền Y-sơ-ra-ên với Ấn Độ Dương. Y-sơ-ra-ên đã rút quân khỏi các vị trí này vào năm 1957, chuyển giao cho lực lượng khẩn cấp của LHQ sau khi việc tiếp cận Aqaba được đảm bảo. Chúng ta có thể tham khảo thêm tại “Các cuộc chiến giữa Ả Rập – Y-sơ-ra-ên: Cuộc chiến năm 1956” tại Infoplease.com

Sau một thời gian tương đối bình lặng, các sự cố biên giới giữa Y-sơ-ra-ên và các nước láng giềng, Syria, Ai Cập và Jordan gia tăng trong đầu những năm 1960, bởi các nhóm du kích Palestine được Syria hỗ trợ tích cực.
Vào tháng 5 năm 1967, Tổng thống Nasser, sự tín nhiệm của ông vốn đã giảm sút nghiêm trọng do không hành động trước các cuộc tấn công của Y-sơ-ra-ên, đã yêu cầu các lực lượng Liên hợp quốc rút khỏi lãnh thổ Ai Cập, huy động các đơn vị ở Sinai và đóng cửa Vịnh Aqaba. Y-sơ-ra-ên, quốc gia không có lực lượng Liên Hợp Quốc đóng quân trên lãnh thổ của mình, đã phản ứng bằng cách tự huy động. Đúng vào dịp kỷ niệm 19 năm ngày độc lập của Y-sơ-ra-ên, Nasser đưa xe tăng vào Sinai và đe dọa sử dụng không quân để ném bom các thành phố Do Thái. Lực lượng không quân Y-sơ-ra-ên đã tiến hành một cuộc tấn công bất ngờ táo bạo tiêu diệt toàn bộ lực lượng không quân Ai Cập ngay trên đường băng. Jordan bị đánh bại, và Bờ Tây sông Jordan và Đông Giê-ru-sa-lem, bị chiếm đóng từ năm 1948, được trả lại cho Y-sơ-ra-ên. Sau 19 năm bị Jordan chiếm đóng, thành phố Giê-ru-sa-lem bị chia cắt một lần nữa là thủ đô không bị chia cắt của Y-sơ-ra-ên, Nhà nước Do Thái.
Sự leo thang của các mối đe dọa và khiêu khích vẫn cứ tiếp tục cho đến tháng 6 năm 1967, khi Y-sơ-ra-ên tiến hành một cuộc không kích quy mô lớn làm tê liệt khả năng không quân của Ả Rập. Với ưu thế trên không giúp bảo vệ các lực lượng mặt đất của mình, Y-sơ-ra-ên đã kiểm soát bán đảo Sinai trong vòng ba ngày và sau đó tập trung vào biên giới Jordan, chiếm Thành cổ Giê-ru-sa-lem (được sáp nhập sau đó), và ở biên giới Syria giành được vùng chiến lược Cao nguyên Golan. Cuộc chiến kết thúc vào ngày 10 tháng 6, được gọi là Cuộc Chiến Sáu Ngày.

Kênh đào Suez đã bị đóng cửa bởi chiến tranh và Y-sơ-ra-ên tuyên bố rằng họ sẽ không từ bỏ Giê-ru-sa-lem và sẽ giữ các vùng lãnh thổ chiếm được khác cho đến khi đạt được tiến bộ đáng kể trong quan hệ Ả Rập – Y-sơ-ra-ên. Kết thúc của các cuộc giao tranh máu lửa, triền miên được theo sau bởi các cuộc đọ súng thường xuyên dọc theo biên giới và các cuộc đụng độ giữa người Y-sơ-ra-ên và du kích Palestine. Bạn có thể đọc thêm tại “Các Cuộc Chiến Tranh Ả Rập – Y-sơ-ra-ên: Cuộc Chiến Năm 1967 (Cuộc Chiến Sáu Ngày)” tại Infoplease.com.

Năm 1973, vào Ngày Lễ Chuộc Tội, ngày thánh lễ thiêng nhất trong lịch Do Thái, Syria và Ai Cập đồng loạt tấn công. Y-sơ-ra-ên chịu tổn thất lớn, nhưng đã giành được chiến thắng. Tuy nhiên, cả nước đã bị sốc nặng. Máu Do Thái sẽ phải đổ thêm bao nhiêu nữa trước khi có hòa bình thực sự? Câu trả lời chỉ có thể được đưa ra khi Đấng Mê-si đến, vì chỉ khi đó mới có hòa bình thực sự. Mặc dù tiến trình hòa bình ở Trung Đông đã bắt đầu, nhưng hàng trăm người Do Thái đã bị sát hại bởi những người theo chủ nghĩa Hồi giáo chính thống Ả Rập, và vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại.

