Home Chuyên Đề Trả Lời Các Câu Hỏi Trong Sách Sáng Thế Ký – Phần 19c: Những Mâu Thuẫn Trong Kinh Thánh

Trả Lời Các Câu Hỏi Trong Sách Sáng Thế Ký – Phần 19c: Những Mâu Thuẫn Trong Kinh Thánh

by The Truth In Genesis
30 đọc

Chúng tôi đã gặp qua khá nhiều điểm được cho là mâu thuẫn trong Kinh Thánh thời còn ở trường Đại Học. Nếu ai nghĩ rằng mình vừa tìm ra một điều gì mới, có thể liên hệ với văn phòng trường. Trong chương trình phát thanh, chúng tôi có một tiếng rưỡi mỗi ngày để đặt câu hỏi về những điểm được cho là mâu thuẫn trong Kinh Thánh hoặc các câu hỏi về sự sáng tạo hay thuyết tiến hóa.

Một mâu thuẫn khác mà mọi người thường hỏi là chữ ‘Lễ Phục Sinh’ (Easter) trong Kinh Thánh bản King James có phải là một lỗi sai không. Có phải họ đã phạm sai lầm ở đây. Tôi có cả một bộ sưu tập các bản dịch Kinh Thánh khác ở đây. Họ dùng từ ‘Lễ Vượt Qua’ (Passover) trong Công-vụ 12:4 nói rằng sau Lễ Vượt Qua. Bản King James thì nói sau Lễ Phục Sinh. Giờ hãy đọc phân đoạn sau và xem sự thật là gì nhé.

Trong lúc ấy Vua Hê-rốt ra tay hãm hại một số người trong Hội Thánh. Ông dùng gươm giết chết Gia-cơ anh của Giăng. Khi Hê-rốt thấy điều đó làm hài lòng người Do Thái, ông cũng tiến hành việc bắt giam Phi-e-rơ. Việc ấy xảy ra trong kỳ Lễ Bánh Không Men. Sau khi bắt Phi-e-rơ, ông giam ông ấy vào ngục và giao cho bốn toán lính, mỗi toán bốn người, canh giữ ông ấy, và dự định sau Lễ Vượt Qua sẽ đem ông ấy ra xử trước dân” (Công-vụ 12;1-4).

Chữ ‘Lễ Phục Sinh’ (Easter) sử dụng ở đây có phải là một sai lầm? Tất cả các bản dịch khác đều dùng chữ ‘Passover’ (Lễ Vượt Qua) ở đây. Giờ hãy quay lại và nghiên cứu về Lễ Vượt Qua đầu tiên nhé. Trong Xuất-hành đoạn 12 Chúa phán với Môi-se và A-rôn, “Tháng này sẽ thành tháng đầu của các tháng trong năm, (là đang nói về tháng Tư theo lịch của chúng ta) nó sẽ là tháng giêng của các ngươi. Hãy nói cho toàn thể hội chúng Y-sơ-ra-ên rằng ngày 10 tháng này, mỗi nhà sẽ bắt một con chiên…Các ngươi phải giữ nó (trong vòng 4 ngày) cho đến ngày 14 tháng ấy, rồi toàn thể hội chúng sẽ giết con vật đó… và ăn thịt con chiên nội trong đêm đó”. Đó là Lễ Vượt Qua khi họ chuẩn bị  ra khỏi Ai Cập, được rồi chứ. Và rồi lấy một ít máu của con vật bôi lên hai thanh dọc và thanh ngang của khung cửa. Lời nói rằng họ sẽ ăn thịt con chiên nội trong đêm đó, tức là đêm 14. Giết con chiên, bôi huyết lên cửa, ăn thịt nó trong đêm đó.

Câu 11, “Ðó là Lễ Vượt Qua của Chúa”. Người ta ăn cách hối hả, chân mang giày, tay cầm gậy…như cách người Do Thái ngày nay vẫn làm, bạn biết đấy, hàng năm họ đều trải qua Lễ Vượt Qua. Thật tuyệt khi chứng kiến cảnh này. Khi còn nhỏ chúng tôi cũng làm điều này. Mẹ tôi đã cho chúng tôi ăn lễ này nhiều lần và chúng tôi thích nó. Câu 14, “Ngày ấy sẽ thành một ngày lễ tưởng niệm của các ngươi…các ngươi phải giữ lễ ấy..”.

Câu 15, “Các ngươi sẽ ăn bánh không men bảy ngày”. Đây là trình tự. Ngày 10, bắt một con chiên. Nuôi nó 4 ngày. Phải đảm bảo là không có tỳ vết gì. Ngày 14, giết con chiên đó vào lúc chạng vạng tối. Đó là Lễ Vượt Qua. Thiên sứ báo tử của Chúa sẽ vượt qua con cái Y-sơ-ra-ên nếu họ có huyết bôi trên cửa nhà. Ăn thịt chiên nội trong đêm đó; Vì trong bảy ngày tiếp theo họ sẽ chạy trốn khỏi Pha-ra-ôn và vì vậy chỉ ăn bánh không men. Họ có máng nhào bột, để bánh mì vào đó nhưng không có men, gói nó lại vác trên vai, mang nó đi khắp nơi trong đồng vắng và ăn bánh không men trong bảy ngày. Đó là bảy ngày của Lễ Bánh Không Men. Và ngày nay họ vẫn làm điều đó để kỷ niệm Lễ Vượt Qua. Điều này nhắc nhở họ, vậy trong bảy ngày họ ăn bánh không men.

