Home Chuyên Đề Câu Chuyện Phục Sinh – Những Sự Kiện Quan Trọng Mà Mọi Cơ Đốc Nhân Cần Biết

Câu Chuyện Phục Sinh – Những Sự Kiện Quan Trọng Mà Mọi Cơ Đốc Nhân Cần Biết

by Crosswalk.com
30 đọc

Câu chuyện về Lễ Phục Sinh là câu chuyện về một ngôi mộ trống. Không ai biết chắc chắn ngôi mộ của Chúa Giê-xu nằm ở đâu, nhưng điều này không có gì đáng ngạc nhiên. Sau khi phục sinh, vị trí của ngôi mộ không còn quan trọng vì Chúa Giê-xu không còn ở trong đó nữa.

Lễ Phục Sinh Là Gì?

Vào Lễ Phục Sinh, hoặc Chúa nhật Phục Sinh, chúng ta kỷ niệm điều được cho là sự kiện quan trọng nhất trong lịch sử loài người: Chúa Giê-xu sống lại từ cõi chết. Tất cả mọi Cơ-đốc nhân và tất cả mọi điều xoay quanh sự đời đời đều dựa trên lẽ thật về sự phục sinh. Nếu Chúa Giê-xu không sống lại từ cõi chết, thì đức tin của chúng ta trở nên vô nghĩa và cũng chỉ là một triết lý thú vị khác. Nhưng nếu sự phục sinh là sự thật, thì đó là bằng chứng rõ ràng nhất cho thấy Chúa Giê-xu chính xác là người mà Ngài đã xưng nhận – Con của Đức Chúa Trời và là Cứu Chúa của thế giới. Tất cả các bằng chứng chỉ ra sự thật về sự phục sinh, và kết quả là đời sống được thay đổi.

Tại Sao Dòng Thời Gian Lại Quan Trọng?

Con tưởng rằng Ta không thể xin Cha, và Ngài sẽ lập tức sai đến cho Ta hơn mười hai quân đoàn thiên sứ hay sao? Nếu thế thì làm sao ứng nghiệm lời Kinh Thánh nói rằng, việc nầy phải xảy ra như vậy?” Ma-thi-ơ 26:53-54

Xuyên suốt Kinh thánh, các sự kiện xảy ra theo một trật tự nhất định vì một lý do nhất định, và Chúa thường hành động không chỉ qua những gì xảy ra, mà còn qua cách thức và thời điểm xảy ra. Thứ tự của các sự kiện, trong trường hợp này, cho thấy sự ứng nghiệm của các lời tiên tri và bày tỏ lý do tại sao Chúa Giê-xu được gọi là ‘Chiên Con của Đức Chúa Trời’.

Ngay trước khi bị đóng đinh và phục sinh, Chúa Giê-xu đã ngồi trong bữa ăn kỷ niệm Lễ Vượt Qua cùng với các môn đệ và giải thích về bữa ăn không chỉ tượng trưng cho những gì đã diễn ra, mà cả những gì sắp xảy ra trong những ngày tiếp đến. Chúa Giê-xu đã trở thành của sinh tế cuối cùng vào thời điểm Lễ Vượt Qua. Ngài cũng phải được đem xuống khỏi thập giá trước khi mặt trời lặn, bởi vì đây là khởi đầu của ngày Sa-bát. Mỗi sự kiện vừa khít trong một bức tranh lớn hơn về những gì Đức Chúa Trời đã làm qua tuyển dân của Ngài trong nhiều thế kỷ và tạo tiền đề cho những gì Ngài đã lên kế hoạch trong vài ngàn năm tới.

Bữa Ăn Tiệc Ly Thực Sự Có Ý Nghĩa Gì?

