Home Chuyên Đề Nền Tảng Kinh Thánh: Lữ Khách Hay Dân Định Cư?

Nền Tảng Kinh Thánh: Lữ Khách Hay Dân Định Cư?

by thetravelingteam.org
30 đọc

Học Cách Sống Trong Thiên Sử Thi Của Đức Chúa Trời

Ngay từ thuở ban đầu, bắt đầu với A-đam và Ê-va, nhân loại đã khao khát trở thành dân định cư. Trong Sáng Thế Ký 1:28, mạng lệnh đầu tiên của Đức Chúa Trời với loài người, Ngài phán: “Hãy sanh sản, thêm nhiều, làm cho đầy dẫy đất.” Trong Sáng Thế Ký 9:1, khi Nô-ê và gia đình ông bước khỏi tàu, Chúa bảo họ “hãy sanh sản, thêm nhiều, làm cho đầy dẫy đất.” Rõ ràng mong muốn của Đấng Tạo Hóa chúng ta là làm đầy dẫy trên đất những người thờ phượng Ngài.

Khi bạn nhìn tiếp vào câu chuyện của Chúa, bạn nhận ra con cháu của Nô-ê, đều sinh sống cùng một thành, đồng một thứ tiếng,( Sáng Thế Ký 11:4 )có nói: “Nào! Chúng ta hãy xây một cái thành và dựng lên một cái tháp, chót cao đến tận trời; ta hãy làm cho rạng danh, e khi phải tản lạc khắp trên mặt đất.” Con cháu của Nô-ê cũng biết rõ kế hoạch và mục đích của Đức Chúa Trời lúc bấy giờ là trở thành những người lữ khách chứ không phải dân định cư, nhưng họ lại chọn cách trực tiếp bất tuân mong muốn của Đức Chúa Trời. Trong (Sáng Thế Ký 11:8), chúng ta thấy rằng Đức Chúa Trời luôn có được những gì Ngài muốn, dù loài người có vâng lời hay không. Ngay lập tức, Chúa làm tản lạc những con người này trên khắp mặt đất, làm rối loạn tiếng nói của họ, và họ ngừng xây thành. Chúng ta thấy rằng chính Chúa chứ không phải loài người đã tạo dựng nên các quốc gia trên thế giới, các nền văn hóa đa dạng, các ngôn ngữ, và các nhóm người.

Chúng ta càng tìm hiểu về Chúa và Câu chuyện của Ngài, chúng ta học được Câu chuyện của Đức Chúa Trời là một thiên sử thi. Thiên sử thi là một câu chuyện đủ lớn để sống mãi. Tạm trú và trở thành một lữ khách là tất cả những gì ta cần học để sống trong bối cảnh Câu chuyện của Chúa mà không cố tạo nên câu chuyện nhỏ cho chính mình. Bằng chứng cho thấy nhân loại nỗ lực và tìm kiếm để sống độc lập với Đấng Tạo Hóa được thấy rõ qua các câu chuyện trong Kinh Thánh và ngay cả nước Mỹ ngày nay. Tìm kiếm và đeo đuổi Giấc mơ Mỹ là thực trạng cuộc sống tại Mỹ, và họ đưa hình mẫu này cho cả thế giới. Trong câu chuyện Tháp Ba-bên, con người muốn có uy thế, quyền lực, và được định cư tại một chỗ. Đối lập hoàn toàn với kế hoạch của Đấng Tạo Hóa. Giấc mơ Mỹ đưa ra hình mẫu của một người có một cuộc sống sung túc cho bản thân để họ không phải dựa dẫm vào bất kì ai hoặc bất kì thứ gì trong suốt cuộc đời họ. Khả năng tự sở hữu đất đai và nhà cửa là giấc mơ của tất cả mọi người. Chính tâm lý Giấc mơ Mỹ khiến chúng ta không thể thấy được công việc của Đức Chúa trời xung quanh mình.

Lữ Khách Là Kiều Dân Và Là Người Ngoại Kiều Với Thế Giới Này.

Trong Hê-bơ-rơ 11, chương về đức tin đã chia sẻ câu chuyện của nhiều lữ khách có đức tin mạnh mẽ theo Chúa trong lúc sống và cả lúc chết. Hê-bơ-rơ 11:13: “Tất cả những người ấy đều chết trong đức tin, chưa nhận lãnh những điều đã hứa cho mình; chỉ trông thấy và chào mừng những điều ấy từ đằng xa, xưng mình là kiều dân và lữ khách trên đất.” Tất cả những người đầy dẫy đức tin đã làm gương về một cách sống hiểu mình chỉ là những kẻ tạm trú trên đất. Họ hiểu rằng họ không được kêu gọi để lập nhà trên đất. Những anh hùng đức tin này biết rằng họ bước qua đời này như một người theo Đấng Christ, là Đấng đang sắm sẵn cho họ một chỗ ở cố định trong nước Thiên Đàng. Những người này đã có những quyết định phải trả bằng cả mạng sống họ, nhưng dùng sự trả giá đó để đầu tư vào Vương quốc đời đời của Đấng Tạo Hóa.

