Home Chuyên Đề Hài Hoà Với Đức Chúa Trời – Phần 8: Quyền Năng Của Chúa Thánh Linh

Hài Hoà Với Đức Chúa Trời – Phần 8: Quyền Năng Của Chúa Thánh Linh

by Sưu Tầm
30 đọc
  • Quyền Năng của Thánh Linh Thời Cựu Ước

Đức Thánh Linh không phải là vật chất và chúng ta không phải là một vật chứa. Cụm từ “đầy dẫy Đức Thánh Linh” là một hình thái tu từ để chỉ tình trạng một người được Thần của Đức Chúa Trời ngự trị.

Kinh thánh nói về Giô-Sép, “Chúa ở với Giô-sép nên chàng được thịnh lợi trong nhà chủ mình là người Ai-cập. Chủ thấy Chúa ở với chàng trong mọi việc chàng làm, khiến việc gì chàng chịu trách nhiệm cũng đều được thành công’ (Sáng 39:2). Giô-Sép được Đức Chúa Trời vùa giúp trong mọi việc làm, cho nên người thành công trong mọi việc làm. Như vậy, người đầy dẫy Đức Thánh Linh là người được ơn để mọi việc người làm đều được thịnh vượng. Người thành công ngoài đời không hẵn là người được đầy dẫy Đức Thánh Linh. Dỉ nhiên là người có tài thì thành công, và tài năng cũng do Đức Chúa Trời ban cho.

Khi dân Chúa ở trong Đồng vắng, ông nhạc của Môi-Se là Giê-trô đến thăm. Khi quan sát con rể giải quyết những vấn đề của dân chúng, ông gợi ý cho Môi-Se, “Trong toàn dân con cũng phải lựa chọn những người có khả năng, kính sợ Đức Chúa Trời, đáng tin cậy và ghét lợi bất chánh, rồi bổ nhiệm họ vào cấp lãnh đạo, chỉ huy từng ngàn, trăm, năm mươi và mười người” (Xuất 18:21).

Lời khuyên của Giê-trô đặt tiêu chuẩn cho điều kiện của người hầu việc Chúa —Mục sư, Chấp sự, Giáo viên Trường Chúa nhựt và Truyền đao. Những người lãnh đạo Hội thánh cần phải có khả năng và kính sợ Chúa vì khi biết kính sợ Chúa thì họ mới đáng tin cậy và không tham lợi.

Trong tín thư gởi Ti-mô-thê Phao-Lô triển khai những đức tính này: “không nói hai lời, không nghiện rượu, không tham lợi phi nghĩa, giữ vững huyền nhiệm của đức tin với lương tâm trong sạch” (1 Ti-mô-thê 3:8-9). Một người không kính sợ Chúa, không được Đức Thánh Linh cai trị thì không thể có những phẩm hạnh nói trên.  

Khi dân Chúa đã vào Đất Hứa và trước khi Sau-lơ được xức dầu làm vua, “Vả lúc ấy trong Y-sơ-ra-ên không có vua, ai nấy đều làm theo ý mình cho là phải” (Quan xét 17:6; 8:1; 19:1; 21:25). Tuy nhiên, dân Chúa làm điều họ cho là phải, nhưng Chúa không cho là phải. Dân Y-sơ-ra-ên làm điều ác trước mặt Chúa và thờ phượng các thần Ba-anh. Chúa cho phép kẻ thù hãm hại họ. Khi họ không còn chịu đựng nổi Chúa mới dấy lên những vị thẩm phán (lãnh đạo), để giải cứu họ ra khỏi quyền lực của những kẻ cướp bóc họ.

Trong số những quan xét Sam-sôn là một nhân vật đặc biệt. Là một người Na-xi-rê, ông không được cắt tóc, không được ăn thức ăn ô uế (Lê-vi 11), không được ăn nho, uống nước nho (Dân số 6). Sam-sôn có một sức mạnh siêu nhiên. Ông xé sư tử ra làm hai như xé một con dê. Không phải lúc nào ông cũng khỏe như voi, nhưng chỉ khi nào “Thần của Chúa ngự trên ông một cách mạnh mẽ.” Sam-sôn chỉ được đầy dẫy Đức Thánh Linh khi ông giữ hứa nguyện Na xi rê. Khi ông vi phạm hứa nguyện này thì chỉ là một người bình thường thôi.