Câu 17, họ sẽ giữ Lễ Bánh Không Men. Câu 18, “Từ chiều tối ngày 14 đến chiều tối ngày 21 tháng giêng các ngươi sẽ ăn bánh không men”. Bắt đầu từ ngày 14 cho đến ngày 21, trong bảy ngày liên tiếp họ sẽ ăn bánh không men. Dân-số ký 28, “…ngày mười bốn tháng giêng các ngươi phải giữ Lễ Vượt Qua…Ngày mười lăm tháng đó sẽ là ngày lễ; các ngươi sẽ ăn bánh không men trong bảy ngày”. Vậy, đây là chuỗi các sự kiện. Lễ Vượt Qua luôn tổ chức vào đêm ngày 14 tháng Tư. Trong bảy ngày tiếp theo, bánh không men luôn được kèm theo trong Lễ Vượt Qua.

Bấy giờ có một lễ của dân ngoại dành cho nữ thần Ishtar hay Ashtar (nữ thần của tình yêu, sắc đẹp và sự sinh sản) mà ngày nay được gọi là Easter (Lễ Phục Sinh). Đó là một lễ hội của dân ngoại luôn được tổ chức vào gần cuối tháng Tư. Họ có nhiều công thức tính toán để tìm ra ngày này, chẳng hạn như bao nhiêu ngày sau ngày trăng tròn đầu tiên. Ngày nay chúng ta vẫn sử dụng các công thức tương tự để tính toán ngày nào sẽ diễn ra Lễ Phục Sinh. Nhưng Lễ Phục Sinh này là một ngày lễ ngoại giáo nhằm kỷ niệm việc trái đất tự tái sinh. Bạn biết đấy cây cối tự đâm chồi, bạn có hoa huệ phục sinh và đó là lý do tại sao người ta có tất cả các loại biểu tượng của sự tái sinh trong ngày Lễ Phục Sinh. Thỏ phục sinh, tất cả các đồ vật mang biểu tượng về khả năng sinh sản. Thỏ phục sinh, những quả trứng phục sinh đều là những biểu tượng cho khả năng sinh sản và đó chắc chắn là một ngày lễ ngoại giáo. Nhưng bây giờ có cần thiết phải tranh cãi để dẹp bỏ ngày này không? Đấng Christ đã sống lại từ cõi chết và những người theo Ngài ăn mừng sự kiện này trong ngày này, điều đó hoàn toàn không vấn đề gì. Nhiều người tẩy chay những ngày lễ này nên cũng không ăn mừng những ngày lễ Cơ Đốc khác. Tôi nghĩ bạn không nhất thiết phải làm như vậy. Nhưng bạn cần phải hiểu Giáng Sinh và Lễ Phục Sinh cả hai ngày này đều xuất phát từ những ngày lễ của dân ngoại. Điều này không có gì phải bàn nữa. Nhưng tôi không nghĩ rằng nó đáng để chúng ta đấu tranh hay cãi lẫy. Vậy trong những ngày diễn ra lễ, không phải ngày nào Kinh Thánh cũng gọi là Lễ Vượt Qua. Sứ đồ Phi-e-rơ đã bị bắt trong những ngày của kỳ lễ Bánh Không Men, điều này được nói rất rõ ràng trong Công-vụ đoạn 12, có nghĩa là Lễ Vượt Qua đã xong rồi. Vua Hê-rốt muốn giết ông trong kỳ Lễ Phục Sinh, lễ hội tôn thờ thần ngoại của ông ta sắp diễn ra trong vài ngày tới. Bản dịch King James là bản dịch duy nhất đã dùng từ đúng. Bây giờ hãy xem lại Công-vụ 12:3-4, “… Việc ấy xảy ra trong kỳ Lễ Bánh Không Men. Sau khi bắt Phi-e-rơ, ông giam ông ấy vào ngục và giao cho bốn toán lính, mỗi toán bốn người, canh giữ ông ấy, và dự định sau Lễ Phục Sinh (lễ tôn vinh nữ thần Easter) sẽ đem ông ấy ra xử trước dân”. Bản dịch King James đã dịch đúng. Người đã phát minh ra chữ Lễ Vượt Qua (Passover) là William Tyndale. Ông ta đã tạo ra từ đó và sử dụng nó trong Công-vụ 12 và trong bản dịch của mình.

(Còn tiếp)

Dịch: Eunice

Nguồn: The Truth in Genesis

Bài vở cộng tác hoặc góp ý xin gửi về tintuc@hoithanh.com

Bình Luận:

You may also like