Home Chuyên Đề Hài Hoà Với Đức Chúa Trời – Phần 4: Quyền Năng Của Đức Chúa Trời

Hài Hoà Với Đức Chúa Trời – Phần 4: Quyền Năng Của Đức Chúa Trời

by Sưu Tầm
30 đọc

BÃO

Năm 2019 có tất cả 21 trận bão ập vào Bang Louisianna, Mississipi và Texas của Hoa kỳ và vùng biển Bermuda, Newfounland, Đông Mê-hi-cô, đảo Virgin, và Puerto Rico, tốc độ gió từ 70 đến 180 km một giờ. Bão Karen bắt đầu ở phía tây Châu Phi ngày 21 tháng chín. Ngày 24 nó đập vào quần đảo Puerto Rico với sức mạnh 185 km một giờ, gây lũ lụt, lở đất, mất điện.  

Năm 2005 một trận bão lớn làm cho đập nước bằng sắt bao che thánh phố New Orleans ở Mỹ bị vở và thành phố bị ngập, thiệt hại lên đến hàng tỉ đô la. Cuối tháng 12 năm 2004 sóng thần đã khiến khoảng ba trăm ngàn người chết, chưa kể nhiều ngàn người khác chết vì bệnh liên hệ đến sóng thần.

SÓNG THẦN

Từ năm 1700 cho đến 2011, người ta ghi nhận 19 đợt sóng thần xảy ra trên thế giới từ Bắc Mỹ đến châu Âu qua châu Á.

Trận động đất Ấn độ dương 2004 với cường độ được ước lượng khoảng từ 8,90-9,,30 trên thang độ Richter (cường độ hiện vẫn chưa được thống nhất, nhưng đa số cho rằng là lớn hơn 9,0 Richter), đã gây ra một loạt những cơn sóng thần khủng khiếp ngày 26 tháng 12 năm 2004 giết hại khoảng 230.000 người (gồm 168.000 người tại riêng Indonesia), biến nó trở thành trận sóng thần gây nhiều thiệt hại nhân mạng nhất trong lịch sử [7]. Cơn sóng thần giết hại người dân ở cả vùng lân cận trận động đất tại Indonesia, Thái Lan và bờ biển tây bắc Malaysia cho tới những nơi cách xa hàng nghìn kilômét tại Bangladesh, Ấn Độ, Sri Lanka, Maldives và thậm chí tới cả Somalia, Kenya và Tanzania ở Đông Phi.[1]

Trận động đất mạnh 9.0 độ Richter xảy ra ngày 11 tháng 3 năm 2011 gần thành phố Sendai, cách thủ đô Tokyo 373 km về phía nam. Trận động đất này gây ra sóng thần dọc bờ biển Thái Bình Dương của Nhật Bản và hơn 20 quốc gia khác tại Châu Đại Dương, Châu Á, Bắc Mỹ và Nam Mỹ. Những đợt sóng khủng khiếp đã tràn qua các bức tường chắn sóng, gây nên lũ lụt cho các tỉnh Fukusima, IWate, Miyako,… Các thị trấn bị sóng ập vào phá hủy nặng nề, hàng trăm ngàn ngôi nhà, trường học, bệnh viện sập đổ, tệ hơn, đợt sóng thần này đã gây ra thảm hoạ hạt nhân nghiêm trọng nhất Nhật Bản thời hiện đại, khi chúng tàn phá vào nhà máy điện hạt nhân Fukushima, gây rò rỉ phóng xạ. Sau thảm hoạ, có 15.900 người chết, gần 2.300 người mất tích, và thiệt hại vật chất lên đến 309 tỷ USD.[2]

Sức mạnh của Chúa cũng có thể biểu thị qua núi lửa .

