Home Chuyên Đề Khế Ước Hôn Nhân Cổ 4000 Năm Tuổi Của Người A-si-ri Phản Ánh Mối Quan Hệ Của Áp-ra-ham và A-ga Trong Kinh Thánh

Khế Ước Hôn Nhân Cổ 4000 Năm Tuổi Của Người A-si-ri Phản Ánh Mối Quan Hệ Của Áp-ra-ham và A-ga Trong Kinh Thánh

30 đọc

“Sau khi Áp-ram đã trú ngụ mười năm tại xứ Ca-na-an, Sa-rai, vợ người, bắt A-ga, là con đòi Ê-díp-tô mình, đưa cho chồng làm hầu.” Sáng-thế-ký 16:3

Một nghiên cứu được công bố gần đây đã đưa ra một bảng văn tự Ả rập 4000 năm tuổi. Đây là một khế ước hôn nhân của người A-si-ri, gần giống với thỏa thuận giữa Áp-ra-ham và A-ga, nhưng có những sự khác biệt đáng chú ý. Truyền thông, vốn thông hiểu các thực hành ngoại giáo hơn là Kinh Thánh, đã đưa ra những kết luận sai lầm nghiêm trọng về những gì được phát hiện, còn các nhà nghiên cứu lại bỏ lỡ một số mặc khải rõ ràng mà Kinh Thánh đã có thể cung cấp cho những nghiên cứu khảo cổ của họ.

Bảng văn tự bằng đất nung này là khế ước hôn nhân giữa một người nam và một người nữ tên là Laqipum và Hatala sống tại vùng Lưỡng Hà. Như một phần trong thỏa thuận tiền hôn nhân, người chồng được quyền lựa chọn thuê một người đẻ thay nếu như hai vợ chồng không thể có con sau hai năm kể từ ngày kết hôn.

“Người nữ nô lệ sẽ được tự do sau khi sinh con trai đầu lòng và đảm bảo rằng gia đình đó không bị tuyệt tự,” Giáo sư Ahmet Berkiz Turp của trường Đại học Harran thuộc Chuyên ngành Sản Phụ Khoa chia sẻ với tờ Daily Sabah. “Ly hôn không phải là một lựa chọn dành cho những cặp vợ chồng hiếm muộn trong văn hóa của người A-si-ri, mối quan hệ một vợ một chồng rất được coi trọng, thỏa thuận này đã mang đến giải pháp để duy trì hôn nhân và phát triển những gia đình khó có con.”

Nếu có các lý do hợp lý để ly hôn, bảng văn sẽ tự chỉ ra những điều khoản bồi thường dành cho cả hai bên. Theo nghiên cứu được công bố mới đây của các nhà nghiên cứu thì dòng chữ khắc ghi là: “Nếu Laqipum lựa chọn ly hôn vợ, anh sẽ phải trả (cho cô) 5 mi-na bạc – và nếu Hatala quyết định ly hôn chồng, cô sẽ phải trả (cho anh) 5 mi-na bạc. Những người làm chứng: Masa, Ashurishtikal, Talia, Shupianika.”

Nghiên cứu này đã xác định 5 mi-na bạc thời đó có giá trị 1,500 đô-la thời nay.

Những điều trên gần như phản ánh lại thỏa thuận giữa Áp-ram và Sa-rai trong Kinh Thánh khi họ không thể có con.

“Sau khi Áp-ram đã trú ngụ mười năm tại xứ Ca-na-an, Sa-rai, vợ người, bắt A-ga, là con đòi Ê-díp-tô mình, đưa cho chồng làm hầu.” Sáng-thế-ký 16:3

Điều này thật đáng chú ý vì sau khi A-ga sanh Ích-ma-ên – tổ phụ của người Ả-rập, Đức Chúa Trời đã hứa với Áp-ram (còn được gọi là Áp-ra-ham) rằng giao ước của Ngài là dành riêng cho con trai chưa được hoài thai của Sa-rai (còn được gọi là Sa-ra), Y-sác.

“Đức Chúa Trời bèn phán rằng: Thật vậy, Sa-ra, vợ ngươi, sẽ sanh một con trai, rồi ngươi đặt tên là Y-sác. Ta sẽ lập giao ước cùng nó, để làm giao ước đời đời cho dòng dõi của nó.” Sáng-thế-ký 17:19

Cũng thật thú vị khi nhìn thấy Sa-ra yêu cầu Áp-ra-ham đuổi A-ga đi, bà đã dùng từ “đuổi – garesh” cũng được dịch là “li hôn”, để chắc chắn rằng Ích-ma-ên sẽ không được hưởng một phần kế tự nào hết. Vì con của người vợ bị bỏ sẽ không được hưởng kế tự.

“Người nói với Áp-ra-ham rằng: Hãy đuổi con đòi với con nó đi đi, vì đứa trai của con đòi nầy sẽ chẳng được kế nghiệp cùng con trai tôi là Y-sác đâu.” Sáng-thế-ký 21:10

Theo truyền thông, vị trí người phụ nữ trong thỏa thuận hôn nhân của người A-si-ri bị hiểu lầm như một người nô lệ phục vụ trong đền thờ, một kỵ nam hoặc một kỵ nữ thực hiện các lễ nghi để thờ phượng thần ngoại. Dù hoạt động này không quá xa lạ trong thế giới cổ đại, không giống như những gì được mô phỏng trong bảng ký tự tiếng Ả rập với nội dung tập trung vào vấn đề sinh sản trong giới hạn hôn nhân và cũng không phải vấn đề tín ngưỡng, những người nô lệ phục vụ trong đền thờ để thực hành việc quan hệ xác thịt bởi nghi thức tôn giáo chứ không phải cho việc sinh sản.

Nếu các nhà nghiên cứu đã đọc câu chuyện về Áp-ra-ham, Sa-ra (và A-ga), họ chắc hẳn sẽ tự hỏi rằng điều gì đã diễn ra giữa Laqipum và Hatala trong những tình huống tương tự. Nếu họ tiến hành thỏa thuận của mình và sử dụng một người đẻ thay sau hai năm hiếm muộn chỉ để bất ngờ có được một đứa trẻ vào năm thứ ba thì sao?

Bảng đá này được tìm thấy tại khu vực di sản thế giới UNESCO Kültepe-Kanesh ở tỉnh Kayseri miền trung Thổ Nhĩ Kỳ. Khu vực này từng là nơi dân cư ở trong suốt thời kỳ của Đế chế A-si-ri cổ, niên đại giữa 2100 và 1800 TCN. Cuộc đào bới đã bắt đầu ở khu vực khảo cổ vào năm 1925 khi đó có hơn 1000 bảng đá chữ Ả rập được tìm thấy. Bảng đá đặc biệt này hiện được trưng bày tại bảo tàng Khảo Cổ Istanbul và được ghi lại trong các ghi chép y khoa về Nội Tiết như một sự đề cập được biết đến sớm nhất về sự sinh sản của loài người.

Dịch: Hồng Ân

Nguồn: breakingisraelnews.com

Bài vở cộng tác hoặc góp ý xin gửi về tintuc@hoithanh.com

Bình Luận:

You may also like