Home Chuyên Đề TẠI SAO LẠI LÀ GIÊ-RU-SA-LEM? (PHẦN V)

TẠI SAO LẠI LÀ GIÊ-RU-SA-LEM? (PHẦN V)

by Hong An
30 đọc

Phần V: NGUỒN GỐC THUỘC LINH CỦA GIÊ-RU-SA-LEM

I. Mên-chi-xê-đéc
Nhưng chúng ta hãy cùng quay trở về với nguồn gốc của Giê-ru-sa-lem. Vì rõ ràng nơi này đã được biết đến là một vị trí đặc biệt thậm chí trước khi có Áp-ra-ham. Đây là nơi diễn ra cuộc gặp gỡ với Mên-chi-xê-đéc, ‘vua công bình’. Trong Sáng Thế Ký 14:18-20, chúng ta đọc thấy: “…Mên-chi-xê-đéc, vua Sa-lem, cũng là thầy tế lễ của Đức Chúa Trời Chí Cao, đem bánh và rượu ra đón, và chúc phước cho Áp-ram. Ông nói: “Nguyện Đức Chúa Trời Chí Cao, Đấng dựng nên trời và đất, ban phước cho Áp-ram! Chúc tụng Đức Chúa Trời Chí Cao Đấng đã trao kẻ thù vào tay ngươi!” Áp-ram dâng cho vua một phần mười chiến lợi phẩm…” Mên-chi-xê-đéc này là nhân vật mà chúng ta gặp được ở một số nơi khác trong Kinh Thánh, chẳng hạn như trong Thi Thiên 110 và trong Hê-bơ-rơ chương 5-7. Chúng ta sẽ quay trở lại với ý này ở phần sau của chương.

Chúng ta trích dẫn từ Từ điển Bách khoa Kinh thánh Cơ đốc thông tin chung về Mên-chi-xê-đéc: ‘Ông là vua của Sa-lem (của Giê-ru-sa-lem) người đã mang bánh và rượu đến cho Áp-ra-ham, lúc ông trở về sau khi đã đánh bại Kết-rô-lao-me và các vua đồng minh. Mên-chi-xê-đéc là thầy tế lễ của Đức Chúa Trời Chí Cao, tức là của chính Đức Chúa Trời. Bởi vì sự xuất hiện và biến mất đột ngột trong Kinh thánh, ông được xem là một hình bóng của Đấng Christ. Chức tế lễ của Mên-chi-xê-đéc là cao trọng hơn so với chức tế lễ của A-rôn vì Mên-chi-xê-đéc chúc phước cho Áp-ra-ham, và do đó cao trọng hơn Áp-ra-ham. Áp-ra-ham đã dâng cho ông một phần mười tất cả chiến lợi phẩm nhưng trong Áp-ra-ham, là người Lê-vi, tức là A-rôn, đã dâng phần mười này cho Mên-chi-xê-đéc. Đa-vít trông đợi Chúa, Đấng Mê-si với tư cách là một thầy tế lễ đời đời theo ban Mên-chi-xê-đéc. Trong Mên-chi-xê-đéc, có sự vinh quang mà nhân loại có được tại Pa-ra-đi, vì Mên-chi-xê-đéc vừa là vua vừa là thầy tế lễ. Theo Targum-Jonathan, Mên-chi-xê-đéc là cùng một người với Sem, con trai của Nô-ê, tổ phụ của Áp-ra-ham, người có tuổi đời rất dài như trong thời kì đầu của Kinh Thánh có thể vẫn còn sống đến thời của Áp-ra-ham. Origen thì cho rằng Mên-chi-xê-đéc là một thiên sứ, nhưng điều này là vô căn cứ.’

