Home Chuyên Đề 10 Cách Để Mùa Vọng Giúp Chúng Ta Hiểu Ý Nghĩa Thực Sự Của Giáng Sinh

10 Cách Để Mùa Vọng Giúp Chúng Ta Hiểu Ý Nghĩa Thực Sự Của Giáng Sinh

by Crosswalk.com
30 đọc

“Vì hôm nay tại thành Đa-vít, một Đấng Cứu Thế, là Đấng Christ, là Chúa đã được sinh ra cho các ngươi.” Lu-ca 2:11

Trong tiếng La-tinh Mùa Vọng có nghĩa là “đang đến.” Nó là mùa của sự chuẩn bị, thời điểm chúng ta được nhắc nhớ lại về lần đầu tiên Chúa Giê-xu Christ, Đấng Mê-si-a đến, và được khích lệ bởi sự mong chờ ngày Ngài trở lại. Mùa Vọng giúp chúng ta vượt qua sự ồn ào của ngày lễ để ưu tiên lý do của mùa lễ.

Mặc dù lịch Mùa Vọng như chúng ta biết đã có từ thế kỷ 19, ngày nay có nhiều phiên bản về truyền thống đếm ngược đến Giáng Sinh. Chúng ta giữ nhiều truyền thống về Mùa Vọng trong nhà để duy trì sự tập trung cao độ vào việc chuẩn bị tấm lòng của mình trong suốt Mùa Vọng. Điều này nhắc nhở chúng ta về Đấng đã đến thế gian vào ngày Giáng Sinh và điều đó có ý nghĩa thế nào đối với chúng tôi.

Dưới đây là mười cách khi tham gia Mùa Vọng giúp chúng ta hiểu hơn về ý nghĩa thực sự của Lễ Giáng Sinh:

  1. Mùa Vọng khiến chúng ta tạm dừng.

“Còn Ma-ri thì ghi tạc mọi lời ấy và suy ngẫm trong lòng.” Lu-ca 2:19

Trong một bài báo có tên, “Mùa Vọng là gì?” Justin Holcomb đã viết “Chỉ trong cái bóng của Mùa Vọng mà phép mầu của Lễ Giáng Sinh có thể được hiểu trọn vẹn và trân trọng… Lời hứa cho dân Y-sơ-ra-ên và lời hứa cho hội thánh là Chúa Giê-xu Christ; Ngài đã đến, và Ngài sẽ trở lại.”

Qua bài nghiên cứu Kinh Thánh của mình, “Thở”, Pricilla Shrirer giải thích mục đích Chúa tạo dựng ra ngày Sa-bát, một khía cạnh mà chúng ta cần nhớ là chủ quyền tối cao của Ngài. Dừng lại để chuẩn bị tấm lòng của mình trong Mùa Vọng để chúng ta biết ơn và sẵn sàng để thờ phượng Chúa Giê-xu. Chúng ta không bao giờ quên đi sự lựa chọn quan trọng mà Ngài đã làm cho chúng ta. Mùa Vọng nhắc chúng ta suy nghĩ hàng ngày về Ngài là ai và sự giáng sinh của Ngài có ý nghĩa gì đối với nhân loại. Khi chúng ta nhận biết khía cạnh đó, thì sự thờ phượng sẽ tuôn chảy từ tấm lòng biết ơn của mình.

  1. Mùa Vọng giữ chúng ta tập trung.

“Con trai ấy làm cho ngươi vui mừng hớn hở, và nhiều người sẽ hoan hỉ khi con trẻ ra đời.” Lu-ca 1:14

Câu Kinh Thánh trên nói về Giăng Báp-tít và nhắc chúng ta về sự chuẩn bị rất kỹ càng trước khi Đấng Christ giáng sinh trên đất. Mùa Vọng giữ chúng ta tập trung vào lý do chúng ta kỷ niệm mùa Giáng sinh. Giống như Ngài dựng nên ngày nghỉ vào ngày thứ Bảy, Ngài mang sự giáng sinh của Đấng Christ đến trước tâm trí của chúng ta mỗi năm. Khi chúng ta bắt đầu đưa ra những quyết định cho năm mới, Ngài bảo chúng ta dừng lại và nhớ lại điều gì là quan trọng nhất – đó là Chúa Giê-xu. Ngoài Ngài, chúng ta sẽ chiến đấu không ngừng nhưng không bao giờ được thỏa lòng. Ngài phải là trọng tâm của các mục tiêu và khát vọng của chúng ta.