Khi Sa-mu-ên làm Quan xét dân Y-sơ-ra-ên đòi có vua giống những dân ở chung quanh. Sa-mu-ên xức dầu cho Sau-lơ làm vua. Sau khi được xức dầu Sau-lơ đến Ghi-bê-a theo lời Sa-mu-ên thì gặp một đoàn tiên tri. Thần linh của Đức Chúa Trời chiếm ngự Sau-lơ, ông hăng say nhảy múa và nói tiên tri cùng với họ (1 Sa-mu-ên 10:10). Điều này có giống như việc xảy ra trong một số Hội thánh Ngũ tuần ngày nay không? Nhà truyền giảng hiện đại đầy dẫy Đức Thánh Linh không cần phải nhảy múa, nhưng muốn rao giảng lời Chúa được ơn thì phải được đầy dẫy Đức Thánh Linh.

Một lần kia Sau-lơ đến Na-giốt thuộc thành Ra-ma để tìm Đa-vít. “Vua đang đi, chính vua cũng bị thần của Đức Chúa Trời chiếm ngự, vua vừa đi vừa hăng say nhảy múa và nói tiên tri cho đến khi vua tới Na-giốt, thuộc thành Ra-ma” (1 Sa-mu-ên 19:23).

Sau khi lên làm vua một thời gian Chúa truyền cho Sau-lơ, “Con hãy đi đánh dân A-ma-léc, hủy diệt hết mọi người, mọi vật thuộc về chúng, đừng thương tiếc. Con phải giết cả đàn ông, đàn bà, trẻ em, con nít còn bú, bò chiên, lạc đà, lừa” (1 Sa-mu-ên 15:3). Sau-lơ chỉ thi hành một phần mệnh lệnh của Chúa. Ông dùng gươm diệt sạch toàn dân, nhưngtha chết cho A-ga, và cũng tiếc và không chịu hủy diệt những con thú tốt nhất trong bầy chiên dê và bò, những con thú được nuôi cho mập (1 Sa-mu-ên 15:8-9).

“Chúa phán với Sa-mu-ên:“Ta hối tiếc đã lập Sau-lơ làm vua, vì người đã bỏ, không theo Ta, và không thi hành mạng lệnh Ta” (câu 15:11). Chúa phán với Sau-lơ rằng Ngài coi trọng sự vâng lờihơn của lễ thiêu; “Chú tâm nghe theo tốt hơn dâng mỡ chiên đực” (câu 22). Tình trạng tâm linh của Sau-lơ xuống cấp từ lúc đó. Lời Chúa dạy chúng ta vâng lời và chú tâm nghe theo là điều kiện để được đầy dẫy Đức Thánh Linh.

Sau sự cố này, khi đối diện với quân Phi-li-tin gần thành Su-nem “Vua Sau-lơ cầu hỏi ý Chúa, nhưng Chúa không đáp lời, dù qua giấc mộng, hoặc qua thẻ u-rim, hoặc qua các tiên tri”(1 Sa-mu-ên 28:6). Từ người được xức dầu, được Thần Chúa chiếm ngự và nói tiên tri, nay bị Chúa từ bỏ. Lý do là vì Sau-lơ không nghe lời Chúa.

Qua Vua Nt: những con thú thuộc lứa đẻ thứ nhì

Sa-lô-môn, Chúa kêu gọi con dân Ngài: “Hãy trở lại khi ta quở trách;
Này ta sẽ đổ thần ta trên các ngươi;
Sẽ cho các ngươi biết những lời ta”
(Châm 1:23).

Khi chúng ta phạm tội thì giữa chúng ta và Đức Chúa Trời sẽ có một cái hố ngăn cách. Chúa không thể nào đổ thần Ngài lên chúng ta và ban quyền năng cho chúng ta (xin xem trường hợp Sam-sôn). Nhưng khi chúng ta ăn năn và trở lại cùng Ngài thì Ngài sẽ phục hồi sức mạnh cho chúng ta để hầu việc Ngài.

