Home Chuyên Đề Vượt Qua Biển Đỏ!

Vượt Qua Biển Đỏ!

by Hong An
30 đọc

Thật khó để chúng ta hiểu về các sự kiện thế giới xung quanh Israel, giữa sự hỗn loạn chính trị và xung đột con người, trên các phương tiện truyền thông thì chỉ toàn những thông tin khiến chúng ta hoang mang. Rất nhiều ý kiến, rất nhiều quan điểm và tin tức (giả) thì lan tràn. Lời Chúa trong Xuất Ê-díp-tô Ký 13:17- 17:16 đến dường như để giải cứu chúng ta.

Khi Pharaoh để dân sự rời đi, Đức Chúa Trời đã không dẫn họ đi con đường xuyên qua vùng đất của người Phi-li-tin, mặc dù con đường đó sẽ ngắn hơn. Vì Chúa có phán, nếu họ phải đối mặt với chiến trận, e họ dời lòng muốn trở về Ai-cập. Vì vậy, Chúa đã dẫn dắt dân sự đi quanh con đường sa mạc về phía Biển Đỏ. Người Israel đã đi ra khỏi Ai Cập chuẩn bị cho trận chiến. Kinh Thánh Xuất Ê-díp-tô Ký 13: 17-18 “Vả, khi Pha-ra-ôn tha dân Y-sơ-ra-ên đi, Đức Chúa Trời không dẫn dân ấy đi theo đường về xứ Phi-li-tin, là đường gần hơn hết, vì Ngài nói rằng: E khi dân thấy trận mạc, dời lòng trở về xứ Ê-díp-tô chăng. Cho nên Đức Chúa Trời dẫn chúng đi vòng theo đường trong đồng vắng, về hướng Biển-dỏ. Dân Y-sơ-ra-ên cầm khí giới ra khỏi xứ Ê-díp-tô”

Một câu hỏi từ Rabbi Sacks rằng: Nếu Chúa muốn bảo vệ người Israel khỏi chiến tranh, tại sao Ngài lại dẫn dắt họ bước ngang qua lòng Biển Đỏ (tuyến đường khó khăn nhất có thể), và con đường này có thể dẫn tới một cuộc chiến với người A-ma-léc, là những người còn đáng sợ hơn nhiều so với người Ai Cập?

Bắt đầu đoạn Kinh Thánh, Đức Chúa Trời đã bảo hộ và sắm sẵn cho dân sự với vô số những dấu kỳ, phép lạ, nhưng đến cuối Ngài giấu mình đi và Ngài đã ban sức mạnh cho dân Israel để họ tự mình chiến trận. Lúc đầu, người Israel đã vô cùng hoảng loạn khi đối mặt với người Ai-cập và than rằng họ đáng ra không nên rời khỏi đó! Nhưng về sau khi đối diện với sự khiêu chiến từ dân A-ma-léc thì dân Israel đã chiến đấu và giành chiến thắng!

Sự khác biệt giữa phần mở đầu và kết thúc của đoạn Kinh Thánh trên là câu trả lời. Có thể người Israel cần phải học cách vượt qua khi tới một thời điểm họ không thể quay đầu trở lại. Vượt qua Biển Đỏ thực sự khiến cho người Israel trải nghiệm rõ ràng điều đó và đó có thể là lý do mà giai đoạn đầu hành trình Chúa đã cho phép xảy ra để đánh dấu điểm không thể quay trở lại, không thể rút lui và mấu chốt là họ chỉ có thể tiến về phía trước!

Cũng như cuộc sống chúng ta chỉ thực sự có những thay đổi tích cực nhất khi đương đầu với hoạn nạn, khó khăn; chúng ta vượt qua Biển Đỏ của chính mình và biết rằng không còn đường quay lại. Chỉ có một con đường để tiến về phía trước. Khi ấy, Đức Chúa Trời sẽ ban sức mạnh để chúng ta chiến đấu và giành chiến thắng! Tương tự như bài học mà Israel và người Do Thái đang phải học vào lúc này – rằng, họ đã được Đức Chúa Trời đem trở lại đất hứa từ phương bắc, phương nam, phương đông và phương tây. Cách duy nhất lúc này là họ cần hướng về phía trước – trong đức tin và tiếp tục hy vọng rằng Chúa sẽ đem họ tới bờ bên kia.

Thỏa thuận thế kỷ” – Kế hoạch hòa bình Trung Đông để giải quyết xung đột giữa Palestine và Israel mà Tổng thống Donald Trump đã trình bày vấp phải chỉ trích nhằm vào ba điểm: Thỏa thuận chỉ cấp cho người Palestine một thủ đô danh nghĩa ở rìa Jerusalem; thỏa thuận cho phép Israel sát nhập thung lũng Jordan; và nhà nước Palestine khi được hình thành sẽ thiếu sự tiếp giáp địa lý… Bên cạnh đó các công dân Ả Rập của Israel có khoảng 2 triệu người và họ đã biểu tình phản đối về đề xuất của Hoa Kỳ khi cộng đồng của họ sẽ được đặt dưới chủ quyền của quốc gia Palestine được hình thành trong tương lai. Kế hoạch “Hòa bình để thịnh vượng” của Tổng thống Trump đề xuất hoán đổi đất bao gồm cả khu vực đông dân cư và không có dân cư.