“Mùa Vọng được đánh dấu bằng các chủ đề về việc tự suy xét, sự mong chờ, hy vọng, và cuối cùng kỷ niệm cách vui mừng về Đấng Cứu Thế đang đến.” Scott James

  1. Mùa Vọng thúc đẩy đức tin của chúng ta tăng trưởng.

“Cũng trong vùng ấy, có mấy người chăn chiên trú ngoài đồng,thức đêm canh giữ bầy chiên. Một thiên sứ của Chúa hiện đến với họ, vinh quang của Chúa chói rạng chung quanh nên họ rất sợ hãi.” Lu-ca 2:8-9

Tất cả chúng ta đều có phần yêu thích của mình về câu chuyện Giáng Sinh, nhưng Mùa Vọng muốn chúng ta không quên đi các chi tiết nhỏ khác.

Ví dụ, thiên sứ hiện ra với các mục đồng trong đêm Đấng Christ đã sinh ra. Các mục đồng có mùi giống như các con chiên của mình. Họ không phải là những người hào nhoáng nhất trong xã hội, nhưng thiên sứ đã hát cho họ về Đấng Cứu Thế đã sinh ra. Đây là điều phổ biến để nhớ về cảnh máng cỏ, nhưng chúng ta biết về cuộc trò chuyện quan trọng mà ba vị vua đã nói với Hê-rốt, và kết quả là họ đã trở về bằng con đường khác để bảo vệ Vị Vua Cứu Thế.

Tìm kiếm các chi tiết nhỏ trong câu chuyện thúc đẩy đức tin của chúng ta tăng trưởng. Lời sống, sinh động và quyền năng của Chúa giúp chúng ta nhận thấy sai trật qua mọi chi tiết.

  1. Mùa Vọng khiến chúng ta nhớ lại.

“Ngài đã giúp đỡ Y-sơ-ra-ên, đầy tớ Ngài, và nhớ lại sự thương xót của Ngài, như đã phán với tổ phụ chúng ta, với Áp-ra-ham và dòng dõi người đến muôn đời.” Lu-ca 2:54-55

Những kỷ niệm Giáng Sinh mang đến một sự trộn lẫn giữa niềm vui và nỗi buồn. Khi chúng ta xem xét những bối cảnh quá khứ của Giáng Sinh, thì chúng ta thấy bằng chứng sống về tình yêu của Đức Chúa Trời trong cuộc đời của chúng ta. Chúng ta có thể tìm thấy các dấu vết của  những người mà Ngài đã đặt để khi mở rộng tình yêu của Ngài. Chúng ta là dân sự của Đức Chúa Trời, là những người Ngài thương xót đến đời đời, giống như câu Kinh Thánh trong Lu-ca ở trên. Suy ngẫm về lịch sử phong phú của bối cảnh Chúa giáng sinh tạo ra một cảm giác của sự kết nối với tất cả những người đã đi trước chúng ta, chờ đợi lần đến thứ nhất của Đấng Mê-si-a, và bây giờ là lần đến thứ hai.

  1. Mùa Vọng tạo nên truyền thống.

“Ma-ri nói: ‘Linh hồn tôi tôn ngợi Chúa, tâm linh tôi mừng rỡ trong Đức Chúa Trời là Cứu Chúa tôi, vì Ngài đã đoái thương thân phận hèn mọn của tớ gái Ngài. Nầy, từ nay về sau, mọi thế hệ sẽ khen tôi là người có phước; bởi Đấng Toàn Năng đã làm các việc lớn cho tôi. Danh Ngài là thánh.’” Lu-ca 1:46-49

