Home Chuyên Đề Nỗi Sợ Hãi Của Giới Tiến Hóa: Phần 2: Tính Bất Đối Xứng Của Sự Sống

Nỗi Sợ Hãi Của Giới Tiến Hóa: Phần 2: Tính Bất Đối Xứng Của Sự Sống

by Viethungpham.com
30 đọc

KN 2) Bản chất sự sống là bất đối xứng. Từ việc các phân tử amino acid có mặt trong các tế bào của sự sống đều thuận tay trái để dẫn tới kết luận rằng đó là bản chất của sự sống là quá vội vàng và đơn giản, nó giống như kết luận rằng con người sinh ra là để ăn khi mà ai cũng phải ăn vậy.

Có vẻ như bạn NT không hiểu khái niệm “bản chất”. Ở đây, khái niệm “bản chất” gần như đồng nghĩa với khái niệm “quy luật” hay “định luật”. Khi ta nói các phân tử amino acid có mặt trong các tế bào của sự sống đều thuận tay trái để dẫn tới kết luận rằng đó là bản chất của sự sống thì có nghĩa đó là một quy luật, một đặc trưng rõ rệt để phân biệt sự sống với vật chất không sống ─ nếu một vật chất chứa đựng toàn acid amin thuận tay trái thì vật chất ấy ắt phải là sự sống; đảo lại, nếu một vật chất là sự sống thì ắt nó phải chứa những acid amin chỉ thuận tay trái.

Bạn không thể tìm được một vật chất không sống chứa toàn acid amin thuận tay trái. Điều này đã được chứng minh rõ ràng và được toàn thể cộng đồng khoa học thừa nhận, kể cả các nhà tiến hóa. Nếu bạn tìm được một vật chất không sống chứa toàn acid amin thuận tay trái, bạn hãy công bố ngay khám phá đó, chắc chắn bạn sẽ đoạt Giải Nobel và được toàn thế giới biết đến!

Nói cách khác, hiện tượng tất cả các acid amin đều thuận tay trái có thể là một tiêu chuẩn để phân biệt sự sống với cái không sống. Một lần nữa, xin nhắc lại để bạn KN biết rằng chính các nhà tiến hóa đã phải kêu lên rằng “Sự sống: Tất cả đều thuận tay trái, và chúng ta không biết tại sao”. Vì thế nói đó là bản chất của sự sống là đúng rối, có gì mà vội vàng? Ví von của bạn so sánh vấn đề này với kết luận con người sinh ra là để ăn khi mà ai cũng phải ăn là một ví von rất khập khễnh, vô nghĩa, và nói lên rằng bạn không hiểu Định luật Bất Đối xứng của sự sống quan trọng như thế nào, có ý nghĩa quyết định như thế nào trong việc phân biệt sự sống với cái không sống.

KN 3) Tính bất đối xứng của sự sống phải có nguyên nhân. Nguyên nhân ấy ắt phải thuộc về vũ trụ. Phải có nguyên nhân thì đã đành, ai cũng thấy việc đó không thể xảy ra ngẫu nhiên. Nhưng thuộc về vũ trụ nghĩa là sao chú? Nếu nguyên nhân nằm trong tương tác hóa học, nếu trong 1 điều kiện phản ứng đặc biệt nào đó dẫn tới kết quả này thì nguyên nhân này có thuộc loại “thuộc về vũ trụ” không ạ?

Nói nguyên nhân ấy thuộc về vũ trụ có nghĩa là nguyên nhân ấy thuộc một tác động nào đó của Tự Nhiên. Tác động này có thể là một lực bí hiểm nào đó của tự nhiên, hoặc một thông tin, một mã lệnh nào đó chi phối và hướng dẫn sự hình thành sự sống. Vào thời của Pasteur chưa có Lý thuyết Thông tin, chưa có hiểu biết gì về mã DNA, chưa có hiểu biết gì về thông tin hướng dẫn sự sống. Vì thế Pasteur thiên về chỗ cho rằng nguyên nhân ấy thuộc về một lực bí hiểm nào đó. Nhưng với kiến thức ngày nay, chúng ta có thể mở rộng nguyên nhân ấy, hoặc nó là một lực tự nhiên nào đó hoặc do một mã lệnh nào đó buộc các phân tử của sự sống tập hợp lại với nhau theo một định luật bắt buộc không thể khác, đó là Định luật Bất Đối xứng của sự sống mà Pasteur đã khám phá ra năm 1848, khi ông mới có 26 tuổi!