Trong thời Cựu Ước ý nghĩa của sự xức dầu là sự ban phước và sự kêu gọi của Chúa. Ba chức vụ được xức dầu,Thầy Tế lễ, nhà tiên tri và vua. Xức dầu là dấu chỉ họ được biệt riêng ra để hầu việc Chúa. Đền tạm và đồ đạc của nó được rưới dầu lên để đánh dấu chúng là thánh và biệt riêng ra cho Chúa (Xuất Ê-díp-tô ký 25:6; Lê-vi ký 8:30; Dân số ký 4:16).

Dầu tượng trưng cho Đức Thánh Linh. Chúa Giê-Xu là Đấng báp tem chúng ta bằng Đức Thánh Linh để biệt riêng chúng ta cho Ngài. Chúng ta trở thành ‘thánh đồ.’

Sách 1 Sử 16 kể chuyện vua Đa-vít cho người rước Rương Giao Ước của Đức Chúa Trời và đặt trong trại mà vua đã dựng. Vua Đa-vít ban lệnh cho A-sáp và họ hàng ông giữ nhiệm vụ cảm tạ Chúa. Trong bài giảng của vua có câu:

Chớ đụng đến những kẻ được xức dầu của ta.

Cũng đừng hại các tiên tri của ta” (1 Sử 16:22; Thi 105:15).

Như vậy, chúng ta có thể hiểu ‘đụng đến người được xức dầu có nghĩa là làm hại các tiên tri.’ Bởi vì Thầy tế lễ và vua cũng là những người được xức dầu, chúng ta cũng không được phép đụng đến. Vua Đa-vít hết sức cẫn thận giữ giới cấm này khi vua nhiều lần tha mạng vua Sau-lơ (1 Sa-mu-ên 26:9-11).   

Trong khi Cựu Ước nhấn mạnh trên ‘sự xức dầu’ Tân Ước nói nhiều về ý niệm ‘đầy dẫy Thánh Linh.’

Quyền Năng của Đức Thánh Linh trong Thời Tân Ước

Kinh thánh nói nhiều về quyền năng của Đức Thánh Linh trong đời sống của Chúa Giê-Xu, nhưng Chúa chỉ bày tỏ cho môn đệ về Đức Thánh Linh khi Ngài sắp trở về cùng Cha. Chỉ có sách tin lành Giăng ghi nhận sự dạy dỗ này (Giăng 16:1-15).

Trước khi từ giả môn đệ Chúa Giê-Xu truyền cho họ, “Trong khi họp mặt, Ngài căn dặn họ: “Các con đừng ra khỏi thành Giê-ru-sa-lem, nhưng phải chờ đợi điều Cha đã hứa, Nt: lời hứa của Cha là điều các con đã nghe Ta nói.  Vì Giăng đã làm báp-tem bằng nước nhưng ít ngày nữa, các con sẽ nhận báp-tem bằng Đức Thánh Linh” (Công 1:4-5).

Trước khi thăng thiên Chúa Giê-Xu ban Đại mệnh lệnh, “Vậy, hãy đi làm cho muôn dân thành môn đệ Ta, làm phép báp-tem cho họ nhân danh Đức Chúa Cha, Đức Chúa Con và Đức Thánh Linh, dạy họ giữ mọi điều Ta đã truyền cho các con. Và này, Ta hằng ở cùng các con luôn cho đến tận thế” (Ma-thi-ơ 28:19-20). Trước khi đi ra môn đệ Chúa phải nhận phép báp tem bằng Đức Thánh Linh vì thiếu quyền năng của Đức Thánh Linh họ sẽ thất bại. Môn đệ của Chúa đã được Ngài huấn luyện trong ba năm còn phải nhận lấy quyền năng thiêng thượng, huống gì chúng ta ngày nay.

Một trăm hai mươi người nhóm trên lầu cao, chờ đợi điều Chúa hứa, và cuối cùng Ngày Lễ Ngũ tuần đến. Chúa Thánh Linh thăm viếng mọi người. Phi-e-rơ đầy dẫy Đức Thánh Linh, ông giảng bài giảng đầu tiên. Cử tọa đáp ứng và muốn biết họ phải làm gì. Phi-e-rơ trả lời rằng họ phải ăn năn và tin nhận Chúa Giê-Xu. Trong ngày đó Hội thánh đầu tiên ra đời với 3000 tín hữu.