Hãy làm điều nầy để nhớ đến Ta.” Lu-ca 22:19

Cơ-đốc nhân ở khắp mọi nơi kỷ niệm những gì chúng ta gọi là ‘Tiệc Thánh’ hoặc ‘Bữa Tiệc Ly của Chúa’ vì những gì đã xảy ra vào đêm trước khi bị đóng đinh. Chúa Giê-xu và các môn đệ đã cùng nhau cử hành Lễ Vượt Qua, và một phần nhỏ của việc tuân thủ này liên quan đến việc uống chung một cốc và bẻ và ăn bánh không men. Toàn bộ tiến trình của Lễ Vượt Qua là một sự hồi tưởng về cách Chúa đã giải cứu dân Do Thái ra khỏi cảnh nô lệ ở Ai Cập, và mỗi yếu tố là một biểu tượng cho điều đó. Khi họ cử hành bữa ăn này, Chúa Giê-xu đã tái khẳng định ý nghĩa ban đầu của sự giải cứu khỏi cảnh nô lệ thuộc thể đồng thời thêm vào đó là ý nghĩa của sự tự do khỏi sự nô lệ thuộc linh. Thân thể tan vỡ của Ngài được thể hiện trong bánh, và huyết của Ngài trong cốc. Trong Ngài và thông qua sự hy sinh của Ngài, sự biểu trưng bây giờ đã được hoàn thành

Điều Gì Đã Xảy Ra Trong Vườn Ghết-sê-ma-nê?

Lạy Cha, nếu Cha muốn, xin cất chén nầy khỏi Con! Dù vậy, xin ý Cha được nên, chứ không theo ý Con!Lu-ca 22:42

Khu vườn Ghết-sê-ma-nê là một rừng cây ô-liu vẫn còn cho đến ngày nay. Một số cây đã hơn 2.000 năm tuổi và là những cây non vào thời điểm Chúa Giê-xu ở đó vào đêm Ngài bị bắt. Nằm ở Giê-ru-sa-lem, Đền thờ Đá Tảng chỉ cách thung lũng Kít-rôn một quãng đi bộ ngắn. Khi Chúa Giê-xu cầu nguyện trong vườn, Ngài có thể nhìn thấy ngôi đền, và có thể nghe thấy sự hối hả và nhộn nhịp của mọi người đang tụ tập cho Lễ Vượt Qua.

Chính tại đây, Ngài cầu nguyện lời cầu nguyện đau đớn nhất từng được dâng lên. Sau Bữa Tiệc Ly với các môn đệ, Ngài đưa họ ra ngoài cầu nguyện trong khu vườn nơi Ngài nói trước sự chối bỏ của Phi-e-rơ và cầu nguyện để ý muốn Đức Chúa Trời sẽ được nên trên Ngài

Tại Sao Chúa Giê-xu Bị Đem Ra Xét Xử?

Họ bắt đầu tố cáo Ngài rằng:“Chúng tôi đã phát hiện người nầy xúi giục dân chúng nổi loạn, ngăn cấm chúng tôi nộp thuế cho Sê-sa, và xưng mình là Đấng Christ, là Vua.Lu-ca 23:2

Chúa Giê-xu đã trải qua nhiều cuộc xét xử, và tất cả chúng đều nằm ngoài phạm vi hợp pháp, thậm chí theo tiêu chuẩn truyền thống. Phiên tòa đầu tiên của Ngài là trước Tòa công luận, hội đồng hàng đầu của Y-sơ-ra-ên, nơi Ngài bị buộc tội báng bổ vì tự xưng là Đức Chúa Trời. Phiên tòa của hội đồng được triệu tập vào ban đêm, và tất cả các nhân chứng chống lại Chúa Giê-xu đều là những nhân chứng đáng thương nhất.

Hội đồng không có thẩm quyền để kết án tử hình Ngài, vì vậy họ đã đưa Ngài đến cho Phi-lát, thống đốc La Mã, người nắm quyền hạn đó. Phi-lát không tìm thấy lý do nào liên quan đến những gì ông coi là tranh chấp tôn giáo địa phương, vì vậy khi phát hiện ra rằng Chúa Giê-xu đến từ Ga-li-lê, ông đã giao Ngài cho Hê-rốt, lãnh đạo của xứ Ga-li-lê, cũng ở Giê-ru-sa-lem để dự Lễ Vượt qua. Trước mặt Hế-rốt, Chúa Giê-xu đã bị chế giễu và đánh đập và sau đó được gửi trả trở lại cho Phi-lát. Phi-lát cuối cùng đã cho đóng đinh Ngài để làm hài lòng đám đông, (Mác 15:15).

Không có lý do pháp lý nào để Chúa Giê-xu bị đóng đinh. Ngài đã không báng bổ hay phản đối nộp thuế. Tuy nhiên, đó là ý muốn của Đức Chúa Trời mà Chúa Giê-xu chết thay cho chúng ta để cất đi tội lỗi của chúng ta. Không có việc dừng kế hoạch của Đức Chúa Trời, cho dù đau đớn như thế nào. Thoát khỏi nỗi đau này và ngay cả trong giờ phút đen tối này, một con đường đã được đặt ra cho sự phục sinh và hy vọng vinh quang của sự sống đời đời và chiến thắng khỏi phần mộ.