II. Từ Điển Bách Khoa Do Thái Judaica
Trong Từ điển Bách khoa Do Thái Judaica, chúng ta gặp câu chuyện sau: ‘Mên-chi-xê-đéc (tiếng Hê-bơ-rơ: “vua hợp pháp/ công bình”; cách viết tiếng Anh theo bản LXX), vua của Sa-lem (hoặc Giê-ru-sa-lem; xem Thi thiên 76:3) theo Sáng Thế Ký 14 :18-20. Ông chào đón Áp-ra-ham sau khi Áp-ra-ham đánh bại bốn vị vua đã bắt cháu ông, Lót. Mên-chi-xê-đéc mang bánh và rượu ra và chúc phước cho Áp-ra-ham. Cuối cùng cũng là “ông dâng cho người một phần mười chiến lợi phẩm” mặc dù việc ai dâng phần mười cho ai đã trở thành một chủ đề tranh cãi sôi nổi (xem bên dưới). Phần ký thuật trong Kinh Thánh cho biết “ông (Mên-chi-xê-đéc) là thầy tế lễ của Đức Chúa Trời Chí Cao”. Chức tế lễ của Mên-chi-xê-đéc là nguồn gốc của vô số suy đoán hậu Kinh thánh, được tăng cường bởi câu Kinh Thánh khó giải thích trong Thi Thiên 110:4: “…Đức Giê-hô-va đã thề và không đổi ý rằng: Con là thầy tế lễ đời đời theo ban Mên-chi-xê-đéc…” Nhiều người tin rằng Mên-chi-xê-đéc được đề cập ở đây cũng chính là người được đề cập trong Sáng thế ký. Tuy nhiên, một số nhà giải kinh cho rằng Mên-chi-xê-đéc trong Thi Thiên không phải là một người, mà là một danh hiệu, có lẽ là vì cái tên này được viết thành hai từ riêng biệt Mên-chi Xê-đéc.

Các tài liệu đầu tiên đề cập đến Mên-chi-xê-đéc trong nhiều bối cảnh khác nhau xuất hiện từ khoảng đầu kỷ nguyên Cơ Đốc. Sớm nhất có lẽ là cuộn giấy mảnh được phát hiện trong hang động 11 tại Qumran và được xuất bản bởi AS van der Woude (trong OTS, 14, 1965), và một lần nữa với những chỉnh sửa nhất định bởi M de Jonge và A.S. van der Woude (trong NTS, 12, 1966 ). Mặc dù bản văn này “là một sự phát triển giữa thời kỳ đồ họa độc lập với các vị trí cổ điển của Cựu Ước” (J.A Fitzmeijer, JBL, 86, 1967), nhưng rõ ràng là các chức năng thần học mà nó quy cho Mên-chi-xê-đéc đều dựa trên hình tượng khó hiểu này của Kinh thánh.

Trong bản văn Qumran, Mên-chi-xê-đéc được mô tả như là sự phán xét được thi hành, vào thời điểm của Năm Thánh thứ mười hoặc cuối cùng, đối với Bê-li-an và thuộc hạ của nó. Sự phán xét diễn ra tại thiên đàng, và ngay sau đó là “ngày giết chóc” mà Ê-sai đã tiên tri. Ở đây, Mên-chi-xê-đéc vừa là quan xét vừa là người thi hành sắc lệnh của chính mình, và rất có thể ông được đồng nhất với Thiên thần Ánh sáng, người được mô tả trong học thuyết nhị nguyên của giáo phái Qumran (I. Griinwald, trong: Mahanayim, 124 (1970), 94).