Đức Chúa Giê-xu cầu nguyện để các môn đồ của Ngài trở thành những người ngoại kiều và lữ khách trên đất.

“Con không cầu xin Cha đem họ ra khỏi thế gian nhưng xin Cha gìn giữ họ khỏi điều ác. Họ không thuộc về thế gian cũng như Con không thuộc về thế gian.” –  Giăng 17:15-16

Đức Chúa Giê-xu không cầu xin cho môn đồ của Ngài được đem ra khỏi hiểm nguy, nhưng là gìn giữ họ khỏi sự hiện diện của nguy hiểm. Chúa không cầu xin để họ sống cùng nhau tại một nơi yên bình, nhưng là sống tại những nơi nguy hiểm để xây dựng mối quan hệ với những linh hồn chưa được chạm tới.

Một người lữ khách là một cư dân chọn cách sống của một người ngoại kiều, bời vì anh ta biết rằng nhà thật sự của mình là ở trên thiên đàng với Đấng tạo dựng nên mình. Đời sống họ phản ánh rằng họ là những người trú ngụ, là kiều dân tại nơi đất khách quê người, là người chỉ ở lại một lúc, luôn luôn tiến lên phía trước, luôn luôn tăng trưởng. Người Lữ Khách luôn luôn thay đổi, tiên phong, đề xướng, và là người mở đường để trở thành một phần của cuộc cách mạng của Đấng Christ. Người Lữ Khách là người tạm trú, nghĩa là ở, sinh sống, trú ngụ và sống như một người ngoại kiều. Tạm trú nghĩa là sống một cuộc sống như người bộ hành, không nhìn nhận cuộc đời như một đích đến nhưng là một quá trình, một cuộc hành trình tiếp diễn.

Trông câu chuyện về Áp-ram, năng quyền của câu chuyện không phải là về những điều vĩ đại mà Áp-ram đã thực hiện. Áp-ram, là con cháu của một trong bảy mươi quốc gia mà Chúa tạo ra tại Tháp Ba-bên. Khi bạn so sánh những gì con người đã ước muốn tại Tháp Ba-bên, với những gì Chúa hứa với Áp ram, thì thấy hai điều này là một. Trong Sáng Thế Ký 12:1-3:

“Vả, Đức Giê-hô-va có phán cùng Áp-ram rằng: Ngươi hãy ra khỏi quê hương, vòng bà con và nhà cha ngươi, mà đi đến xứ ta sẽ chỉ cho. Ta sẽ làm cho ngươi nên một dân lớn; ta sẽ ban phước cho ngươi, cùng làm nổi danh ngươi, và ngươi sẽ thành một nguồn phước. Ta sẽ ban phước cho người nào chúc phước ngươi; và các chi tộc nơi thế gian sẽ nhờ ngươi mà được phước.”

Năng quyền đằng sau câu chuyện của Áp-ra-ham là: nhờ đức tin của Áp-ra-ham khi vâng lời, Chúa giữ Lời hứa của Ngài là làm nổi danh Áp-ra-ham, gia đình của Áp-ra-ham trở thành một dân lớn, là phước hạnh cho mọi dân tộc trên thế giới qua ông. Câu chuyện của Áp-ra-ham không phải nói về việc ông đến được vùng đất hứa, mà là về Áp-ra-ham tin cậy nơi Đấng Tạo Hóa của ông. Chính Chúa đã đổi tên ông thành Áp-ra-ham, nghĩa là cha của nhiều dân tộc. Câu chuyện Áp-ra-ham bỏ lại mọi thứ mà ông biết để theo một Chúa mà ông không biết, đi đến một nơi mà Chúa không nói cho ông biết. Bạn có cảm thấy sự tín nhiệm đến cùng mà Áp-ra-ham có không? Áp-ra-ham là một người lữ hành, một người ngoại, một người đàn ông từ trong các quốc gia, một người giàu có, một nhân vật xuất chúng trong cộng đồng của ông. Đức Chúa Trời kêu gọi Áp-ra-ham bỏ lại tất cả sự ổn định đó để theo Ngài.

Chúa đang kêu gọi chúng ta học theo ví dụ lớn về hành hương bản thân, ngày nay trong thời hiện đại này. Giấc Mơ Mỹ nói với chúng ta rằng hãy định cư, sống gần gũi với gia đình, kiếm thật nhiều tiền, chăm sóc gia đình mình, và có một ngôi nhà tốt, cùng với nhiều sự bảo đảm và ổn định nhất có thể.

Ngay từ thời điểm ban đầu, nhân loại đã phải đấu tranh trong trận chiến này để được ổn định một chỗ và không bị tan lạc khắp mặt đất.

Bạn định sẽ tạm trú hay định cư? Bạn có dám bước ra cánh đồng truyền giáo không?

Dịch: H.U

Nguồn: thetravelingteam.org

Ảnh: chopra.com

Bài vở cộng tác hoặc góp ý xin gửi về tintuc@hoithanh.com

Bình Luận:

You may also like