Home Chuyên Đề Mảng Tối Của Các Giải Nobel – Phần 2: Sai lầm của các nhà khoa học đoạt giải Nô-ben

Mảng Tối Của Các Giải Nobel – Phần 2: Sai lầm của các nhà khoa học đoạt giải Nô-ben

by Viethungpham.com
30 đọc

“Ông Thánh Khoa học” (The Saint Scientific)

Trong cuốn “Pythagoras’ Trousers” (Chiếc quần của Pythagoras) của Margaret Wertheim, do Fourth Estate Ltd xuất bản tại London năm 1997 có một chương đặc biệt, đó là Chương 7: Ông Thánh Khoa học (The Saint Scientific).

EinsteinĐó là một danh hiệu mà tác giả muốn tôn vinh Albert Einstein, bởi khó có thể tưởng tượng một con người bằng xương bằng thịt như chúng ta mà có thể “nghĩ ra” nhiều lý thuyết vĩ đại có tầm vóc bao trùm vũ trụ như Einstein. Mọi lý thuyết vật lý hiện đại dường như đều có “dấu vết” – hệ quả trực tiếp hoặc gián tiếp − từ các lý thuyết của Einstein. Giáo sư vật lý nổi tiếng Nguyễn Hoàng Phương, lúc sinh thời, cũng từng tôn sùng Einstein như một “ông thánh”, ông treo ảnh Einstein ngang hàng với những vị Thánh khác được nhân loại tôn sùng.

Nhưng chính Einstein lại nhắn nhủ người đời rằng “Ai vỗ ngực xưng mình là quyền uy trong lãnh vực chân lý và tri thức thì chỉ làm trò cười cho các thần linh”[6].

Có nghĩa là mọi người đều có thể mắc sai lầm, và do đó sai lầm của các Giải Nobel là không thể tránh khỏi. Điều quan trọng là mỗi người chúng ta, phải tỉnh táo để nhận thức chân lý.

Không chỉ Tổ chức Giải Nobel có thể nhầm lẫn, mà kể cả các nhà khoa học đoạt Giải Nobel nhiều khi cũng có những tuyên bố phi khoa học đến mức đáng ngạc nhiên. Thí dụ:

George Wald (1906 – 1997)

George Wald là Giáo sư về Khoa học thần kinh tại Đại học Harvard, đoạt Giải Nobel về sinh lý học và y khoa năm 1967, một người mạnh mẽ ủng hộ Thuyết tiến hoá, đặc biệt Thuyết Phi Tạo sinh (Abiogenesis), tức lý thuyết về nguồn gốc sự sống của Thuyết Tiến hoá, một lý thuyết cho rằng sự sống đầu tiên ra đời một cách NGẪU NHIÊN và TỰ PHÁT từ vật chất vô cơ.

Hiếm có một nhà tiến hoá nào chân thật như George Wald. Xin lắng nghe ông bày tỏ lý do vì sao ông ủng hộ Thuyết tiến hoá:

“Chỉ có thể có hai cách giải thích sự sống hình thành như thế nào: 1/ Sự sống hình thành tự phát dẫn tới tiến hóa, hoặc 2/ Sự sống do Chúa sáng tạo… Không có cách giải thích thứ ba. Lý thuyết sự sống hình thành tự phát đã bị bác bỏ về mặt khoa học bởi Louis Pasteur từ 120 năm trước, vì thế chỉ còn cách giải thích là sự sống ra đời bởi tác động siêu nhiên của Chúa. Nhưng tôi không thể chấp nhận triết lý đó bởi vì tôi không muốn tin vào Chúa. Do đó tôi chọn niềm tin vào cái mà tôi biết là bất khả thi về mặt khoa học, đó là sự sống hình thành tự phát dẫn tới tiến hóa”[7].

Xin nhắc lại để nhấn mạnh: Ông biết rõ rằng lý thuyết sự sống hình thành tự phát là SAI về khoa học, nhưng ông vẫn ủng hộ nó, đơn giản vì ông không còn lựa chọn nào khác! Liệu uy tín của một nhà khoa học đoạt Giải Nobel có đủ để chúng ta tán thành lý do lựa chọn của ông không?

Hơn thế nữa, lý do duy nhất ông dùng để biện mình cho sự ra đời ngẫu nhiên của sự sống đầu tiên từ vật chất không sống là… CƠ MAY, hoặc PHÉP LẠ do THỜI GIAN mang đến!

Đây, ông tuyên bố:

“Với thời gian vô cùng dài, cái “không thể” sẽ trở thành cái có thể, cái có thể sẽ thành cái có khả năng xảy ra, cái có khả năng xảy ra sẽ thành cái thực sự chắc chắn xảy ra. Người ta chỉ cần chờ đợi: thời gian sẽ tự nó trình bày các phép lạ”[8].