Mên-chi-xê-đéc cũng được đề cập trong một bản văn Qumran khác, Sáng Thế Ký Apocryphon (22:13-17), nơi câu chuyện Kinh thánh về cuộc gặp gỡ giữa Áp-ra-ham và Mên-chi-xê-đéc được kể lại. Ở đây, chính Áp-ra-ham đã dâng phần mười cho Mên-chi-xê-đéc: “Áp-ra-ham đã lấy một phần mười về mọi của cải lấy được từ vua Ê-lam và các vua đồng minh.” (xem Hê-bơ-rơ 7:2 theo sau là bản dịch Sáng Thế Ký của Cơ đốc giáo. Tuy nhiên, trong đó, Mên-chi-xê-đéc đóng vai trò chủ ngữ trong câu, chứ không phải Áp-ra-ham). Câu hỏi ai đã dâng phần mười cho ai có tầm quan trọng đáng kể trong các tài liệu Do Thái. Ở một số nơi, Mên-chi-xê-đéc được cho là hậu duệ của Nô-ê, và thậm chí còn được xác định là Sem, con trai của Nô-ê. Các nguồn tương tự cũng cho thấy rằng chức tế lễ của ông đã bị tước đoạt và trao cho Áp-ra-ham vì ông đã chúc phước cho Áp-ra-ham trước, và sau đó là chúc tụng Đức Chúa Trời (Sáng 14:19-20; xem Ned 32b; Lev. R. 25:6). Chức tế lễ của Áp-ra-ham cũng được đề cập liên quan đến Thi Thiên 110 (Sáng R., 55:6). Trong các nguồn khác tư tư liệu Do Thái, Mên-chi-xê-đéc được đề cập như là một trong số bốn hình bóng được ngụ ý trong “bốn người thợ rèn” của Xa-cha-ri 1:20. Các chức năng hình bóng Đấng Mê-si của Mên-chi-xê-đéc cũng được trình bày chi tiết trong hai tài liệu văn học khác.

Ở cuối một số bản thảo của Sách về Hê-nóc trong ngôn ngữ Slavonic có xuất hiện câu chuyện về sự ra đời kỳ diệu của Mên-chi-xê-đéc là con trai của Nir, anh trai của Nô-ê. Người này được đưa lên thiên đàng, và trở thành người đứng đầu một ban tế lễ mãi cho đến ngày của Đấng Mê-si. Có lẽ sẽ có một Mên-chi-xê-đéc thuộc thời cuối cùng sẽ đóng vai trò: vừa là thầy tế lễ vừa là vua. Khi Mên-chi-xê-đéc đại diện cho hình ảnh Chúa Jesus trong ba chức năng là đấng cứu thế, vua và thầy tế lễ thượng phẩm (xem bên dưới), sự khéo léo của tác giả đã kết hợp tất cả các chức năng riêng lẻ đó từ các nguồn nêu trên. Một giáo phái Ngộ đạo có nền tảng thần học mông lung tự gọi mình là theo ban Mên-chi-xê-đéc.” Như vậy, đó là những dữ liệu thú vị trong Từ điển Bách khoa Do Thái Judaica!

Đoạn trước trong Bách khoa toàn thư Judaica về Mên-chi-xê-đéc, nó được nối tiếp với tiêu đề “Trong Truyền Thống Cơ Đốc”, được viết bằng các chữ cái nhỏ hơn (!) như sau: ‘Hai sự đề cập ngắn gọn và có phần bí ẩn về Mên-chi-xê-đéc trong Kinh Thánh đã cung cấp cho Tân Ước một chủ đề để giải thích về hình bóng. Trong thư Hê-bơ-rơ (7:1-7), Mên-chi-xê-đéc (vua của công lý – Xê-đéc; của hòa bình – Sa-lem) được mô tả là độc nhất, vừa là thầy tế lễ vừa là vua, và vì ông “không có cha, không có mẹ, không có gia phả ”, ông là hằng hữu,“ không có ngày bắt đầu cũng không có ngày kết thúc ”. Về mặt này, Mên-chi-xê-đéc giống với Chúa Jesus, con của Đức Chúa Trời, và do đó là một hình bóng về Đấng Cứu Rỗi. Áp-ra-ham, và tất nhiên là Lê-vi “hậu tự của ông” (ibid. 9-10), đã dâng một phần mười lên cho Mên-chi-xê-đéc, vì trong truyền thống Cơ Đốc, Chúa Jesus là thầy tế lễ thượng phẩm “theo ban Mên-chi-xê-đéc” và “không theo ban của A-rôn” (ibid. 7:11, 17-21), chức tế lễ của Chúa Jesus là xuất sắc, vượt trội hơn so với của con cháu Áp-ra-ham, và vượt trên mọi hệ thống bất toàn của loài người (Hê-bơ-rơ 7:23-28; 8:1-6), Đối với Cơ Đốc nhân, sự phản đối rằng Chúa Jesus, giống như A-rôn, là “hậu tự” của các tổ phụ, và do đó, phải dâng phần mười đã bị các Giáo phụ đáp lại với lập luận rằng Chúa Jesus, mặc dù là dòng dõi của Áp-ra-ham, nhưng không có tổ phụ loài người.’

