Home Khoa học -Khảo cổ Chim Hoatzin – Bằng Chứng Chống Lại Thuyết Tiến Hóa

Chim Hoatzin – Bằng Chứng Chống Lại Thuyết Tiến Hóa

by The Truth In Genesis
30 đọc

Những người theo thuyết tiến hóa thích nói về cách khủng long tiến hóa thành chim. Ví dụ ưa thích của họ chắc hẳn là Archaeopteryx, loài khủng long mà họ tin là hình thức chuyển tiếp đầu tiên giữa khủng long và chim. Khi đưa ra lập luận này, họ chỉ ra sự kết hợp giữa lông, cánh, móng vuốt trên cánh của Archaeopteryx, kèm thêm một số đặc điểm khác, mà họ cho rằng đây là một sinh vật tiến hóa từ loài bò sát sang loài chim. Tuy nhiên, có một loài chim biểu hiện tất cả những đặc điểm trên, nó có vẻ giống một con gà và cũng giống một con chim non. Loài chim này cư trú tại rừng nhiệt đới Nam Mỹ, có tên gọi “hoatzin”. Loài chim hoatzin cung cấp những bằng chứng cho thấy Archaeopteryx không phải là một sự chuyển đổi dưới bất kỳ hình thức nào.

Hoatzin là một loài chim rất độc đáo, nó giống như là một sự kết hợp các đặc điểm của các giống chim, bò sát và thậm chí cả động vật có vú. một con chim, nó có các đặc điểm điển hình của một loài chim: máu nóng, có lông, … Nó có kích thước gần bằng một con gà tây, với cái đầu đầy màu sắc, có mào và lông đuôi dài. Tuy nhiên, những đặc điểm độc đáo và thú vị của nó rõ ràng là không giống loài chim.

Lịch sử về loài chim Hoatzin

Một số hóa thạch của loài hoatzin đã được tìm thấy. Theo mô hình tiến hóa, hoatzin có nguồn gốc tại Châu Phi. Hóa thạch đã được tìm thấy ở Kenya và Namibia. Tuy nhiên, đây là những phát hiện vô cùng rời rạc, chỉ bao gồm xương vai và xương cánh ở Namibia, xương bả vai và xương cẳng chân ở Kenya. Một số hóa thạch khác được tìm thấy ở Pháp, Brazil và Colombia, nhưng không có hóa thạch nào có kết cấu hoàn chỉnh của một loài chim, nhìn chung chỉ bao gồm phần vai và chân. Tuy vậy, các nhà khoa học khăng khăng rằng hoatzin đã phát triển ở Châu Phi, dựa trên chưa đến mười mảnh xương không hoàn chỉnh.

Trong khi các bằng chứng về loài hoatzin bắt nguồn tại Châu Phi rất mong manh, ý định truy vết nguồn gốc tiến hóa của họ đã cho thấy nhiều vấn đề hơn. Trước khi bất kỳ quyết định nào được đưa ra, các nhà khoa học đã nhận thấy rằng hoatzin là một vấn đề đối với học thuyết tiến hóa, tức là, nghiên cứu về “sự liên quan” của tất cả nhóm sinh vật. Khoảng một năm sau khi nhận định đó được công bố, một học thuyết mới được đưa ra để cố gắng liên kết loài hoatzin với loài chim cu gáy bằng cách sử dụng DNA ty thể. Trong khi hoatzin có chung một số đặc điểm với loài chim cu gáy, học thuyết này không chấm dứt sự tranh luận trong cộng đồng khoa học. Một nghiên cứu khác, phát hành trong một vài năm sau đó, đã sử dụng các chuỗi DNA ty thể khác nhau và lập luận rằng hoatzin hoàn toàn không xuất phát từ loài chim cu gáy. “Thay vào đó, các phân tích của chúng tôi chỉ ra rằng loài hoatzin có liên quan chặt chẽ với loài chim turaco (tên khoa học Musophagidae), một họ nhỏ loài chim sống trên cây, ăn quả, cư trú tại Châu Phi Hạ Sahara”. Tuy nhiên, điều này không giải quyết được bài toán cho cộng động khoa học.

