Home Chuyên Đề GIÊ-RU-SA-LEM VÀ NÚI ĐỀN

GIÊ-RU-SA-LEM VÀ NÚI ĐỀN

by Hong An
30 đọc

Phần III : Đất Hứa và Giê-ru-sa-lem

Sau khi vào Miền Đất Hứa, và chinh phục các đồn lũy của quân thù như thành Giê-ri-cô và A-hi, Giô-suê và dân Y-sơ-ra-ên cũng lên kế hoạch chiếm đánh Giê-ru-sa-lem. Khi đó A-đô-ni-Xê-đéc, vua Giê-ru-sa-lem, liên minh lực lượng với năm vua A-mô-rít để chiến đấu với dân Ga-ba-ôn, là dân đã thoát khỏi sự chinh phạt bởi Giô-suê khi chúng lập hòa ước với Y-sơ-ra-ên (Giô-suê 9). Năm vua cố gắng để chinh phục Ga-ba-ôn nhưng Giô-suê đã đánh bại họ. Đức Chúa Trời đã làm thành lời hứa Ngài khi ban các kẻ thù vào tay người Y-sơ-ra-ên. Mặt trời và mặt trăng ngừng lại, đá rơi xuống từ bầu trời (‘barad’, có lẽ là đá hay các thiên thạch, không phải là mưa đá). Mặc dù Giô-suê đã giết cả năm vua bao gồm vua Giê-ru-sa-lem, chúng ta đọc trong sách Giô-suê 10:22-27, thì rõ ràng là ông không chiếm đóng thành phố này. “… Vả, người Giu-đa không đuổi được dân Giê-bu-sít ở tại Giê-ru-sa-lem; nên dân Giê-bu-sít còn ở chung cùng người Giu-đa tại Giê-ru-sa-lem cho đến ngày nay” (Giô-suê 15:63). Và như vậy, rõ ràng là việc này đã tồn tại cho đến hàng trăm năm sau. Điều này thật đáng ghi nhớ. Mặc dù dân Y-sơ-ra-ên chinh phục Miền Đất Hứa và phân chia trong mười hai chi phái nhưng họ không giành được Giê-ru-sa-lem! Chúng ta phải đợi cho đến khi Đa-vít trở thành vua của Y-sơ-ra-ên, sau khi vua Sau-lơ chết.

Trong các sách II Sa-mu-ên 5:6-10 và 1 Sử ký 11:4-9, chúng ta biết được cuối cùng bằng cách nào dân Giê-bu-sít đã bị tiêu diệt. “…Vua [Đa-vít] và các thủ hạ kéo đến Giê-ru-sa-lem, đánh dân Giê-bu-sít, vốn ở tại xứ này. Chúng nó (những kẻ rõ ràng là vẫn đầy sự tự tin) nói cùng Đa-vít rằng: ‘Ngươi chớ vào đây: những kẻ đui và què đủ đuổi ngươi đi! Chúng nghĩ: Đa-vít sẽ không vào đây được’ Nhưng Đa-vít hãm lấy đồn Si-ôn, ấy là thành Đa-vít. Vua dùng đường ống nước để vào thành. “… Khi Đa-vít khởi sự trị vì, tuổi đươc ba mươi; người cai trị bốn mươi năm. Tại Hếp-rôn, Đa-vít trị vì trên Giu-đa bảy năm sáu tháng; rồi tại Giê-ru-sa-lem, người trị vì trên cả dân Y-sơ-ra-ên và Giu-đa ba mươi ba năm…” (II Sa-mu-ên 5:4-5).

Ở đây chúng ta thấy sự tương phản nổi bật với tình hình hiện tại của nhà nước Y-sơ-ra-ên. Thậm chí ngay bây giờ khi tồn tại Nhà nước Y-sơ-ra-ên độc lập, thì tình trạng của Giê-ru-sa-lem vẫn luôn bị tranh chấp dữ dội. Những người Palestine và cộng đồng Hồi Giáo Ả rập đều tuyên bố Giê-ru-sa-lem là thành thánh thứ ba của họ. Đức Giáo Hoàng thì muốn “quốc tế hóa” Giê-ru-sa-lem là Thành Thánh của Thiên Chúa Giáo, Hồi Giáo và Do Thái Giáo. Trong khi đó, Liên Hiệp Quốc cũng không chấp nhận quyết định của Y-sơ-ra-ên đã đưa ra sau Cuộc chiến Sáu Ngày vào năm 1967, ấy là công nhận Giê-ru-sa-lem trở thành Thủ đô không phân chia của Nhà nước Do Thái độc lâp. Điều này cho chúng ta thấy rằng, gần bảy mươi năm đã trôi qua giữa việc ‘chinh phục’ mảnh đất và số phận cuối cùng của Giê-ru-sa-lem vẫn bị tranh chấp ở ngay trên đất của Y-sơ-ra-ên!

(Còn tiếp)

Giáo sĩ Willem J.J. Glashouwer ( Editor 17 November 2016)

Chủ tịch Cơ Đốc Nhân vì Israel Quốc tế

Chủ tịch danh dự Liên Minh Châu Âu vì Israel

Biên dịch: Cơ Đốc Nhân Vì Israel Quốc Tế

Bình Luận:

You may also like