Ma-ri được đụng chạm khi Chúa đã thấy và nhớ đến bà, và bây giờ chúng ta hay cầu nguyện nhắc lại lời cảm tạ và lời hứa của bà trong các câu Kinh Thánh trên. Các truyền thống chúng ta chọn để truyền lại sẽ nói ít nhiều về đức tin của chúng ta. Trao đổi bánh quy, các bữa tiệc áo len xấu xí, cùng gia đình lái xe ra ngoài để ngắm nhìn ánh đèn Giáng Sinh, và các buổi tập trung truyền thống khác mang chúng ta lại với nhau. Cơ hội để yêu thương mọi người nhiều hơn trong Mùa Vọng. Mùa Vọng thách thức chúng ta nhớ đến nhau. Khi chúng ta chuẩn bị tấm lòng của mình chào đón Đấng Cứu Thế, nó nhắc chúng ta vươn ra với những người cô đơn và tạo nên các truyền thống đáng nhớ để lan truyền tình yêu thương của Đức Chúa Trời.

  1. Mùa Vọng đem chúng ta vào trong sự hiện diện của Ngài.

“Ngợi tôn Chúa, là Đức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên, vì Ngài đã thăm viếng và cứu chuộc dân Ngài.” Lu-ca 1:68

Bài hát “Gloriuos” (Vinh hiển) được hát bởi For King and Country, đem tôi vào giữa sự hiện diện của Chúa trong Mùa Vọng. Lời bài hát này nói “Vinh hiển là Đức Chúa Trời ở cùng với chúng ta,”. Em-ma-nu-ên, Đức Chúa Trời ở cùng chúng ta, là đỉnh điểm sự chuẩn bị Mùa Vọng của chúng ta. Trong lời điệp khúc nói rằng, “Ngài là điệp khúc của mọi bài hát mà chúng ta được sinh ra để hát. Ngài là nhịp đập của trái tim bạn, vì vậy hãy để nhịp đập đó bắt đầu đập.” Dù trong sự thờ phượng cùng hội chúng hay lái xe trên đường! Đi trong ban mai hay hoàng hôn của mùa đông. Đứng giữa một trận tuyết rơi hay trượt xuống từ một ngọn núi phủ đầy tuyết trong một chiếc xe trượt tuyết! Thật đáng kinh ngạc về những gì mà Ngài đã tạo dựng nên cho chúng ta ngắm xem và trải nghiệm.

Thờ phượng không phải là hát những ca khúc về Giáng Sinh. Mà là tạo một khoảng trống để dừng lại và ngồi với Ngài, tự hỏi về Ngài, và cho phép Ngài đổ đầy tâm hồn khao khát của mình. Không quan trọng nhạc nền hay hoàn cảnh của chúng ta là gì, câu nói“Bạn có thể tin không?” có thể được công bố!

  1. Mùa Vọng dạy chúng ta về Ngài.

“Khi Đức Chúa Jêsus đã giáng sinh tại thành Bết-lê-hem miền Giu-đê, vào thời trị vì của vua Hê-rốt, có mấy nhà thông thái ở đông phương đến thành Giê-ru-sa-lem hỏi rằng: ‘Vua dân Do Thái vừa sinh tại đâu? Vì chúng tôi đã thấy ngôi sao Ngài bên đông phương nên đến để tôn thờ Ngài.’” Ma-thi-ơ 2:1-2

Ba vị vua là những người có học thức đã đi theo một ngôi sao mà họ biết ý nghĩa của nó nhiều hơn tất cả những người khác. Các sự suy ngẫm về sự giáng sinh của Chúa Giê-xu qua Kinh Thánh dạy dỗ chúng ta về Mùa Vọng. Mỗi ngày, Lời Chúa có khả năng bày tỏ chút một điều mới về Ngài mà chúng ta không biết trước đây. Gạch dưới những từ được lặp đi lặp lại và nhìn sâu hơn vào ý nghĩa của những từ hàng ngày trong ánh sáng của sự giáng sinh của Chúa Giê-xu. Những từ như nô-en, niềm vui, mừng rỡ, và Em-ma-nu-en. Nhìn kỹ vào ý nghĩa của chúng để soi sáng tấm lòng của chúng ta. Hãy nhìn vào những từ quen thuộc trong Kinh Thánh trong các bản dịch và đoạn văn khác để thấy chúng trong một quan niệm mới.