Lý do chính khiến người Ả Rập ở Israel sợ trở thành công dân Palestine là vì họ biết rằng nhà nước Palestine sẽ thiếu duy nhất là dân chủ. Họ đã thấy người Palestine sống dưới Chính phủ Palestine (PA) ở Bờ Tây và Hamas ở Dải Gaza hàng ngày bị vi phạm nhân quyền như thế nào! Tại Israel, công dân Ả Rập tham gia cuộc tổng tuyển cử và có đại diện tại Quốc Hội Knesset. Ở Bờ Tây và Dải Gaza thì người Palestine bị tước quyền bầu cử tự do kể từ tháng 1 năm 2006.

Cuộc đấu tranh quyền lực liên tục giữa PA và Hamas đã tước quyền bầu cử của người Palestine cho thành viên mới quốc hội hay Hội đồng Lập pháp Palestine (PLC). Ngoài ra, người Palestine cũng mất hoàn toàn quyền bầu cử tổng thống mới kể từ tháng 1 năm 2005, khi ấy Mahmoud Abbas được bầu cho nhiệm kỳ bốn năm. Tháng trước, Abbas bước vào năm thứ 16 cùng nhiệm kỳ! Trong khi người Palestine không có một quốc hội hoạt động kể từ năm 2007, Hamas nắm quyền kiểm soát Dải Gaza sau khi lật đổ chế độ PA của Abbas còn các công dân Ả Rập tại Israel tiếp tục tham gia bầu cử cho Knesset. Hiện Knesset có 14 đại biểu quốc hội Ả Rập.

Ngoài vấn đề bầu cử, công dân Ả Rập của Israel chủ yếu lo lắng về việc phải sống ở một quốc gia Palestine đàn áp các quyền tự do: bao gồm tự do ngôn luận và truyền thông. Trong khi đó, các sinh viên Ả Rập là công dân Israel có thể tự do tổ chức các cuộc biểu tình trong khuôn viên trường mà không phải lo lắng về việc bị bắt hoặc triệu tập để thẩm vấn. Tuần trước, các sinh viên Ả Rập tại Đại học Tel Aviv đã biểu tình chống lại kế hoạch của Trump, hô vang “Palestine là Ả Rập, từ sông [Jordan] đến biển [Địa Trung Hải]”.

Tuy nhiên, sinh viên đại học Ả Rập Palestine, không phải là công dân Israel và sống ở khu vực Palestine ở Bờ Tây và Dải Gaza, chỉ có thể ghen tị với các sinh viên Ả Rập Israel có thể tự do tổ chức các hoạt động chính trị trong khuôn viên trường. Một báo cáo khác được công bố gần đây cho thấy một số sinh viên bị lực lượng an ninh PA bắt giữ đã bị tra tấn dã man. Hầu hết các vụ bắt giữ diễn ra tại Đại học An-Najah, trường đại học lớn nhất ở thành phố Nablus ở Bờ Tây, theo báo cáo.

Các sinh viên, giáo viên Palestine sống ở Dải Gaza dưới sự cai trị của Hamas nếu có hoạt động chính trị đều bị Lực lượng an ninh Hamas đột kích và bắt giữ. Đại học Al-Azhar ở thành phố Gaza là cơ sở thường xuyên bị nhắm đến. Vào tháng 11 năm 2019, lực lượng an ninh Hamas cũng đột kích Đại học Palestine ở phía bắc Dải Gaza và bắt giữ một số sinh viên đang chuẩn bị tổ chức một cuộc biểu tình chính trị trong khuôn viên trường.

Các cuộc biểu tình của người Ả Rập được coi là thông điệp cho thế giới rằng họ muốn tiếp tục sống ở Israel chứ không phải dưới chế độ độc tài Ả Rập nào khác. Một cuộc khảo sát được thực hiện bởi Viện Dân chủ Israel năm 2017 cho thấy 66% người Ả Rập Israel xem tình hình chung của Israel là “tốt” hoặc “rất tốt”.

Một cuộc thăm dò khác , được thực hiện bởi Giáo sư Sami Samuha thuộc Đại học Haifa, 68,3% công dân Ả Rập của Israel cho biết họ thích sống ở Israel hơn ở các nước khác. Samuha nói rằng trong số các công dân Ả Rập, “có sự thừa nhận về sự thuận tiện, tự do và ổn định ở Nhà nước Israel”. “Ở Israel, có rất nhiều lợi ích và lối sống hiện đại, cũng như sự ổn định về kinh tế và chính trị. Bạn không thể so sánh cuộc sống của người Ả Rập [ở Israel] với người Ả Rập ở Palestine, Lebanon hay Ai Cập.”

Điều mà các công dân Ả Rập và người dân Israel cần bây giờ là bầu ra các nhà lãnh đạo mới, những người sẽ thúc đẩy sự cùng tồn tại giữa người Ả Rập và người Do Thái ở Israel!

Shabbat shalom,

Andrew Tucker – Tổng Biên Tập Cơ Đốc Nhân & Israel Ngày Nay

Dịch & Biên tập: Cơ Đốc Nhân Vì Israel Quốc Tế

Bình Luận:

You may also like