Tại Sao Chúa Giê-xu Bị Đóng Đinh?

Sự đóng đinh Chúa Giê-xu là một trong những điều kinh khủng nhất, nhưng đáng kinh ngạc nhất từng xảy ra. Đóng đinh không phải chỉ dành cho Chúa Giê-xu mà còn là một thông lệ của người La Mã. Tội phạm, kẻ ngoài vòng pháp luật và những người khác thường xuyên bị đóng đinh trong thế giới La Mã. Có lẽ điều nổi bật nhất về cách Ngài chết là nó rất phổ biến. Đóng đinh không phải là một cảnh tượng bất thường đối với người dân Y-sơ-ra-ên dưới sự chiếm đóng của đế quốc La Mã. Điều bất thường là Ngài đã không phạm một tội gì đáng để bị đóng đinh.

Trong thực tế, Ngài đã không phạm tội gì cả.

Thống đốc La Mã, Phi-lát, là một người lính và một chính trị gia nổi tiếng là tàn nhẫn trong phương pháp của mình và không phải là một người đàn ông dễ thương cảm. Tuy nhiên, ngay cả ông cũng bày tỏ sự hối tiếc vì đã cho phép đóng đinh Đấng Christ.

Ngài Đã Bị Đóng Đinh Ở Đâu?

Khi đến một nơi gọi là Gô-gô-tha, có nghĩa là Đồi Sọ,” Ma-thi-ơ 27:33

Chúa Giê-xu bị đóng đinh trên một ngọn đồi được gọi là ‘Đồi Sọ’ bên ngoài Giê-ru-sa-lem. Một số bản dịch Kinh Thánh ghi nơi này là Calvary (tiếng Latin) hoặc Gô-gô-tha (tiếng Aramaic). Nó dường như là một nơi phổ biến cho các loại hành quyết. Có thể nó được đặt tên như vậy bởi vì ngọn đồi trông giống như một hộp sọ lớn, hoặc vì nhiều vụ hành quyết thường xuyên thực hiện ở đó.

Chúa Giê-xu Đã Chết Như Thế Nào?

Đức Chúa Jêsus kêu lớn lên rằng: ‘Lạy Cha, Con xin giao linh hồn lại trong tay Cha!’ Ngài vừa nói xong thì trút hơi thở cuối cùng.” Lu-ca 23:46

Nói rằng cái chết của Đấng Christ thật đau đớn là không sai, vì từ đau đớn () tự nó bắt nguồn từ cụm từ đóng đinh nơi thập tự giá (từ đau đớn trong tiếng Anh là excruciating bắt nguồn từ đóng đinh nơi thập tự giá tiếng Anh là crucifixion). Nó có nghĩa đen là ‘nỗi đau của sự đóng đinh.’

Đau khổ vì mất máu, đau đớn tột cùng và co thắt cơ bắp do bị đóng đinh vào thập tự giá, nạn nhân cuối cùng đã mất đi sức mạnh và khả năng tiếp tục lấy không khí và chết vì nghẹt thở. Khoảnh khắc Chúa Giê-xu chết, dường như tất cả đã mất và cái nhìn về vương quốc của Đức Chúa Trời đã chết cùng Ngài.

Nhưng câu chuyện vẫn chưa kết thúc.

Điều Gì Đã Xảy Ra Khi Ngài Chết?

Khi Chúa Giê-xu chết, niềm hy vọng của những người theo Ngài cũng đang trên bờ vực chết. Người mà họ đi theo và tin tưởng đã chết với cái chết của một tên trộm thông thường. Tuy nhiên, có nhiều điều khác xảy ra mà Kinh Thánh cho chúng ta biết:

Và kìa, bức màn bên trong đền thờ bị xé làm đôi từ trên xuống dưới, đất rúng động, đá tảng vỡ ra; 52 các mồ mả cũng mở tung, nhiều thi thể của các thánh đã qua đời được sống lại 53 và ra khỏi mộ. Sau khi Đức Chúa Jêsus sống lại, các thánh ấy đi vào thành thánh và hiện ra cho nhiều người. 54 Khi viên đội trưởng và quân lính canh giữ Đức Chúa Jêsus, thấy đất rúng động cùng những gì đã xảy ra thì vô cùng kinh hãi và nói: ‘Thật, Người nầy là Con Đức Chúa Trời.Ma-thi-ơ 27:51-54

Chúa Giê-xu Đã Được Chôn Cất Ở Đâu?