NÚI LỬA

“Vụ phun trào Vesuvius năm 1944, ngọn núi lửa gần đây nhất, xảy ra 72 năm trước trong tháng này. Đó là vụ phun trào tồi tệ nhất của núi lửa kể từ năm 1872, 72 năm trước. Tất nhiên, vụ phun trào nổi tiếng nhất trong lịch sử lâu dài của núi lửa xảy ra vào năm 79 sau Công nguyên, khi, sau một thế kỷ không hoạt động, Vesuvius đã phóng ra những đám mây khí nóng và tro bụi cùng với dòng chảy đá và nham thạch chôn vùi thị trấn Herculaneum và Pompeii, với khoảng 30,000 người.” [3]

Những sự kiện trên cho thấy sức mạnh trong thiên nhiên. Khi nhìn ra ngoài vũ trụ chúng ta không thể nào tưởng tượng sự vĩ đại của sức mạnh ấy.

Trong quyển sách “Sự Sụp Đổ của thuyết Tiến Hóa” (the Collapse of Evolution) Scott M. Huse viết: “Năng lượng do mặt trời phát ra tương đương với một tỉ quả bom khinh khí phát nổ mỗi giây đồng hồ. Nhiều ngôi sao lớn và sáng đến độ có thể phát ra năng lượng từ 100. 000 đến một triệu lần nhanh hơn mặt trời của chúng ta!” Ấy là siêu sức mạnh. Sức mạnh ấy đến từ đâu? Tiên tri Ê-sai cho chúng ta câu trả lời: “Vì chính Ta là CHÚA, Đức Chúa Trời ngươi, Đấng làm biển động và sóng gầm thét. CHÚA Vạn Quân là danh Ngài…Giương các tầng trời, lập nền quả đất…”  (51:15, 16).  Đức Chúa Trời có khả năng tạo dựng và điều hành vũ trụ.

Hãy nghĩ đến mặt trời, “Nó không vội vàng, không bị kích động, nó chỉ hoạt động chầm chậm và không ồn ào—không nhấn nút chuông để gọi dịch vụ, cũng không trả lời điện thoại chỉ lo soi sáng,, nhưng mặt trời làm được nhiều việc trong một tíc tắc hơn chúng ta làm nhiều hơn chúng ta trọn đời. Hãy nghĩ đến việc mặt trời thực hiện. Nó khiến cho hoa  nở, cây lớn lên, hâm nóng trái đất, khiến trái và rau cải mọc lên và  trái cây chín đỏ, đem  nuớc lên và đưa vào đất liền và giúp bạn cảm thấy bình an.” [4]

Quí vị có thể tin được rằng vũ trụ sinh ra từ một khối khí khổng lồ, nó nổ tung ra khi bị ép quá mạnh không? Những nhà khoa học tin rằng vũ trụ hình thành từ khối khí bị nổ tung. Theo tôi, tin “Ban đầu Đức Chúa Trời tạo ra trời và đất…” dễ hơn tin vào thuyết ‘Tiếng nổ lớn’ (Big bang).

Thuyết Big bang không thể giải thích làm thế nào mặt trời tự xoay chung quang nó và một quỷ đạo vĩ đại mà nó phải mất 226 triệu năm mới đi hết một vòng trong bốn tỉ rưởi năm. Wow! Theo dự đoán của các nhà khoa học mặt trời còn tồn tại thêm 7 tỉ năm.

 “Một khối khí khổng lồ tạo ra năng lượng và ánh sáng, mặt trời làm cho sự sống trên Trái đất trở nên khả thi. Nhiệt độ của ngôi sao gần nhất của chúng ta thay đổi rất lớn, và không phải theo cách bạn có thể nhận ra. Vì vậy, mặt trời nóng như thế nào?

Ở lõi của mặt trời, lực hấp dẫn tạo ra áp suất và nhiệt độ lớn, có thể đạt tới hơn 27 triệu độ F (15 triệu độ C). Các nguyên tử hydro bị nén và hợp nhất với nhau, tạo ra helium. Quá trình này được gọi là phản ứng tổng hợp hạt nhân.”[5]

Làm thế nào mặt trời tự nó phát ra một khối nhiệt lượng khổng lồ trong hơn 10 tỉ năm? Có phải là hậu quả của Big bang?