Chúng ta biết là Phi-e-rơ, khi Thầy mình bị bắt, không dám nhận ông là môn đệ của Ngài. Nhưng khi được Chúa Thánh linh giáng lên thì ông không còn quan tâm đến mạng sống của mình vì ông đã nghe lời Thầy dạy: “Ai cố giữ sự sống mình thì sẽ mất, nhưng ai vì Ta hy sinh sự sống mình thì sẽ tìm lại được” (Ma-thi-ơ 10:39).

Từ vụ việc này chúng ta có thể rút ra bài học cho chúng ta. Muốn cho mọi việc chúng ta là đều thịnh vượng chúng ta cần đầy dẫy Đức Thánh Linh. Những người kiêng ăn và cầu nguyện trên phòng cao là những người tin vào lời hứa của Chúa phục sinh và thăng thiên. Họ chờ đợi sự ban cho của Ngài.

Kinh nghiệm riêng tư của tôi khi giảng dạy là không gắn bó với kế hoạch của mình, nhưng phải nhạy cảm với sự hướng dẫn của Đức Thánh Linh. Ví dụ, khi làm chứng với những người bị tạm giam, tôi hỏi cử tọa họ đã cầu nguyện tin Chúa chưa. Khi thấy họ im lặng, tôi biết họ chưa làm điều này dù họ có vẻ là người tin Chúa. Tôi dạy về sự cứu rỗi và mời họ cầu nguyện tin Chúa.

Sau biến cố Ngũ tuần, Phi-e-rơ và Giăng lên đền thờ. Tại Cổng Đẹp hai người gặp một người què. Anh này nhìn hai người, mong muốn xin tiền. “Phê-rơ nói: “Bạc, vàng tôi không có, nhưng điều tôi có, xin tặng cho anh: Nhân danh Chúa Cứu Thế Giê-Xu ở Na-xa-rét, anh hãy bước đi!” Phê-rơ nắm tay phải anh đỡ đứng dậy. Lập tức, bàn chân và xương mắt cá anh trở nên vững vàng” (Công 3:6-7). Điều Phi-e-rơ có là chi? Là quyền năng của Thánh Linh. Đấng Thánh Linh thì toàn năng, không có chi là quá khó với Ngài.

Sau khi chữa lành người què tại cổng Đền thờ Phi-e-rơ và Giăng bị viên sĩ quan chỉ huy vệ binh Đền Thờ và các người Sa-đu-sê bắt giam. Nhưng họ phải thả hai người ra vì tất cả dân chúng Giê-ru-sa-lem đều biết rõ phép lạ họ làm.

Về nhà họ kể lại vụ việc với các con cái Chúa, rồi cùng nhau lớn tiếng cầu nguyện. “Họ đang cầu nguyện thì phòng họp rúng động. Tất cả đều được đầy dẫy Thánh Linh, rao giảng lời Đức Chúa Trời cách dũng cảm” (Công 4:31). Qua cầu nguyện chúng ta tiếp cận với Chúa và nhận lấy quyền năng từ trên cao. Chúa ban quyền năng Thánh linh để rao giảng lời Ngài.

Chúng ta có thể làm gì khi được dẫy đầy Đức Thánh Linh?

Chúa dùng tay các sứ đồ thực hiện nhiều dấu lạ và phép mầu giữa dân chúng” (Công 5:12). Nhiều người tin Chúa đến nổi trưởng tế và tất cả các bạn đồng sự thuộc phái Sa-đu-sê, đều đầy lòng ganh tị. Họ “bắt các sứ đồ tống giam vào khám công. Nhưng ban đêm một thiên sứ của Chúa mở các cửa khám, dẫn họ ra ngoài và bảo: “Các ông hãy đi vào Đền Thờ, đứng đó rao truyền cho dân chúng tất cả những lời của sự sống” (câu 19-20). Những sứ đồ bị bắt giam, được thả ra, rồi bị bắt giam trở lại, nhưng không ai có thể ngăn họ giảng Tin lành, vì họ được Thánh linh ban ơn.  