III. Từ Điển Bách Khoa Cơ Đốc
Cuối cùng là dữ liệu từ Từ điển Bách khoa Cơ đốc, phiên bản sửa đổi, Kok Kampen 1959. ‘Mên-chi-xê-đéc gặp Áp-ra-ham khi ông trở về sau khi đã đánh bại Kết-rô-lao-me và các vua đồng minh trong Sáng Thế Ký 14:18. Thông thường, cái tên này được dịch là ‘vua của sự công bình’. Hê-bơ-rơ 7:2. Những người khác giải thích nó là sự kết hợp với cái tên của một vị thần là Xê-đéc (Zedek) hoặc Zidk. A-đô-ni Xê-đéc như trong Giô-suê 10:1 mà được dịch là “Chúa là Xê-đéc”, nhưng cách giải thích này không chắc chắn. Trong trường hợp cái tên Mên-chi – Xê-đéc, một thầy tế lễ của El Eljon, thì lời giải thích này dường như rất khó chấp nhận. Cái tên này có thể có nghĩa là “Vua là sự công bình” theo như Đức Chúa Trời dự định. Còn Xê-đéc, có nghĩa là: “Yahweh là sự công bình”.

Thêm vào đó, ông còn được gọi là ‘vua của Sa-lem’. Trong trường hợp này, Sa-lem liên hệ đến Giê-ru-sa-lem (Thi Thiên 76:3), theo nghĩa Sa-lem là tên rút gọn của Giê-ru-sa-lem, hoặc Giê-ru-sa-lem là phiên bản mở rộng của Salem. Như vậy, ông cũng là thầy tế lễ của El Eljon, có nghĩa là Đức Chúa Trời Toàn năng, dường như biểu thị theo sự tham chiếu trong câu 22 rằng Ngài cũng chính là Đức Chúa Trời của Áp-ra-ham. Vì vậy, chúng ta biết đến Mên-chi-xê-đéc là đầy tớ của Đức Chúa Trời chân thật, chính là Đức Chúa Trời mà Áp-ra-ham thờ phượng. Việc ông đồng thời là thầy tế lễ và là vua không được xem là bất thường trong thời đó, nhưng chắc chắn điều rất đáng chú ý là ông đã gìn giữ được sự thờ phượng thật của Đức Chúa Trời. Ông mang bánh và rượu đến cho Áp-ra-ham, khen ngợi và vinh danh người chiến thắng. Hơn nữa, ông công bố phước lành của Đức Chúa Trời trên Áp-ra-ham, người đã dâng lại một phần mười trong tất cả tài sản, tức là một phần mười chiến lợi phẩm mà ông đã đoạt được từ kẻ thù.

