Home Chuyên Đề Hòa Bình Ở Trung Đông

Hòa Bình Ở Trung Đông

by Hong An
30 đọc

Phần I Giao Ước Với Áp-ra-ham

Khi một người nhìn vào xung đột đau lòng ở Trung Đông, họ chẳng thể nào không tự hỏi về bối cảnh từ trong Kinh Thánh.

Liệu ai có thể tìm được cách hoà giải và tiếng nói chung cho tình trạng nơi đó?

Kinh Thánh đã nói gì về xung đột giữa các con của Áp-ra-ham, hai anh em cùng cha khác mẹ?

Ích-ma-ên, người được cho là tổ phụ của dân Các Tiểu Vương Quốc Ả-rập, được sanh ra bởi người mẹ Ai Cập, là người hầu cho Sa-ra vợ của Áp-ra-ham. Và Y-sác được sanh ra bởi Sa-ra vợ của Áp-ra-ham, tổ phụ người Do Thái của Y-sơ-ra-ên.

Những vị trí và đặc quyền của hai n hem có chung nửa dòng máu này, khi được nhìn từ khía cạnh Thánh Kinh là gì?

Khi Áp-ra-ham được 99 tuổi và Sa-ra đã qua tuổi sanh nở, Đức Giê-hô-va đã đến gặp Áp-ra-ham, Ngài nói với ông rằng vợ ông là Sa-ra sẽ sinh một đứa con cho ông. Như chúng ta đọc trong Sáng thế ký 17:17-22: “ Áp-ra-ham bèn sấp mình xuống đất, cười và nói thầm rằng: Hồ dễ người đã trăm tuổi rồi, mà sanh con được chăng? Còn Sa-ra, tuổi đã chín mươi, sẽ sanh sản được sao? Áp-ra-ham thưa cùng Đức Chúa Trời rằng: Chớ chi Ích-ma-ên vẫn được sống trước mặt Ngài! Đức Chúa Trời bèn phán rằng: Thật vậy, Sa-ra vợ ngươi, sẽ sanh một con trai, rồi ngươi đặt tên là Y-sác. Ta sẽ lập giao ước cùng nó, để làm giao ước đời đời cho dòng dõi của nó. Ta cũng nhậm lời ngươi xin cho Ích-ma-ên. Nầy, ta ban phước cho người, sẽ làm cho người sanh sản và thêm nhiều quá-bội; người sẽ là tổ phụ của mười hai vị công-hầu, và ta làm cho người thành một dân lớn. Nhưng ta sẽ lập giao ước ta cùng Y-sác, độ khoảng nầy năm tới Sa-ra phải sanh cho ngươi. Khi Đức Chúa Trời đã phán xong, thì Ngài từ Áp-ra-ham ngự lên”.

Thế nên Ích-ma-ên và những hậu duệ của ông, là những vương quốc Hồi Giáo có được lời hứa ban phước của Chúa. Ngài đã hứa với họ rằng, họ sẽ trở nên đông đúc và trở thành những quốc gia thịnh vượng. Ngày hôm nay, có khoảng từ 200 đến 300 triệu người Hồi giáo, sống ở trên 20 quốc gia khác nhau ở Trung Đông, trên những vùng rất giàu dầu mỏ. Họ có thể bóp nghẹt nền kinh tế thế giới, nếu họ muốn. Họ thật sự rất quyền lực. Chúa đã giữ lời hứa với họ, Ngài đã ban phước cho Ích-ma-ên dư dật.

Sau tất cả những vụ thảm sát trải qua nhiều thế kỷ, hiện chỉ còn khoảng 15 triệu người Do Thái còn sót lại trên thế giới. Ở Y-sơ-ra-ên, là nơi còn nhỏ hơn cả đất nước bé xíu Hà Lan (thậm chí không thể tìm thấy đất nước Hà Lan trên bản đồ) có khoảng 5 đến 6 triệu người Do Thái, là đất nước không hề có dầu khí. Khoảng 4 đến 5 triệu người Do Thái vẫn đang sống ở Mỹ và 1 tới 2 triệu người đang sống ở Liên Xô cũ, số còn lại vẫn đang tản mác ở nhiều nơi khác trên khắp địa cầu này.

Thật ra tiên tri Xa-cha-ri đã dùng từ “ trên khắp địa cầu” trong lời tiên tri của ông (đó là cách dịch chính xác nhất, thay vì “trên khắp đất”, như so sánh với Xa-cha-ri 14:9) hai phần ba sẽ bị hạ xuống và biến mất; nhưng một phần còn lại sẽ được giữ lại” (Xa-cha-ri 13:8). Và khi người ta cộng tất cả số lượng người Do Thái đã bị tàn sát qua nhiều năm, thì lịch sử chứng minh rằng 2/3 người Do Thái đã bị quét sạch, và chỉ còn 1/3 còn sót lại. Và cho dù có ai muốn hiểu theo nghĩa “trên khắp đất”- theo hướng “Eretz Israel”, hay còn gọi – trên vùng “đất của Y-sơ-ra-ên”, thì lời tiên tri này cũng vẫn được làm trọn, vào những năm 70 sau CN và 135 sau CN, khi người Rô-ma giết trên 2 triệu người Do Thái và hầu hết số còn lại bị lưu đày- dẫu vậy luôn luôn có những người Do Thái sống tại Y-sơ-ra-ên, trong suốt 2,000 năm qua!. Khi chúng ta đem hết những con số người Do Thái bị giết qua nhiều thế kỷ- với phần diệt chủng cuối xảy ra ở trại tập trung Đức- kết luận có thể nói rằng 2/3 người Do Thái đã bị quét sạch, và chỉ còn 1/3 còn sót lại.

Những phước hạnh thì được ban cho Ích-ma-ên, nhưng giao ước đời đời của Chúa thì Ngài dành cho Áp-ra-ham, và được xác chứng qua Y-sác, và sau đó là Gia-cốp. Vấn đề của Trung Đông không phải vì bên là Ả rập còn bên là Pa-lét-tin, bởi vì cả hai đều có những phước hạnh lớn lao ban cho họ, vì họ là dòng dõi của Ích-ma-ên. Vấn đề là hiện giờ Ả rập và Pa-lét-tin hiện nay hầu như đều theo Hồi Giáo và thờ phượng Allah- cũng như rất nhiều người khác ở các quốc gia như Indonesia, Malaysia, Pakistan, các nước cộng hòa thuộc Liên bang Xô viết cũ và phân nửa Châu Phi. Mâu thuẫn ở Trung Đông là những mâu thuẫn về tâm linh, giữa Chúa của Áp-ra-ham, Y-sác, Gia-cốp, là Thiên Chúa của Y-sơ-ra-ên và những thần khác của thế giới này, bao gồm cả Allah và Hồi Giáo. Bởi vậy, những Cơ đốc nhân Ả rập và Cơ Đốc nhân Palestine, ở trong hoàn cảnh rất khó khăn. Không phải vì người Do thái hay Y-sơ-ra-ên, nhưng bởi vì những người anh em Hồi giáo Ả rập và Palestine.

( Còn tiếp )

Rev. Willem J.J. Glashouwer (23/ 02/ 2011)

Chủ tịch Cơ Đốc Nhân vì Israel Quốc tế

Chủ tịch danh dự Liên Minh Châu Âu vì Israel

Biên dịch Cơ Đốc Nhân Vì Israel Quốc Tế

Bình Luận:

You may also like