Vài năm sau đó, một nghiên cứu khác đã được đưa ra chỉ trích nặng nề học thuyết về loài chim turaco và chỉ ra rằng hoatzin không liên quan đến loài chim cu gáy hay turaco. Thay vào đó, học thuyết này đưa ra một liên kết yếu với loài chim bồ câu! Tuy nhiên, vẫn còn rất mơ hồ, nó không đi đến gần với vấn đề được nhắc đi nhắc lại với cái tên “bài toán hoatzin”. Một nghiên cứu tổng quát về hệ thống loài chim với sự tham gia của gần 20 chuyên gia, phát hành trên tạp chí khoa học vài năm sau khi bài báo về loài chim bồ câu được xuất bản, nỗ lực giải thích về loài hoatzin. “Loài chim hoatzin bí ẩn vẫn chưa tìm được chỗ đứng thích hợp, nhưng một số giả định về các mối quan hệ có thể bị bác bỏ”. Các đặc điểm độc đáo của loài hoatzin và sự gián đoạn rõ ràng trong sự liên kết với các loài chim khác đã cản trở bất kỳ nỗ lực phân loại nó dựa trên học thuyết tiến hóa. Các nhà khoa học theo thuyết tiến hóa không đưa ra được lời giải thích nào cho nguồn gốc loài chim hoatzin, mặc dù đã rất nỗ lực tạo ra một cây phát sinh chủng loại phù hợp với chúng.

Từ được các tạp chí khoa học sử dụng nhiều nhất để mô tả loài hoatzin là “enigma (điều bí ẩn)”. Enigma nghĩa là “điều gì đó khó hiểu và khó giải thích” và việc sử dụng lặp đi lặp lại thuật ngữ này biểu thị cho những cuộc đấu tranh của những nhà khoa học theo thuyết tiến hóa đối với loài hoatzin. Tại sao những nhà khoa học sáng giá nhất trong học thuyết tiến hóa lại bị loài chim nhỏ bé này gây bối rối? Cứ như thể Đấng Tạo Hóa thiết kế nên loài chim đặc biệt này để đẩy học thuyết tiến hóa vào ngõ cụt.

Được thiết kế để làm những gì đã thiết kế

Loài hoatzin có một hệ thống sinh sản khác thường, thể hiện hành vi làm tổ và chăm sóc chim con khá đặc biệt. Chim hoatzin xây dựng tổ của chúng trên những cành cây vươn ra trên mặt nước. Trứng được ấp khoảng một tháng trước khi nở. Sau khi trứng nở, những con chim lớn, và một vài thành viên trong đàn cho chim con ăn trong khoảng 2 tháng. Tỉ lệ sinh sản thành công khá thấp, những nhà nghiên cứu phát hiện chỉ khoảng 27% số trứng được nở ra. Tuy nhiên, khi các nhóm quần thể lớn hơn giúp chăm sóc các tổ chim con, tỉ lệ sinh sản thành công được cải thiện, và tốc độ trưởng thành diễn ra nhanh hơn.

Khi mới nở, chim hoatzin con có móng trên cánh. Điều này đã được biết đến trong hơn 100 năm. Khi có sự đe dọa, chim hoatzin con sẽ nhảy ngay xuống nước để lẩn trốn. Khi mối nguy hại đã rời đi, chim hoatzin con sẽ sử dụng móng vuốt để leo lên những cành cây thấp. Sau đó, nó giữ chặt và kéo mình ra khỏi nước bằng chân, như một đứa trẻ leo ra khỏi hồ bơi, với móng vuốt có chức năng giúp bám chắc. Những móng vuốt tồn tại và hoạt động trong ít nhất 100 ngày đầu tiên, nhưng chúng không còn được sử dụng khi hoatzin đã trưởng thành.