George Wald

Câu nói này có thể dùng để nói với các “con bạc khát nước”, rằng nếu các bạn có thể sống vài trăm triệu năm, trước sau thể nào các bạn cũng sẽ trúng giải độc đắc!

Nói cách khác, George Wald có thể rất giỏi về khoa học chuyên ngành của ông, nhưng xem ra ông chẳng hiểu gì mấy về Lý thuyết Xác suất. Trong lý thuyết này, Émile Borel, một trong những nhà xác suất lớn nhất thế kỷ 20, đã chứng minh rằng mọi sự kiện có xác suất nhỏ hơn (1/10)^50 đều KHỒNG THỂ XẢY RA.

Fred Hoyle, một nhà toán học và thiên văn nổi tiếng người Anh trong thế kỷ 20, đã cùng với sinh viên của mình sử dụng những computer mạnh nhất để tính xác suất cho sự sống hình thành ngẫu nhiên từ vật chất không sống, kết quả bằng (1/10)^40.000 !

Fred Hoyle kết luận:

“Cơ may để sự sống ra đời từ vật chất không sống bằng 1 trên 10 mũ 40.000… Số mũ đó đủ lớn để chôn vùi Darwin cùng toàn bộ thuyết tiến hóa. Không hề có nồi soup nguyên thủy trên hành tinh này hoặc ở bất cứ hành tinh nào khác, và nếu sự khởi đầu của sự sống không phải là ngẫu nhiên thì suy ra nó ắt phải là sản phẩm của trí thông minh có mục đích”[9].

Fred Hoyle

Nhưng bất chấp lý thuyết xác suất, tất cả những người tin vào Học thuyết Darwin và Học thuyết Tân-Darwin đều tin rằng một cơ may ngẫu nhiên, mù quáng, vô mục đích ắt ĐÃ xảy ra từ hàng tỷ năm trước, làm cho các phân tử nguyên tử vô cơ tình cờ kết hợp lại thành sự sống đầu tiên, rồi sự sống ấy “tiến hoá” dần dần thành mọi sinh vật đa dạng như ngày nay!

Một tư tưởng mang đậm tố chất thần thoại như thế lại được coi là một lý thuyết khoa học (!). Lịch sử khoa học chưa bao giờ có sự trớ trêu lớn đến như thế. Các nhà tiến hoá không những không cảm thấy lúng túng khi nói ra những điều thậm vô lý đến như vậy, mà ngược lại, họ còn tự tin cho rằng tư tưởng của mình là độc đáo, đẹp đẽ, và thật “đáng thương” cho những ai không hiểu được niềm tin lãng mạn của họ. Jacques Monod là một nhà tiến hoá nổi tiếng có niềm tin mạnh mẽ hơn ai hết vào Thuyết Phi Tạo sinh.

Jacques Monod (1910 – 1976)

Jacques Monod là một nhà sinh học nổi tiếng, đoạt Giải Nobel về Sinh lý học và y học năm 1965. Ông lớn tiếng tuyên bố:

“Thực chất, một quá trình hoàn toàn mù quáng có thể dẫn tới sự hình thành mọi thứ; thậm chí có thể dẫn tới khả năng nhìn”[10].

Quá trình mù quáng ở đây là quá trình kết hợp ngẫu nhiên, vô mục đích, tình cờ của các phân tử, nguyên tử vô cơ để tạo thành sự sống đầu tiên!

Thực tiễn sinh học hiện đại đã bác bỏ quan điểm của Jacques Monod, vì mã DNA cho thấy RẤT RÕ rằng sự sống đã được thiết kế có mục đích, có định hướng rõ ràng!

Không có CHƯƠNG TRÌNH của DNA, sự sống sẽ không bao giờ hình thành, bất chấp thời gian tương tác của các phân tử nguyên tử vô cơ là bao nhiêu!

DNA là yếu tố quyết định để biến một tập hợp vật chất vô cơ thành sự sống!

Đó là điều Darwin không biết, và ông rất đáng được thông cảm, nhưng thật buồn khi chúng ta thấy những nhà sinh học đoạt Giải Nobel trong nửa sau thế kỷ 20 như George Wald hay Jacques Monod mà cũng không biết! Ảo tưởng về Thuyết Phi Tạo sinh đã che mờ mắt họ!

jacques monodVậy, qua hai trường hợp điển hình là George Wald và Jacques Monod, ta học được điều gì?

Xin trả lời:

  • Một nhà khoa học đoạt Giải Nobel, mặc dù có thể rất giỏi trong chuyên môn hẹp của mình, nhưng vẫn có thể có những ý kiến phi khoa học và phản khoa học!
  • Thuyết Tiến hoá làm hỏng nhận thức của con người về thế giới!

(Còn tiếp)

 

Nguồn: Viethungpham.com

Bài vở cộng tác hoặc góp ý xin gửi về tintuc@hoithanh.com

Bình Luận:

You may also like