Một thời gian sau Hội thánh đầu tiên có chương trình cung cấp thực phẩm cho những tín hữu có cần. Những sứ đồ nhận thấy cần có những trợ tá hay chấp sự lo công tác xã hội để họ có thì gian lo giảng dạy. Họ đề nghị Hội thánh chọn bảy người được chứng nhận là tốt, đầy dẫy Thánh Linh và khôn ngoan; để giao trách nhiệm lo công tác xã hội (Công vụ 6:3). Sự biểu hiện của trạng thái đầy dẫy Thánh Linh là được chứng nhận là tốt và khôn ngoan. Châm ngôn xác chứng người khôn ngoan là người kính sợ Chúa. Như vậy, điều kiện để được đầy dẫy Thánh Linh là kính sợ Chúa.

Sê-tiên là một trong bảy chấp sự được chọn. Kinh thánh nói về Sê-tiên: “đầy dẫy ân sủng và quyền năng Đức Chúa Trời, thực hiện nhiều phép mầu và dấu lạ vĩ đại giữa dân chúng” (Công vụ 6:8). Một người chỉ có thể thực hiện nhiều phép mầu và dấu lạ là người đầy dẫy Thánh linh.

Đức Chúa Trời phán, “phải biệt mình riêng ra thánh và nên thánh, vì Ta là thánh. Đừng để mình bị ô uế vì bất cứ loài sâu bọ nào bò trên đất” (Lê-vi 11:44); “Nhưng như Đấng kêu gọi anh chị em là thánh, anh chị em phải nên thánh trong mọi cách sống mình” (1 Phi-e-rơ 1:15). Nên thánh hàm ý nghĩ đúng, nói đúng và làm đúng, và vâng giữ điều răn và mệnh lệnh của Đức Chúa Trời. Một người không nên thánh không thể nào được đầy dẫy Đức Thánh Linh.

Sách Công vụ cũng kể lại câu chuyện Sê-tiên bị cáo gian về tội phạm thượng. Bị bắt giải ra trước những nhà lãnh đạo Do thái, Sê-tiên giảng một bài giảng cho họ. Sau bài giảng Sê-tiên bị ném đá và tuận đạo. Một người đầy dẫy Đức Thánh Linh không tránh khỏi tai họa, nhưng làm trọn điều Đức Chúa Trời giao phó.

Một chấp sự khác là Phi-líp. Lu-ca viết về Phi-líp: “Phi-líp xuống một thành phố miền Sa-ma-ri, truyền giảng Chúa Cứu Thế cho dân chúng.  Đoàn dân đông rất chú ý đến lời Phi-líp giảng vì mọi người đều nghe ông giảng và thấy các dấu lạ ông làm” (Công 8:5-6). Người đầy dẫy Thánh linh thi hành đại mệnh lệnh của Chúa Cứu Thế, và được ơn làm phép lạ.

Chúng ta không thấy Kinh thánh nói Phao-Lô là người đầy dẫy Thánh Linh. Nhưng ông truyền cho con cái Chúa, “Đừng say rượu, vì rượu đưa đến trụy lạc, nhưng phải đầy dẫy Thánh Linh” (Ê-phê-sô 5:18). Nếu Phao-Lô không được đầy dẫy Thánh Linh thì ông không viết câu trên. Những việc làm của Phao-Lô chứng minh ông là người đầy dẫy Thánh Linh. Ông cầu nguyện cho con cái Chúa, nhiệt thành rao giảng Phúc âm, và được Thánh linh hướng dẫn.

Lời Chúa trong Ê-phê-sô đoạn 5 cũng xác nhận người đầy dẫy Đức Thánh Linh dùng thánh thi, thánh ca và ca khúc thiêng liêng mà đối đáp nhau, họ hết lòng đàn ca chúc tụng Chúa và trong mọi việc, họ luôn luôn nhân danh Chúa Cứu Thế Giê-Xu và cảm tạ Đức Chúa Trời là Cha.

Quyền Năng của Đức Thánh Linh Trong Đời Sống của Chúa Cứu Thế

Chúa Giê-Xu có hai bản tính: thần tính và nhân tính. Để bắt đầu thánh vụ Ngài đọc lời tiên tri trong sách Ê-sai:

Thần Chúa ngự trên Ta,

    Vì Ngài đã xức dầu cho Ta,

    Để truyền giảng Tin Mừng cho người nghèo khổ,

Ngài đã sai Ta công bố cho kẻ bị tù được phóng thích,

    Cho kẻ mù lòa được sáng mắt,

Cho người bị áp bức được giải thoát,

 Và công bố kỷ nguyên thi ân của Chúa…”  (Lu 4:16-19).