Những móng vuốt này là một câu đố hóc búa cho học thuyết tiến hóa, với một số ý kiến liên 

kết đến loài khủng long Archaeopteryx, tuy vậy, nhiều người từ chối quan điểm này và lập luận về sự thích nghi sau này. Bài báo của tổ chức Audubon Society viết về những lập luận cho rằng những móng vuốt đã được phát triển để chúng có thể quay lại tổ sau khi lặn xuống nước tìm nơi ẩn nấp. Tuyên bố này có hai vấn đề nghiêm trọng:

  • Điều thứ nhất đến từ tỉ lệ tử vong tiềm ẩn. Nếu chim hoatzin con nhảy xuống nước và không có những móng vuốt đặc biệt này, nó sẽ phải vật lộn để đưa mình quay trở về tổ và có thể sẽ chết. Sinh vật đã chết không tiến hóa. Thông tin về tính năng mới cần thiết không được truyền vào bộ gen.
  • Tâm trí nó không có trí tưởng tượng, Nó không có kế hoạch cho tương lai. Nó không có sự nhìn xa trông rộng”. Rõ ràng, những nhà khoa học theo thuyết tiến hóa xem quá trình chọn lọc tự nhiên là ngẫu nhiên, và không chú ý đến tương lai. Tuy nhiên, chim hoatzin cần có ngay móng vuốt khi nở để thực hiện hành vi ẩn mình tự vệ của chúng – nghĩa là, một khả năng thuyết tiến hóa chủ đạo bị loại trừ hoàn toàn.Vấn đề thứ hai trong ý tưởng của tổ chức Audubon Society đến từ chính những nhà khoa học thuyết tiến hóa hàng đầu. Nhà sinh vật học Francis Crick, người đồng khám phá ra chuỗi DNA xoắn kép, đã viết, “Tôi nghi ngờ rằng một số người không thích ý tưởng chọn lọc tự nhiên không có tầm nhìn xa. Quá trình đó tự xảy ra, có kết quả, và không biết sẽ đi đến đâu. ‘Môi trường’ sẽ cung cấp hướng đi, và lâu dài, kết quả của nó là không lường trước được” Richard Dawkins, có lẽ là người gần gũi nhất với thuyết tiến hóa, đã đi xa hơn nữa: “Chọn lọc tự nhiên, quá trình tự động, vô thức, mà Darwin đã phát hiện ra, và cái mà chúng ta biết ngày nay là lời giải thích cho sự tồn tại và mục đích rõ ràng của tất cả sinh vật, không có mục đích. 
  • Hơn thế nữa, ngay cả khi trưởng thành, chim hoatzin vẫn để lại cho những nhà khoa học sự bí ẩn. Không giống như nhiều loài chim khác, thức ăn chính của hoatzin là lá từ cây và bụi rậm, chúng không hề ăn sâu bọ hay côn trùng. Hoatzin được thiết kế để dành riêng cho chế độ ăn uống này. Đầu của chúng nhỏ và cơ động so với phần còn lại của thân, cho phép chúng di chuyển giữa những cành cây khi ăn lá. Điều đáng ngạc nhiên hơn là hoatzin có một cái dạ dày gần giống với bò hơn bất kỳ loài chim nào được biết đến! Nó thể hiện quá trình có tên gọi lên men dạ cỏ. Điều này đề cập đến việc thức ăn được lên men ngay trong thực quản trước khi đến dạ dày, đẩy nhanh quá trình làm mềm chất xơ. Điều này đòi hỏi thực quản của chim hoatzin lớn hơn so với nhiều loài chim kích thước nhỏ khác, làm giảm không gian cho các kết cấu chức năng bay. Tuy nhiên, vì hầu hết các loại thực vật chúng ăn đều có giá trị dinh dưỡng thấp, do đó năng lượng sản xuất ra bị giảm, đây không phải là vấn đề vì chúng cần ít năng lượng hơn nhiều loài chim cần bay thường xuyên.
  • Để lên men thức ăn trước khi xuống dạ dày, thực quản chim hoatzin có chứa nhiều vi sinh vật. Những vi khuẩn này cho phép chúng tiêu hóa xen-lu-lô, một hợp chất cao phân tử có trong thực vật và khó tiêu hóa đối với hầu hết động vật có xương sống. Điều này cho phép hoatzin lấy được nhiều chất dinh dưỡng hơn từ mỗi bữa ăn, nghĩa là chúng không cần ăn quá nhiều như những loài chim khác cần để có một lượng chất dinh dưỡng tương đương. Điều này thật sự quan trọng vì trọng lượng cần được giảm thiểu để tối ưu hóa cho chức năng bay. Như đã nói đến trước đây, hệ thống tiêu hóa này rất giống với động vật nhai lại cả về hình thức lẫn chức năng. Có lẽ nào những nhà khoa học theo thuyết tiến hóa cần xem xét phân loại hoatzin như là một động vật nhai lại sau nhiều nỗ lực thất bại trước đó?Dạng Chuyển tiếp sai?