Tại nơi Đức Chúa Giê-xu bị đóng đinh có một khu vườn, và trong khu vườn đó có một ngôi mộ mới, chưa chôn ai.” (Giăng 19:41)

Sau khi bị đóng đinh, một người đàn ông tên là Giê-sép người A-ri-ma-thê đã xin xác Chúa Giê-xu đặt trong ngôi mộ của mình. Giô-sép là một người đàn ông giàu có, một thành viên của hội đồng công luận và là môn đồ của Chúa Giê-xu. Sau khi họ vội vã chuẩn bị thi thể để chôn cất, một hòn đá lớn được lăn đến trước lối vào, và lính gác người  La Mã được đặt canh gác trước hòn đá.

Chúa Giê-xu có khá nhiều người mạnh mẽ đi theo, và có lo ngại rằng ai đó có thể cố gắng đánh cắp xác, rồi công bố rằng Chúa Giê-xu đã trở về từ cõi chết. Những người bảo vệ sẽ hoàn thành nhiệm vụ của họ để đảm bảo rằng hòn đá được giữ nguyên vị trí và không ai có thể di chuyển nó.

Họ không bao giờ dự đoán được nó sẽ được di chuyển từ bên trong.

Sự Phục Sinh Đã Diễn Ra Như Thế Nào?

 “Sao các ngươi tìm người sống giữa vòng kẻ chết? Ngài không ở đây đâu, Ngài đã sống lại rồi!Luca 24:5-6

Khoảnh khắc cái chết bị đánh bại là khoảnh khắc Chúa Giê-xu sống lại từ cõi chết và bước ra khỏi ngôi mộ vay mượn đó! Chúng ta không hiểu làm thế nào điều này xảy ra; điều đó chỉ có thể là bởi quyền năng của Chúa, mà điều đó đã xảy ra! Những người đầu tiên nhìn thấy ngôi mộ trống và thấy Ngài phục sinh là những người phụ nữ đã đi theo Ngài: “Ngày thứ nhất trong tuần lễ, lúc tờ mờ sáng, các phụ nữ ấy lấy hương liệu đã chuẩn bị đem đến mộ Ngài. Họ thấy tảng đá đã lăn khỏi cửa mộ, nhưng khi bước vào thì không thấy thi hài của Đức Chúa Giê-xu đâu cả.” (Lu-ca 24:1-3).

Làm Thế Nào Để Bạn Có Thể Được Cứu?

Bởi lòng thương xót dư dật của Ngài, chúng ta được tái sinh để có một hi vọng sống, nhờ sự sống lại từ cõi chết của Đức Chúa Giê-xu Christ,” 1 Phi-e-rơ 1:3

Sự chết và sự phục sinh của Chúa Giê-xu có nghĩa là có hy vọng trong thế giới vô vọng này; rằng thực sự có một Đức Chúa Trời; và Ngài không chỉ hiểu chúng ta, nhưng mà đã trở thành một trong số chúng ta. Ngài nhận lấy tội lỗi của chúng ta và còn sống đến hôm nay. Rô-ma 10:9 nói rằng, “Vậy nếu miệng anh em xưng Đức Chúa Giê-xu là Chúa, và lòng anh em tin rằng Đức Chúa Trời đã khiến Ngài từ cõi chết sống lại thì anh em sẽ được cứu.”

Thật đơn giản. Nếu chúng ta thực sự tin rằng Ngài là Đấng như Ngài đã nói và Ngài đã sống lại từ cõi chết như Ngài nói, điều đó sẽ thay đổi mãi mãi cách chúng ta suy nghĩ và sống.

Đây là thời điểm trong năm mà mọi thứ trở nên sôi động hơn. Thật phù hợp khi chúng ta kỷ niệm sự phục sinh vào thời điểm này, và cũng phù hợp để chúng ta nắm chặt lấy cuộc sống mới được ban cho chúng ta thông qua Cứu Chúa hằng sống của chúng ta.

Dịch: Faithful

Nguồn: Crosswalk.com

Bài vở cộng tác và góp ý xin gởi về tintuc@hoithanh.com

Bình Luận:

You may also like