Home Chuyên Đề Trả Lời Các Câu Hỏi Trong Sách Sáng Thế Ký – Phần 18b: Phương pháp xác định niên đại bằng Các-bon phóng xạ

Trả Lời Các Câu Hỏi Trong Sách Sáng Thế Ký – Phần 18b: Phương pháp xác định niên đại bằng Các-bon phóng xạ

by The Truth In Genesis
30 đọc
Bầu khí quyển của Trái Đất có độ dày khoảng 100 dặm (tương đương 161km)

Bầu khí quyển của Trái Đất có độ dày khoảng 100 dặm (tương đương 161km). Một tàu con thoi muốn thoát khỏi lực ma sát phải tăng tốc để vượt qua khoảng 100 dặm này và bay một mạch ra ngoài không gian, mà bạn biết đấy 100 dặm cũng không phải là xa xôi gì cho lắm. Nhưng nếu bạn nhìn lên bầu khí quyển, nó có nhiều tầng nhiều lớp khác nhau rất đặc biệt và thú vị. Chẳng hạn như tầng nhiệt là nơi rất rất lạnh chiếm khoảng 7 hay 8 dặm hướng lên (11-12 km), nhiệt độ của tầng này là khoảng từ âm 80 đến 90 độ (có khi xuống tới âm -100),  nhưng bầu khí quyển của Trái đất chứa chủ yếu là khí Ni-tơ, 78% là Ni-tơ, 20-21% là khí ô-xy và một chút CO2 do quá trình thở của cây xanh. Vâng, thực vật cũng hít thở và nó hít vào khí Các-bon đi-ô-xit (nói đúng hơn là quá trình quang hợp) và có một lượng rất nhỏ Các-bon 14, khoảng “.0000765%” .

Ánh sáng mặt trời chiếu vào bầu khí quyển tiếp xúc với khí Ni-tơ xung quanh và biến nó thành Các-bon 14.

Các-bon phóng xạ hay còn gọi là Các-bon 14 này khác với Các-bon thông thường. Nó được tạo ra bởi bức xạ tấn công vào bầu khí quyển. Ánh sáng mặt trời chiếu vào bầu khí quyển tiếp xúc với khí Ni-tơ xung quanh và biến nó thành Các-bon 14, vì vậy tất cả quy trình ở đây bắt đầu bằng việc ánh sáng mặt trời chiếu vào bầu khí quyển. Có khoảng 21 pound (9.5 kg) Các-bon 14 được sản sinh ra mỗi năm và nó rải rác trên toàn thế giới. Nếu tôi nói với bạn rằng có 9.5 kg  vàng rải đều trên toàn thế giới thì hãy quên đi, vì bạn sẽ không tìm thấy nó đâu vì đây là một số lượng thật sự rất nhỏ.

Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Nếu bạn nhìn vào bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học thì Các-bon và Ni-tơ nằm ngay cạnh nhau. Ni-tơ có trọng lượng nguyên tử là 14 còn Các-bon có trọng lượng nguyên tử là 12. Nhưng nếu ánh sáng mặt trời chiếu xung quanh khí Ni-tơ thì nó sẽ đánh bật ra một vài thứ và trở thành Các-bon 14, vì vậy nó vẫn nặng bằng Ni-tơ nhưng bây giờ nó được coi là Các-bon, hay phóng xạ Các-bon. Nó không ổn định và sẽ bị phân chia ra giống như ba chàng trai hẹn hò với cùng một cô gái vậy. Mối quan hệ đó sẽ không kéo dài mãi mãi, sớm hay muộn thì cũng chia tay, kiểu như vậy đấy. Các-bon 14 không ổn định. Kiểu như nó không muốn làm Các-bon 14, nó muốn thoát khỏi tình trạng này nên nó vỡ ra. Theo thống kê trung bình thì khoảng một nửa trong số đó sẽ bị vỡ ra thành từng mảnh, nửa còn lại sẽ bị phân hạch sau mỗi 5.700 năm. Điều này diễn ra theo một quá trình hoàn toàn ngẫu nhiên. Ý tôi là bạn có một đống phân tử mà bạn không bao giờ biết được là cái nào sẽ bị vỡ; nhưng số liệu thống kê cho chúng ta biết đại khái là khoảng một nửa trong số chúng sẽ phân hạch sau mỗi 5.700 năm.