Từ Hi bá lai ‘Mê-si-a’ và Hi văn ‘Christo’ có nghĩa là ‘Đấng được xức dầu.’ Chúa Giê-Xu là Đấng Mê-si-a theo nghĩa:

  • Ngài là Tiên tri giống như Môi-se (Phục truyền 18:18),
  • Thầy tế lễ thuộc dòng Mên-chi-xê-đéc (Thi 110:4),
  • Vua, Con vua Đa-vít (Ê-sai 11:1-4),
  • Được biệt riêng ra làm của lễ hi sinh.

Trong xác thịt Chúa Giê-Xu cần được xức dầu, dẫy đầy Thánh Linh để thi

hành thánh vụ. Đức Thánh Linh hiện diện trong cuộc đời của Ngài.

  1. Chúa được thụ thai do quyền phép Nt: Bởi Đức Thánh Linh Đức Thánh Linh. Thiên sứ báo tin cho trinh nữ Ma-ri, “Thánh Linh sẽ giáng trên cô, quyền năng của Đấng Chí Cao sẽ bao phủ cô, cho nên Con Thánh sinh ra sẽ được xưng là Con Đức Chúa Trời” (Lu-ca 1:35).
  2. Ngài được đầy dẫy Thánh linh từ khi còn trong lòng mẹ (Lu-ca 1:15).
  3. Đức Thánh Linh hiện diện khi Ngài chịu phép báp-tem. Sau báp tem “Đức Thánh Linh đưa Chúa Giê-Xu vào trong đồng hoang để chịu quỷ vương cám dỗ” (Ma-thi-ơ 4:1). Ngài thắng quỷ một cách vẽ vang.
  4. Đức Giê-Xu đầy quyền năng của Đức Thánh Linh, trở về Ga-li-lê” (Lu-ca 4:14).
  5. Chúa Giê-Xu được Đức Thánh Linh phong chức để thi hành chức vụ.
  6. Ngài cậy Thánh linh để đuổi quỉ (Ma-thi-ơ 12:28).
  7. Ngài làm phép báp tem bằng Thánh linh (Mác 1:8; Lu-ca 3:16).
  8. Chúa Giê-Xu đầy dẫy Thánh Linh (Lu-ca 4:1); “đầy quyền năng của Đức Thánh Linh” (4:14); “vô cùng vui mừng trong Thánh Linh” (10:21).
  9. Được Đức Chúa Trời ban Thánh Linh vô hạn để giảng dạy (Giăng 3:34).
  10. Là Thần nhân Chúa Giê-Xu không cần Chúa Thánh linh, nhưng trong thể xác của con người, Ngài cần quyền năng của Thánh linh. Là phàm nhân, chúng ta cần Thánh linh ban sức nhiều hơn.

Ứng Dụng Tâm Linh

Đầy dẫy Thánh linh là sự ban sức của Đức Chúa Trời cho những người hầu việc Ngài. Chúng ta không cầu xin được đầy dẫy Thánh linh để cảm thấy thiêng liêng hơn người khác trong khi không kết quả cho Chúa. Muốn được đầy dẫy Thánh linh chúng ta phải nên thánh, kính sợ, tin cậy Chúa và vâng lời Ngài. Bắt chước Chúa Cứu Thế là đáp ứng yêu cầu để được đầy dẫy Thánh linh. Đầy dẫy Thánh linh không chỉ xảy ra một lần khi có người nào đặt tay cầu nguyện cho mình, nhưng là một tiến trình. Chúng ta bị “lưng” hay thiếu Thánh linh khi vi phạm điều răn của Chúa, khi không liên hệ mật thiết với Ngài, và khi không sống trong sự hiện diện thánh của Ngài.

Chuyện Người con hoang đàng trong Lu-ca 15 minh họa điều này. Vật gì của cha là của con bao giờ người con còn ở trong nhà. Nhưng khi người con ra khỏi nhà thì không còn nhận được phước hạnh của Cha nữa.

Còn tiếp)

Giáo sư Huỳnh Ngọc Ẩn

Bài vở cộng tác hoặc góp ý xin gửi về tintuc@hoithanh.com

Bình Luận:

You may also like