Dù nguyên nhân ấy là lực hay mã lệnh thì cũng đều là một thành phần của vũ trụ. Xin nhớ rằng trong thời đại ngày nay, khái niệm vũ trụ không chỉ bao gồm vật chất và năng lượng, mà còn có cả thông tin. Vì thế, sau một thế kỷ rưỡi, tuyên bố của Pasteur vẫn đúng, rằng nguyên nhân của tính bất đối xứng của sự sống thuộc về vũ trụ. Không những đúng mà con là tiên tri nữa.

Nguyên nhân ấy không thể nằm trong tương tác hóa học, vì hàng trăm, hàng nghìn phản ứng hóa học mà các nhà khoa học đã thí nghiệm trong 150 năm qua đều KHÔNG BAO GIỜ tạo ra hỗn hợp vật chất bất đối xứng, mà chỉ toàn tạo ra hỗn hợp đối xứng (racemic). Các nhà tiến hóa hóa học đã nản lòng tới mức phải nhìn ngó lên vũ trụ để tìm những mảnh thiên thạch chứa hỗn hợp bất đối xứng, để đổ cho nguyên nhân đến từ vũ trụ. Nếu bạn KN có thể tiến hành một phản ứng hóa học tạo ra hỗn hợp bất đối xứng thì bạn sẽ làm chấn động toàn cầu đấy.

Cá nhân tôi thiên về ý nghĩ cho rằng tính bất đối xứng nằm trong thông tin hướng dẫn sự sống mà mã DNA đảm nhiệm. Nói cách khác, nguyên nhân bất đối xứng của sự sống nằm trong THÔNG TIN mà DNA chuyển tải. Điều này cũng có nghĩa là tính bất đối xứng của sự sống nằm trong thiết kế của Nhà Thiết kế Sự Sống. Một trong những ý định thiết kế là các phân tử acid amin phải cùng thuận một tay thì mới có thể kết nối với nhau thành một chuỗi kéo dài vô tận để tạo thành chuỗi xoắn kép, tức DNA.

Nhưng tại sao Nhà Thiết kế lựa chọn tất cả các phân tử đều thuận trái mà không chọn phân tử thuận phải thì chưa lý giải được. Tuy nhiên, ý đồ của Nhà Thiết kế đã quá rõ ràng. Về vấn đề này, Louis Pasteur từng nêu câu hỏi nghi vấn, nếu bỗng nhiên phân tử đường đang thuận tay phải trở thành thuận tay trái, phân tử albumin đang thuận tay trái trở thành thuận tay phải thì thế giới sẽ ra sao nhỉ? Ai có thể đoán trước điều đó? Qua đó có thể thấy Pasteur không chỉ là một nhà sinh học vĩ đại, mà còn là một nhà triết học tự nhiên vô cùng thâm thúy – dường như ông muốn hỏi Nhà Thiết kế Sự Sống rằng Ngài có thể tiết lộ ý đồ của bản thiết kế của sự sống không?

Muốn cảm nhận được vai trò của Nhà Thiết kế của vũ trụ, xin lắng nghe Albert Einstein:

“Tôi nhìn thấy một mô hình, nhưng trí tưởng tượng của tôi không thể hình dung được người tạo ra mô hình đó. Tôi nhìn thấy một chiếc đồng hồ, nhưng tôi không thể hình dung ra người làm ra chiếc đồng hồ. Tư duy của con người không nhận thức được 4 chiều, vậy làm sao mà hiểu được một vị Chúa mà đối với Ngài thì một ngàn năm hay một ngàn chiều cũng chỉ là MỘT?”

Dường như cảm thấy chưa đủ, một dịp khác, Einstein lại gợi mở thêm:

“Tự Nhiên chỉ để để lộ cho ta thấy cái đuôi con sư tử. Nhưng trong trí óc tôi không có gì để nghi ngờ rằng con sư tử ắt phải gắn với cái đuôi đó, cho dù nó không thể để lộ toàn bộ thân thể nó ra cho chúng ta thấy, bởi vì kích thước của nó quá khổng lồ”

Ý của Einstein nói với chúng ta rằng:

Một định luật vũ trụ (chẳng hạn Định luật Hấp dẫn, Định luật Bất Đối xứng của sự sống, v.v.) chính là cái đuôi của con sư tử đấy. Từ đó một người thông minh phải nhận thức được rằng ắt phải có con sư tử, mà ta muốn gọi tên là gì tùy ý: Nhà Thiết kế Vũ trụ, Đấng Sáng tạo, v.v.