Các-bon-14 sinh ra trong bầu khí quyển bởi mặt trời. Nó phân hạch thành Ni-tơ với tỷ lệ một nửa sau mỗi 5.730 năm.

Bây giờ, vì nó là Các-bon-14 nên nó trôi nổi trong bầu khí quyển giống như các phân tử Các-bon khác và nó bám vào các phân tử ô-xi như cách mà các phân tử Các-bon thường làm và trở thành Các-bon đi-ô-xít. Rồi chúng dính lại với nhau và vui vẻ trôi nổi chung quanh bầu khí quyển.  Thực vật thu vào CO2. Động vật ăn thực vật. Vì vậy, cách duy nhất để Các-bon 14 đi vào trong thế giới của vật sống là từ khí quyển. Nó được sinh ra bởi quá trình ánh sáng mặt trời chiếu vào bầu khí quyển, thực vật hít nó vào, động vật ăn thực vật.  

 Trong quá trình quang hợp, thực vật hít vào CO2. Động vật ăn thực vật và tiếp nhận CO2 trong thực vật.

Hầu như trong suốt cuộc đời của mình, các bạn đã ăn thực vật và động vật ăn cỏ, có đúng không? Hãy nhớ lại xem bữa trưa hôm nay chúng ta đã ăn gì nào. Thức ăn của chúng ta là từ một trong hai nguồn này; thực vật hay động vật ăn cỏ.

Thực vật hấp thụ CO2, trong số đó có các nguyên tử phóng xạ. Vậy, người ta cho rằng nếu bầu khí quyển chứa “.0000765%” Các-bon phóng xạ thì thực vật cũng có “.0000765 %”. Đây có vẻ là một giả định hợp lý và tôi không tranh cãi với họ. Tôi chỉ chỉ ra rằng đây là một trong hàng tá giả định có thể tham gia vào những thứ thực sự rắc rối như việc xác định niên đại bằng đồng vị Các-bon.  Vì vậy, có lẽ bạn cũng có “.0000765%” Các-bon ở trong người vì bạn đã ăn những loài thực vật này hoặc các động vật ăn thực vật nên điều này là khả thi và tất cả đều cân bằng trong tự nhiên. Khi cây cối hoặc động vật chết đi, nó ngừng ăn, ngừng thở ngừng hấp thụ Các-bon 14. Bây giờ điều diễn ra tiếp theo là quá trình phân hủy. Quá trình này đã diễn ra trong khi động vật hay thực vật còn đang sống nhưng giờ thì không có gì thể thay thế (vì nó đã ngừng trao đổi carbon với môi trường). Những gì người ta làm là họ so sánh lượng Các-bon 14 trong hóa thạch với lượng Các-bon 14 trong khí quyển rồi nói, chà, hóa thạch này chỉ có một nửa, vậy là nó đã chết trong khoảng thời gian của 1 chu kỳ bán rã 5.700 năm bởi vì trải qua sự phân rã phóng xạ dẫn đến số lượng của nó giảm dần theo thời gian. Vậy khi động vật hay thực vật còn sống, khối lượng Các-bon ở trong nó đáng lẽ ra phải là “.0000765%”, nếu giờ nó chỉ còn “.00003825%” thì có nghĩa là nó đã chết trong khoảng 1, 2 hay 3 chu kỳ bán rã.

Số năm tuổi tính theo chu kỳ bán rã của Các-bon 14.

Về mặt lý thuyết, nó không bao giờ bằng 0 nhưng với mục đích thực tiễn, bạn không thể đo vượt quá khối lượng nhất định vì bạn biết bạn sẽ dùng hết mọi đơn vị đo lường mà bạn có để làm được chuyện này. Nó đi từ 1/2 đến 1/4 đến 1/8 đến 1/16 cho đến lúc không còn đo được nữa. Bạn không thể đo được Các-bon 14 sau 40 đến 50 ngàn năm.

