Có hai ‘lễ thánh’. Nghi lễ thánh có nghĩa là dấu hiệu thánh. Đây là những lễ nghi biểu tượng làm gia tăng ý nghĩa thuộc linh của sự cứu rỗi. ‘Lời Chúa’ được giảng tới tai nghe, còn ‘lễ thánh’ giảng cho mắt thấy. Hai ‘lễ thánh’ là (a) Tiệc Thánh, và (b) Phép báp têm.
Tiệc Thánh được gọi bằng ba cái tên trong Tân Ước:
- lễ bẻ bánh (Công vụ 2:42)
- chén phước lành (1 Cô-rinh-tô 10:16)
- Tiệc Thánh (1 Cô-rinh-tô 11:20).
Chúa Giê-su đã thực hành Tiệc Thánh (Ma-thi-ơ 26:26-28).
Phao-lô dạy về Tiệc Thánh (1 Cô-rinh-tô 11:23-25).
Bánh và rượu tượng trưng cho thân thể bị đánh đập và máu chảy ra của Chúa Giê-su. Chúng không biến thành thân thể hay rượu; mà tượng trưng cho thân thể và rượu. Tiệc Thánh không phải là một của lễ: Tiệc Thánh nhắc nhở chúng ta về những gì Chúa Giê-su đã làm (1 Cô-rinh-tô 11:24-25).
- Tiệc Thánh tuyên bố sự chết của Ngài (1 Cô-rinh-tô 11:26).
- Tiệc Thánh chỉ về một giao ước mới (Ma-thi-ơ 26:28)
- Tiệc Thánh tuyên bố sự hiệp một của tất cả Cơ đốc nhân (1 Cô-rinh-tô 10:16-17)
- Tiệc Thánh cần được giữ thường xuyên (Công vụ 2:46).
- Tiệc Thánh sẽ được giữ đến ngày Đấng Christ tái lâm (1 Cô-rinh-tô 11:26).
Tiệc Thánh cho chúng ta cơ hội được phục hồi sự thông công với Đấng Christ để làm mới lại sự mật thiết ấm áp với Ngài, và đây chính là đặc điểm của tín hữu có kinh nghiệm mỗi ngày. Tiệc Thánh không phải là những nghi lễ tôn giáo phải làm theo thói quen. Thường thì Tiệc Thánh được diễn ra ngắn gọn cuối buổi nhóm và không đủ sự tôn trọng.
Tiệc Thánh nên là khoảng thời gian chúng ta ở lại với Chúa trong niềm vui về sự ban cho vinh hiển của Ngài với nhu cầu thuộc linh của chúng ta.
(Còn tiếp)
Peter Jeffery
Xuất bản lần đầu năm 1976
Nhà xuất bản Brytirion, CF31 4DX, Wales, UK
Bản dịch của Vietnamese Missionary Institute
Bài vở cộng tác hoặc góp ý xin gửi về tintuc@hoithanh.com