  1. Mùa Vọng cáo trách chúng ta để thay đổi.

“Hỡi Ma-ri, đừng sợ vì cô đã được ơn trước mặt Đức Chúa Trời.” Lu-ca 1:30

Nô-ê và Môi-se cũng được ơn trước ở mặt Đức Chúa Trời. (Sáng 6:8; Xuất 33:12) Ơn, trong từ gốc tiếng Hy-lạp, có nghĩa là ân điển. (Strong’s 5485) Thời gian Mùa Vọng giúp chúng ta gặp gỡ Đức Chúa Trời trong các trang của Kinh Thánh với mục đích tăng trưởng trong ân điển. Giáng Sinh là về sự sinh ra mới, vui mừng, hy vọng và các phép mầu. Ân điển, được ban cho chúng ta bởi sự chết của Chúa Giê-xu trên cây thập tự giá, cho chép chúng ta đứng trong sự hiện diện của Chúa như một tạo vật mới. Tăng trưởng trong sự thân mật với Ngài trong mùa Mùa Vọng cáo trách chúng ta để chúng ta khát khao một tấm lòng giống như Ngài.

  1. Mùa Vọng nhắc chúng ta nhớ chúng ta là ai.

“Dân đi trong bóng tối đã thấy ánh sáng lớn.” Ê-sai 9:1a

Chúng ta là dân thánh của Chúa, được biệt riêng và được yêu thương một cách trọn vẹn  đến nỗi Ngài hy sinh Con Một của Ngài để cứu linh hồn của chúng ta. Bởi sự phục hồi mà Đấng Christ ban cho chúng ta qua sự cứu rỗi, thì chúng ta được ở cùng với Cha Thiên Thượng của chúng ta đời đời. Làm mới lại quan điểm đó là rất quan trọng. Nắm bắt lấy lẽ thật đó là rất quan trọng để tâm linh của chúng ta tăng trưởng. Mùa Vọng khiến chúng ta bị cám dỗ với sự bận rộn, nhưng những gì Ngài đã làm mới là quan trọng nhất. Đấng Christ là món quà tuyệt vời nhất. Hãy nhớ rằng chúng ta là của Ngài và làm mới lại quan điểm của mình trong Mùa Vọng giúp chúng ta thư giãn trong mục đích của chúng ta, làm mới lại sức lực của chúng ta, và tăng thêm khả năng tin cậy Ngài của chúng ta.

  1. Mùa Vọng mở ra hy vọng.

“Những việc nầy xảy ra để ứng nghiệm lời Chúa đã phán bởi nhà tiên tri: ‘Nầy, một trinh nữ sẽ mang thai, và sinh một con trai, rồi người ta sẽ đặt tên con trai ấy là Em-ma-nu-ên,’ nghĩa là Đức Chúa Trời ở cùng chúng ta.” Ma-thi-ơ 1:22-23

Nhiều lời nói lời tạm biệt với một năm đầy những thử thách tràn ngập trên mạng xã hội vào mùa này. Nỗi đau trong và của thế giới này là không thể phủ nhận được. Mùa Vọng nhắc chúng ta nhớ rằng Đức Chúa Trời đang kiểm soát.

Hàng trăm năm đã đi qua khi mà Cựu Ước nói tiên tri về sự giáng sinh của Chúa Giê-xu với sự kiện trong Tân Ước về Ngài bước vào thế gian này. Trong hàng thế kỷ, mọi người đấu tranh để nhìn thấy bức tranh lớn, nhưng Chúa đã có một kế hoạch. Chúng ta gặp khó khăn để thấy bức tranh lớn thông qua nỗi đau của chúng ta và cần Mùa Vọng để tập trung lại vào món quà của sự hy vọng, đó là Chúa Giê-xu đã đến với chúng ta. Kế hoạch của Chúa đã được mở ra, và Đấng Christ sẽ trở lại. Chắc chắn như khi Ngài đã sinh ra trong máng cỏ để làm ứng nghiệm lời tiên tri, vì vậy Ngài sẽ trở lại và phục hồi lại thế giới này. Mùa Vọng đem tấm lòng của chúng ta đến với Sự Hy Vọng.

Dịch: Nau Puih

Nguồn: Crosswalk.com

Bài vở cộng tác và góp ý xin gởi về tintuc@hoithanh.com

Bình Luận:

You may also like