Một bài báo rất hay xuất hiện từ Viện Nghiên Cứu Sự Sáng Tạo, họ là những người đã thực hiện dự án xác suất này, họ nói: với chu kỳ bán rã ngắn trong 5.700 năm, không tồn tại nguyên tử Các-bon 14 trong bất kỳ nguyên tố Các-bon nào cũ hơn một phần tư triệu năm; tất cả đều biến mất. Tuy nhiên, người ta không thể tìm thấy bất kỳ nguồn Các-bon tự nhiên nào ở kỷ băng hà mà không chứa một lượng Các-bon 14 đáng kể. Mặc dù các tầng như vậy được cho là hàng triệu hoặc hàng tỷ năm tuổi. Các phòng thí nghiệm Các-bon 14 thông thường đã nhận thức được sự bất thường này từ đầu những năm 80 và đã cố gắng loại trừ nó và không thể giải thích được.

Gần đây, phòng thí nghiệm tốt nhất trên thế giới trong suốt hai thập kỷ, đã học được các phép đo lường Các-bon 14 ở nồng độ thấp mà không làm hư hỏng các mẫu vật bên ngoài theo đơn đặt hàng của những nhà nghiên cứu về thuyết sáng tạo. Họ đã xác nhận những quan sát như vậy đối với các mẫu than và thậm chí là hàng tá mẫu kim cương. Giờ hãy suy nghĩ xem điều đó có ý nghĩa gì. Các sách giáo khoa sẽ cho bạn biết rằng than hình thành từ 250 triệu năm trước trong kỷ Các-bon và khi họ thử than thì nó vẫn có Các-bon 14. Sao có thể như thế được? Nếu tất cả các nguyên tử Các-bon 14 sẽ biến mất trong khoảng 30 hay 40 hay 52 ngàn năm, thì tại sao vẫn còn các nguyên tử Các-bon 14 ở trong than? Tôi có một ý tưởng là thật ra tuổi của nó không phải một phần tư triệu năm gì đâu. Ôi thôi, nhưng họ không thích câu trả lời đó, họ sẽ tiếp tục tìm kiếm cho đến khi họ tìm thấy câu trả lời khác bởi vì chắc chắn là họ không thích câu trả lời đó rồi. Rồi tới những viên kim cương, như bạn biết rồi đấy, họ nói là chúng có từ hàng triệu triệu năm trước đây. Chúng vẫn có Các-bon 14 bên trong và không dễ gì làm hư hỏng một trong số đó. Ý tôi đó là chất cứng nhất mà chúng ta có. Vậy làm thế nào để bạn có được Các-bon 14 trong kim cương? Và kim cương hình thành khi nào? Chà, tôi không chắc chúng hình thành khi nào. Tôi biết Siêu Nhân có thể tạo ra chúng trong vài phút, bạn biết đấy, lấy một mẩu than rồi nhào nặn nó và anh ta đã có một viên kim cương hay bất cứ thứ gì mà bạn có thể thấy mặt đặt tên.

Trong vòng 20 năm trở lại đây, người ta đã học được cách để tạo ra những viên kim cương nhân tạo mà không thể phân biệt được với kim cương tự nhiên. Họ đã làm việc với áp suất cao trong nhiều năm để tạo ra kim cương nhân tạo nhưng họ không thể làm ra được viên nào lớn cả. Tôi nghĩ vào năm 2005 họ đã có thể tạo ra được những viên kim cương lớn hơn với quy trình tổng hợp. Đưa thú cưng của bạn đi hỏa thiêu rồi lấy tro cốt, luyện nó thành kim cương bằng phương pháp áp suất này. Bạn có thể đeo con chó của bạn trên người trong suốt quãng đời còn lại, hoặc đó có thể là người vợ quá cố của bạn hay bất cứ thứ gì khác cũng được. Tôi thì không nghĩ rằng tôi muốn làm điều đó đâu. Dù vậy, người ta nói rằng những viên kim cương này thậm chí vẫn có Các-bon 14, và nó không thể bị nhiễm bẩn hay hư hỏng.

(Còn tiếp)

Dịch : Eunice Tu

Nguồn : Truth In Genesis

Bài vở cộng tác hoặc góp ý xin gửi về tintuc@hoithanh.com

Bình Luận:

You may also like