Kinh Thánh nói điều tiếp theo về Mên-chi-xê-đéc trong Thi Thiên 110:4, cho biết rằng Đấng Mê-si sẽ là thầy tế lễ theo ban Mên-chi-xê-đéc. Ý nghĩa của điều này được triển khai thêm trong Hê-bơ-rơ 6:20-7:21. Mên-chi-xê-đéc không kế thừa chức tế lễ của mình mà nhận lãnh trực tiếp từ Đức Chúa Trời (Hê-bơ-rơ 7:3) và do đó có thể trở thành một hình bóng của Chúa Jesus Christ, người cũng không kế thừa chức tế lễ từ bất cứ ai mà nhận lãnh từ Cha Ngài và sẽ giữ chức tế lễ đó cho đời đời. Áp-ra-ham dâng phần mười cho Mên-chi-xê-đéc. Điều này có nghĩa là chức tế lễ của ông cao trọng hơn chức tế lễ của A-rôn, người xuất thân từ dòng dõi Áp-ra-ham (Hê-bơ-rơ 7:4). Chức tế lễ của Đấng Christ cao trọng hơn của A-rôn, là điều không thể mang lại sự cứu chuộc thực sự. Chính Ngài, Đấng giống như Mên-chi-xê-đéc, đồng thời là vua và thầy tế lễ, mới có thể thiết lập sự giải cứu thực sự và mãi mãi.’

IV. Kinh Thánh
Bây giờ chúng ta xem xét các tham chiếu Kinh Thánh ở những nơi có đề cập đến Mên-chi-xê-đéc. Trong Sáng thế ký 14:18-20, chúng ta đọc thấy: “…Mên-chi-xê-đéc, vua Sa-lem, cũng là thầy tế lễ của Đức Chúa Trời Chí Cao, đem bánh và rượu ra đón, và chúc phước cho Áp-ram. Ông nói: “Nguyện Đức Chúa Trời Chí Cao, Đấng dựng nên trời và đất, ban phước cho Áp-ram! Chúc tụng Đức Chúa Trời Chí Cao, Đấng đã trao kẻ thù vào tay ngươi!” Áp-ram dâng cho vua một phần mười chiến lợi phẩm…”

Trong Thi Thiên 110, chúng ta đọc thấy: “…Đức Giê-hô-va phán với Chúa của con rằng: “Hãy ngồi bên phải Ta cho đến khi Ta đặt các kẻ thù của Con làm bệ chân cho Con.” Từ Si-ôn, Đức Giê-hô-va sẽ mở rộng vương quyền hùng mạnh của Con. Hãy thống trị trên các kẻ thù của Con. Trong ngày Chúa biểu dương sức mạnh, con dân Ngài sẽ tình nguyện hiến thân; những chàng trai mặc trang phục thánh đi theo Ngài, lấp lánh như những giọt sương từ lòng rạng đông. Đức Giê-hô-va đã thề và không đổi ý rằng: “Con là thầy tế lễ đời đời theo ban Mên-chi-xê-đéc.” Chúa ở bên phải Đức Chúa Trời, sẽ chà nát các vua trong ngày Chúa nổi giận. Ngài sẽ phán xét các nước, làm cho khắp nơi đầy xác chết; Ngài cũng sẽ chà nát những kẻ đứng đầu trên cả trái đất. Vua sẽ uống nước suối bên đường; vì thế, vua ngẩng cao đầu đắc thắng…”

Trong Hê-bơ-rơ 5:1-10, Hê-bơ-rơ 6:13-20, Hê-bơ-rơ 7Hê-bơ-rơ 8:1-7, trước giả của thư tín này có sự giải thích kỹ càng hơn. Ông giải thích theo quan điểm là trong Đấng Christ, chúng ta có một thầy tế lễ (Thượng phẩm) cao trọng hơn chức tế lễ của người Lê-vi, dẫn đến một của lễ tốt hơn, và điều tất yếu là một Giao ước tốt hơn.


(Còn tiếp…)

Giáo s
ĩ Willem J. J. Glashouwer
Ch
tch Cơ Đốc Nhân vì Israel Quc tế
Ch
tch danh d Liên Minh Châu Âu vì Israel
Biên D
ch Cơ Đốc Nhân Vì Israel Quc Tế

Bình Luận:

You may also like