Từ khi ô-tô được chế tạo con người lo đào đất tìm dầu làm nhiên liệu trong khi năng lượng mặt trời vừa không tốn kém, vừa không ô nhiễm. Ngày nay, khi dầu hỏa càng ngày càng khan hiếm và gây nạn hâm nóng toàn cầu, con người mới đi tìm những nguồn năng lượng  sạch mà Đức Chúa Trời sắm sẵn cho chúng ta từ buổi sáng thế.

Chúng tôi cố đi bộ thể dục để tăng sức đề kháng. Chúng tôi không cần sống lâu, nhưng sống khỏe mạnh. Chúng tôi đi theo một con đường có cây cao hai bên. Chúng tôi lấy làm ngạc nhiên về những cây thông cao ngất. Những cành ở dưới thấp thì dài hơn những cành ở trên cao, để cây giữ thăng bằng khi bị gió to. Rể cây hút nước và chất dinh dưỡng để nuôi cây thế nào để không phần nào bị bỏ quên.

Cây thông thuộc loại cây xanh quanh năm. Dù mưa hay nắng, dù tuyết giá cây vẫn xanh. Cần nhiều năm tháng và năng lực để làm chúng lớn lên.

Mỗi ngày chúng ta cần uống trên một lít rưởi nước ngoài 75%  nước trong thực phẩm chúng ta ăn. Chúng ta thường quên Đấng cung cấp nước cho chúng ta.  Ngài đã lọc nước biển, dùng những đám mây khổng lồ để đem nước vào đất liền và dùng mưa hay tuyết để cung cấp nước cho con người. Hệ  tái chế nước này duy chỉ có Đức Chúa Trời  toàn năng mới có thể thực hiện. Chỉ vì một điều này Đức Chúa Trời đáng cho chúng ta cảm tạ và thờ phượng.

Sau mùa mưa năm 2007, mực nước sông Hồng ở Bắc Việt xuống thấp nhất. Dỉ nhiên sự kiện này gây trở ngại  nhiều cho người dân và nền kinh tế quốc gia. Người Việt Nam dùng từ “trời” khi nói đến thời tiết như “trời mưa,” “trời nắng,” nhưng không có mối liên hệ với Ông Trời.

Chúng ta hãy xem lịch sử dân Do thái. Khoảng hai triệu người được Chúa giải phóng khỏi ách nô lệ ở Ai cập. Họ đi lang thang trong đồng vắng trong 40 năm. Nếu Chúa không cung ứng thực phẩm và nước uống cho họ thì làm thế nào họ sống sót để vào Đất hứa.  Một ngàn b.ốn trăm năm trước khi Chúa Giê-Xu đãi năm ngàn người ăn trưa với hai con cá và năm ổ bánh, Đức Chúa Trời đã nuôi hai triệu dân trong suốt bốn mươi năm.

“Đấng toàn năng” là một trong những danh xưng của Đức Chúa Trời. Norman V. Peale nói, “Đức Chúa Trời là nguồn cung cấp mọi năng lượng—năng lượng trong vũ trụ, nguyên tử năng, năng lực tâm linh; thật vậy mọi dạng năng lực đều đến từ Hóa công.”  “Ngài ban năng lực cho người kiệt lực; Ngài thêm sức cho kẻ thiếu sức “ (Ê-sai 40:29).

Trong nguyệt san Hướng Đi số 24/2007 có đăng bài của Tô Vũ  với tựa đề “Thế Giới với Nguồn Nước Cạn Kiệt?” Tác giả phản ánh một sự kiện mà nhiều người đã truyền đạt trước đó. Theo thông tin này nguồn nước thiên nhiên mà người dân tỉnh Tứ Xuyên (Trung quốc) dùng để tưới các cánh đồng lúa tưởng như vô tận thì nay có dấu chỉ sắp cạn kiệt. Không chỉ có Trung quốc nhưng nhiều nơi trên thế giới cũng đang đối diện với nguy cơ tương tự. Tô Vũ viết: “Hai phần ba của châu Phi, chín phần mười của  châu Úc, hai phần ba châuMỹ , các nguồn nước đã dần dần cạn kiệt. Nhiều nơi trên thế giói trong những thập niên qua đã chứng kiến cảnh sa mạc hóa đất đai mà họ đã canh tác từ hằng nhiều thế kỷ qua.”