Còn Giê-ru-sa-lem thì sao? Áp lực chia cắt thành phố để trao cho người Palestine “thủ đô” của riêng họ tiếp tục gia tăng, trong khi giới Cơ đốc giáo thúc đẩy quốc tế hóa Giê-ru-sa-lem. Bạn nghĩ chính phủ Ý sẽ phản ứng như thế nào nếu điều này được đề xuất cho thành phố Rome? Và Hồi giáo cũng sẽ không bao giờ tự nguyện từ bỏ tuyên bố của họ xem Giê-ru-sa-lem là thành phố linh thiêng thứ ba của họ sau Mecca và Medina.
Tôi muốn trích dẫn từ trang web của một tổ chức Do Thái ‘Chabad’: “Vào mùa xuân năm 1967, theo sát một thập kỷ tương đối bình lặng, Y-sơ-ra-ên thấy mình đã sẵn sàng cho cuộc chiến chống lại bốn nước láng giềng Ả Rập. Theo tất cả các nhà phân tích quân sự và chuyên gia, đó là một cuộc chiến không cân sức. Lực lượng Phòng vệ Y-sơ-ra-ên (IDF) bao gồm 275.000 quân, so với 456.000 binh sĩ của quân đội Iraq, Syria, Jordan và Ai Cập kết hợp. Các lực lượng Ả Rập thống nhất cũng có lợi thế quyết định liên quan đến vũ khí và thiết bị quân sự: họ tự hào về số lượng xe tăng nhiều hơn gấp đôi, và gần gấp bốn lần số máy bay chiến đấu. Khoảng thời gian ba tuần trước cuộc Chiến Tranh Sáu Ngày là một khoảng thời gian kinh hoàng, sốc và sợ hãi đối với cư dân của vùng Đất Thánh.
Với gần hai triệu rưỡi người Do Thái sống ở đất nước nhỏ bé này, nơi đây có mật độ người Do Thái tập trung cao nhất kể từ thời kỳ tiền Holocaust ở Đông Âu. Sự bi quan thể hiện rõ đến mức các nghĩa trang và công viên quốc gia của quốc gia đã được đánh dấu là sẽ trở thành mồ chôn cho nhiều người mà chắc chắn sẽ thiệt mạng trong chiến tranh. Tuy nhiên, bất chấp tất cả những tiên lượng, vào thời điểm chiến tranh kết thúc, vùng lãnh thổ ở dưới sự kiểm soát của Y-sơ-ra-ên đã tăng gấp ba lần. Người Do Thái quay trở lại các địa điểm mà tổ tiên của họ đã sống hàng ngàn năm, các địa điểm mà từ đó làn sóng khủng bố đã được phát động chống lại họ trong rất nhiều năm. Thương vong và mất mát là rất đau đớn, nhưng rất ít so với tất cả các dự báo. Đất nước Do Thái đã chiến thắng một cách thần kỳ trước những khó khăn không tưởng.

Những trang sử thường nói về “Cuộc Chiến Trăm Năm”, “Cuộc Chiến Ba Mươi Năm” và nhiều trận chiến trường kỳ khác. Ở đây, chỉ trong vòng sáu ngày ngắn ngủi, một quốc gia đã đánh bại hoàn toàn không phải một, mà là bốn kẻ thù hùng mạnh! Người Do Thái trên toàn cầu đã tạ ơn Đức Chúa Trời vì những điều kỳ diệu đã xảy ra. Một cảm giác tự hào đáng kinh ngạc và sự thức tỉnh thuộc linh đã bao trùm người Do Thái trên toàn thế giới. ” Đọc thêm tại www.chabad.org
(Còn tiếp…)

Giáo sĩ Willem J. J. Glashouwer
Ch
tch Cơ Đốc Nhân vì Israel Quc tế
Ch
tch danh d Liên Minh Châu Âu vì Israel
Biên D
ch Cơ Đốc Nhân Vì Israel Quc Tế

https://www.facebook.com/C%C6%A1-%C4%90%E1%BB%91c-Nh%C3%A2n-V%C3%AC-Israel-Qu%E1%BB%91c-T%E1%BA%BF-108022747211273/photos/a.120082816005266/442774037069474

Bình Luận:

You may also like