Home Chuyên Đề Chữ Ký Của Tiên Tri Ê-Sai? Khảo Cổ Học Và Kinh Thánh

Chữ Ký Của Tiên Tri Ê-Sai? Khảo Cổ Học Và Kinh Thánh

by Sưu Tầm
30 đọc

Khoảng tám năm trước, tôi đã cho bạn biết về một khám phá lớn của ngành khảo cổ. Khi các nhà khảo cổ đang khai quật “tại khu vực chân tường phía nam bao quanh thành phố cổ Jerusalem”, họ phát hiện được một bãi rác cổ có từ thế kỷ thứ 8 TC.

Tại bãi rác này, họ tìm thấy 33 con dấu bằng đất sét, được gọi là bullae. Một trong số này có khắc dòng chữ “Thuộc về Ê-xê-chia (con của) A-cha, vua Giu-đa.”

Rất có thể đó chính là Ê-xê-chia, nhân vật mà Kinh Thánh nói đến.

Những ai quen thuộc với câu chuyện vua Ê-xê-chia đều biết đến một người đóng vai trò to lớn trong thời trị vì của ông, đó chính là tiên tri Ê-sai. Chính tiên tri Ê-sai đã cam đoan với nhà vua rằng chi phái Giu-đa sẽ không rơi vào tay cùng một đạo quân A-sy-ri, là đạo quân đã lưu đày mười chi phái phía bắc trước đó.

Cũng chính Ê-sai cho vua Ê-xê-chia biết rằng vua sẽ không chết và dấu hiệu đảm bảo cho việc này chính là bóng mặt trời sẽ tự lui lại mười độ (Ê-sai 38:7).

Khi biết về mối liên hệ gần gũi giữa vua Ê-xê-chia và Ê-sai trong cuộc sống, chúng ta sẽ không ngạc nhiên khi biết rằng có khả năng họ cũng kết nối với nhau trong di tích khảo cổ học.

Bài báo của Tạp Chí Khảo Cổ Về Kinh Thánh (Biblical Archaeology Review) viết về một công trình nghiên cứu do Eilat Mazar, trường Đại học Hebrew, thực hiện. Mazar giám sát cuộc khai quật trong đó tìm thấy con dấu của vua Ê-xê-chia trong số ba mươi ba bullae thu được.

Trong số những con dấu bằng đất sét khác, có một con dấu được ghi tên “Yesha ‘yah[u].” (יְשַׁעְיָהוּ) Với những ai không biết tiếng Do Thái, xin giải thích thêm tên này có nghĩa “YHWH là sự cứu rỗi.” Trong tiếng Anh, tên này được viết là “Ê-sai.”

Bạn đã nghe tôi nói rồi đó, là Ê-sai. Câu hỏi hiển nhiên là: Con dấu đó phải là của tiên tri Ê-sai hay không?

Mazar tin rằng rất có thể là đúng như vậy. Lý do lớn nhất, đó là, dưới cái tên “Yesha ‘yah[u]” là những chữ cái tiếng Do Thái giống như là chữ “nvy”. Một phần của dòng dưới đó đã bị mất, vì vậy Mazar không thể chắc chắn 100%, song “n-v-y” là những chữ cái đầu tiên của từ Do Thái “nabi” có nghĩa là “tiên tri”.

Như vậy, bà có lý do chuyên môn để nghĩ rằng từ đó thực sự là nabi. Nhưng quan trọng hơn hết, bà tin rằng, bên cạnh những dòng chữ khắc thực tế thì địa điểm khám phá này là bằng chứng mạnh mẽ nhất để kết luận rằng chúng ta rất có thể đang nhìn thấy “chữ ký của Ê-sai”, như tờ tạp chí đã viết.

Bà viết rằng “chúng ta không nên bất ngờ về việc tìm thấy dấu vết con dấu của tiên tri Ê-sai bên cạnh của vua Ê-xê-chia.” Bà chỉ ra rằng vào năm 2008, những con dấu của hai vị quan lớn Ghê-đa-lia và Sê-lê-mia – những nhân vật được đề cập đến trong Giê-rê-mi đoạn 38 – đã được tìm thấy “chỉ cách đó một vài feet.”

Như vậy, “đây không phải là lần đầu tiên có phát hiện về của con dấu của hai nhân vật trong Kinh Thánh, được đề cập đến trong cùng một câu Kinh Thánh, được tìm thấy trong một địa điểm khảo cổ.”

Bà kết luận rằng “mối quan hệ thân thiết giữa tiên tri Ê-sai và vua Ê-xê-chia, giống như được mô tả trong Kinh Thánh, và thực tế là con dấu được tìm thấy bên cạnh con dấu khắc tên Ê-xê-chia dường như để lại khả năng. . . có thể đây là con dấu của tiên tri Ê-sai, đồng thời cũng là nhà cố vấn cho vua Ê-xê-chia.”

Bạn biết còn khả năng nào không khả thi không? Đó chính là việc tìm thấy bằng chứng về nhân vật Héc-quyn của thần thoại Hy Lạp-La Mã, hoặc các anh hùng của sử thi Ấn Độ, đã từng tồn tại – ít nhất là không có trong bất cứ thứ gì như các văn bản cổ. Những nhân vật này ra đời trong thời kỳ thần thoại trước khi có trong lịch sử, trước cả khi chữ viết được phát minh.

Như chúng tôi lặp đi lặp lại nhiều lần, Kinh Thánh ra đời trong thế giới bạn và tôi sống. Kinh Thánh kể câu chuyện về một Đức Chúa Trời hành động trong lịch sử loài người được ghi lại và có quyền tối thượng trên nó.

Vì vậy, việc tìm ra dấu vết của hoạt động này, thậm chí là trong bãi rác cổ, không nên là điều bất ngờ.

Dịch: Agnes Le

Nguồn: ChristianHeadlines.com

Bài vở cộng tác hoặc góp ý xin gửi về tintuc@hoithanh.com

Bình Luận:

You may also like