    Loài hoatzin mang đến một thử thách hóc búa cho học thuyết tiến hóa trong nhiều cách. Không có nhà tiến hóa học nào coi hoatzin là một sự liên kết giữa chim và bò sát. Tuy nhiên, một trong những đặc tính mấu chốt của loài khủng long Archaeopteryx, được xem như một sự chuyển đổi hình thức, cũng được tìm thấy trong loài hoatzin. Vậy, hoatzin là một dạng chuyển tiếp, hay Archaeopteryx là một loài chim đã tuyệt chủng? Trong luận án tiến sĩ về loài hoatzin, Tiến sĩ Antje Mullner, một nhà khoa học theo thuyết tiến hóa, chối bỏ hoatzin là một dạng chuyển tiếp. “Nhiều hướng dẫn viên du lịch ở Neotropics vẫn miêu tả hoatzin như một hóa thạch sống. Tuy nhiên, những móng vuốt trên thực tế đã được biết đến trong một số loài chim, ví dụ, trong một số loại turaco. Rất có thể những móng vuốt ở cánh là sự thích nghi thứ sinh liên kết chặt chẽ với môi trường của loài…” Giải thích này khiến Archaeopteryx như một loài chim đã tuyệt chủng khi thiếu mất khả năng liên kết là bị loại trừ.

    Ngay cả khi bỏ qua ý tưởng loài chim hoatzin là một hình thức chuyển tiếp của loài Archaeopteryx, nó gây nên vấn đề khác cho những nhà khoa học theo thuyết tiến hóa, bằng chứng là những rắc rối nó mang lại cho mô hình phát sinh chủng loài của họ. Họ không thể xác định tổ tiên của loài hoatzin. Tuy nhiên, nếu họ tạm dừng đủ lâu để nhìn vào Sáng-thế ký 1, họ có thể nhận thấy rằng hoatzin cũng là một tạo vật và tổ tiên của chúng cũng là loài hoatzin. Điều này cũng giải thích cho nét độc đáo trong hệ thống tiêu hóa của loài hoatzin, không hề tìm thấy trong bất kỳ loài chim nào khác. Tất nhiên, điều đó đòi hỏi các nhà khoa học theo thuyết tiến hóa thừa nhận rằng có một Đức Chúa Trời, và khi nhiều người từ chối thừa nhận sự thiết kế của Đấng Tạo Hóa, điều không tưởng với họ. Francis Crick đã tóm lại thái độ của nhiều nhà khoa học nói chung đối với khả năng của sự sáng tạo. “Các nhà khoa học phải liên tục nhắc nhở mình rằng những gì họ nhìn thấy không phải là sự thiết kế, mà là sự phát triển”. Nói cách khác, bằng chứng về sự thiết kế không thành vấn đề, các nhà khoa học phải bám lấy sự tiến hóa, bất chấp mọi bằng chứng. Đáng buồn thay, sự thật về loài chim hoatzin đã không khiến các nhà khoa học theo thuyết tiến hóa nghi ngờ về thế giới quan  của họ, hoặc thậm chí một lần xem xét khả năng khả năng loài hoatzin được Đấng Tạo Hóa dựng nên để làm chính xác những gì nó được thiết kế ngày nay.

Dịch: Độc giả

Nguồn: Answersingenesis.org

Bài vở cộng tác hoặc góp ý xin gửi về tintuc@hoithanh.com

Bình Luận:

You may also like