Nguồn nước cạn kiệt sẽ cắt đi một nửa số lượng nước cung cấp cho mỗi cá nhân, hay nói cách khác con người trong 25 năm tới sẽ không có đủ nước dùng. Bài báo còn cho biết, “Tình trạng khan hiếm nước ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và thực phẩm của nhân loại.” “Bà Elizabeth Dowdeswell –nguyên phụ tá Tổng thư ký LHQ—cũng đã báo động rằng 80% các chứng bệnh và 1/3 con số tử vong đang hoành hành ở các quốc gia trên thế giới vì nguốn nước bị ô nhiễm.”

Hai quốc gia Trung quốc và Ấn độ sản xuất nông phẩm cũng đã khựng lại vì tình trạng thiếu nước ngày càng trầm trọng.

Có nhiều nguyên do cho vấn nạn kể trên. Một số nguyên do có thể thấy được.gồm có: đà tăng tốc công nghiệp của các tỉnh ven sông, nước thải từ các công nghiệp đổ bừa bãi xuống sông, các công nghiệp giành nước uống của người tiêu thụ, sự phá rừng bừa bãi, và phí phạm nguồn nước sông ngòi.

Nhưng nguyên do chính yếu là loài người không làm theo ý muốn của Đấng sáng tạo ra họ. Sách Sáng thế cho biết Đức Chúa Trời  tạo nên loài người như hình thể Ngài và giống như Ngài, để quản trị các loài cá biển, chim trời, súc vật trên cả trái đất và các loài vật bò trên đất” (Sáng 1:26).

Đức Chúa Trời tạo dựng nên loài người và ban cho họ quyền quản lý tạo vật của Ngài trong đó có những ngưồn nuớc. Đức Chúa Trời là Đấng cung ứng mọi nhu cần cho loài người, nhưng Ngài cũng yêu cầu chúng ta phải dự phần bảo tồn đời sống, nếu chúng ta muốn sống dư dật.    

Nếu chúng ta có cái kính quan sát vũ trụ của những nhà thiên văn chúng ta có thể ngắm nhìn vũ trụ với  vài trăm nghìn tỉ thiên hà, mỗi thiên hà có khoảng vài trăm tỉ mặt trời. Chúa khiến

 “Mặt trời mọc từ đầu chân trời này,

Chạy vòng đến cuối chân trời kia,

Không gì thoát khỏi sức nóng mặt trời” (Thi thiên 19:6).

Chúa khiến các thiên hà và ngôi sao chuyển động không ngừng. Những mặt trời và các hành tinh lấy năng lượng từ đâu để chuyển động, nếu Chúa không ban cho chúng. Đấng có thể cung cấp năng lực cho hàng tỉ thiên hà để chuyển động hàng triệu năm phải là Đấng đáng kinh.

  “Các tầng trời loan truyền vinh quang của Đức Chúa Trời,

    Cõi không gian tuyên bố công việc của tay Ngài.” (Thi 19:1)

Đức Chúa Trời toàn năng và lời Chúa cũng đầy năng lực.


[1] Wikipedia.org/song-than

[2] Như trên

[3] Wikipedia.com/vesuvius

[4] Norman V. Peale, The Power of Positive Thinking, Random House Inc. New York, trang 184

[5] Space.com/how-hot-is-the-sun

(Còn tiếp)

Giáo sư Huỳnh Ngọc Ẩn

Bài vở cộng tác hoặc góp ý xin gửi về tintuc@hoithanh.com

Bình Luận:

You may also like