Nhưng tri giác của con người chỉ có thể nhận thấy cái đuôi của con sư tử thôi, đừng bao giờ có tham vọng nhìn thấy con sư tử. Tuy nhiên, trí thông minh phải biết luận ra sự tồn tại của con sư tử, như thế mới là tư duy khoa học. Những ai cố chứng minh không có con sư tử, rằng cái đuôi đó xuất hiện từ hư vô mà ra, ấy là họ cố tình chống lại khoa học mà thôi.

Dường như bạn KN đã thoáng nghĩ rằng nguyên nhân gây ra tính bất đối xứng của sự sống nằm trong các tương tác hóa học. Bạn có quyền nghĩ như thế, không ai có thể ngăn cản bạn nghĩ. Vấn đề suy nghĩ của mỗi cá nhân là vấn đề tự do ý chí (free will), tự do lựa chọn (free choice) mà Tạo Hóa đã ban cho mỗi người. Nhưng chúng ta phải chịu trách nhiệm với sự lựa chọn của chính mình. Nếu có trực giác tốt thì sẽ lựa chọn đúng, không thì sai. Tôi cho rằng hy vọng tìm nguyên nhân bất đối xứng của sự sống trong các phản ứng hóa học là dại dột, vì hàng trăm hàng ngàn thí nghiệm hóa học tổng hợp acid amin trong một thế kỷ qua đều cho kết quả hỗn hợp “racemic”, tức hỗn hợp đối xứng, lẫn lộn phải-trái với tỷ lệ cân bằng 50-50. Trước kết quả sờ sờ ra đó, ai còn cố tiếp tục theo đuổi con đường hóa học là vô cùng dại dột.

Xin nhắc lại rằng tôi nghĩ nguyên nhân ấy nằm trong mã DNA, nhưng không biết đến bao giờ khoa học mới giải mã hết được. Một số người khoác lác nói rằng khoa học đã giải mã được bí mật của DNA, mà không nói rõ ra rằng khoa học mới chỉ giải mã được một phần nào bí mật của DNA mà thôi. Không ai có thể xác định khoa học đã giải mã được bao nhiêu %, vì làm sao mà biết trước mã DNA chứa đựng những bí mật gì để có thể tuyên bố khoác lác như thế? Biết được đến đâu hay đến ấy. Ai dám nói đã biết 1% hay 50% hoặc 100% bí mật của DNA đều là NÓI RỐI. Vĩnh viễn không bao giờ biết hết bí mật của mã DNA, giống như không bao giờ biết hết bí mật của vũ trụĐó là hệ quả tất yếu của Định lý Bất toàn của Kurt Gödel. Nếu không biết định lý này sẽ không thể có một thế giới quan khoa học đúng đắn. Vậy để hiểu sinh học, kiến thức sinh học không đủ. Phải có thêm nhiều kiến thức khác, như toán học, vật lý học, và đặc biệt là TRIẾT HỌC.

Kurt Gödel, bạn vong niên của Einstein, tác giả của Định lý Bất toàn vĩ đại, từng nói:  “Không thể giải thích mọi điều được”. Tham vọng giải thích được nguyên nhân bất đối xứng của sự sống để rồi chế tạo ra sự sống bằng hóa học thuần túy có lẽ là tham vọng muốn nhìn thấy con sư tử của Einstein đấy bạn KN ơi.

Ngày 25/09/2014, trên tạp chí Nature, tạp chí khoa học uy tín nhất, xuất hiện một bài báo “Lực tự nhiên làm cho sự sống thuận tay trái” Tôi đã đọc bài báo này và thấy đầy rẫy những điểm đáng ngờ, không đáng để tôi mất công dịch thuật và bình luận cho mọi người biết. Nó chỉ nói lên khát vọng cháy bỏng của các nhà tiến hóa muốn vượt qua chướng ngại vật do Định luật Bất Đối xứng của sự sống dựng lên để cản đường họ trong hơn 150 năm qua mà thôi.

Bạn KN thân mến, chừng nào không giải thích được nguyên nhân bất đối xứng của sự sống thì chừng ấy lý thuyết nguồn gốc sự sống sẽ bế tắc. Ngay cả trong trường hợp giải thích được cũng không chắc đã có thể chế tạo ra sự sống từ vật chất không sống, nếu nguyên nhân thuộc về những nguyên lý tự nhiên mà con người không thể bắt chước. Chẳng hạn con người có thể giải thích được nguyên nhân lực hấp dẫn, nhưng không thể tạo ra lực hấp dẫn.

(Còn tiếp)

Nguồn: viethungpham.com

Bài vở cộng tác hoặc góp ý xin gửi về tintuc@hoithanh.com

Bình Luận:

You may also like