Home Dưỡng Linh Ngày 21 – Sự Ô Uế Do Bệnh Da Liễu (2)

Ngày 21 – Sự Ô Uế Do Bệnh Da Liễu (2)

by SU Việt Nam
30 đọc

Tiếp tục từ phân đoạn ngày hôm qua, phân đoạn ngày hôm nay giải quyết những tình huống khác nhau, điều có thể ảnh hưởng tới tình trạng của da. Điều này là bởi vì dân sự của Đức Chúa Trời phải phản ứng lại với mọi tình huống một cách nhạy cảm để duy trì được sự trọn vẹn.

Lê-vi Ký 13:18-39 

18 Nếu một người có một mụt nhọt trên da đã lành, 19 nhưng tại chỗ mụt đó lại nổi một cái nhọt trắng hay một đốm đỏ tái thì phải đến cho thầy tế lễ khám. 20 Nếu thấy cái đốm đó lõm sâu hơn mặt da và lông chuyển sang màu trắng thì thầy tế lễ phải tuyên bố người ấy là ô uế; đó là một vết do bệnh phong hủi đã phát ra từ mụt nhọt. 21 Nhưng nếu thầy tế lễ khám mà không thấy lông trắng, chỗ đốm không lõm sâu hơn mặt da và màu nhạt đi, thì thầy tế lễ phải cho cách ly người ấy trong bảy ngày. 22 Nếu thấy đốm ấy ăn lan trên da thì thầy tế lễ phải tuyên bố người ấy là ô uế, vì đó là bệnh phong hủi. 23 Nhưng nếu đốm ấy vẫn ở nguyên một chỗ, không ăn lan ra, thì đó là vết sẹo của mụt nhọt; thầy tế lễ sẽ tuyên bố người đó là thanh sạch. 24 Khi một người có vết bỏng trên da và vết bỏng đó trở thành một đốm đỏ tái hay trắng, 25 thì thầy tế lễ sẽ khám. Nếu lông trong đốm đã chuyển thành màu trắng và lõm sâu hơn mặt da thì đó là bệnh phong hủi phát ra từ vết bỏng. Thầy tế lễ phải tuyên bố người nầy là ô uế, vì đó là bệnh phong hủi. 26 Nhưng nếu thầy tế lễ khám vết bỏng mà không thấy lông trắng, không lõm sâu hơn mặt da và đã mờ đi thì thầy tế lễ cho cách ly người ấy trong bảy ngày. 27 Đến ngày thứ bảy, thầy tế lễ khám lại người ấy, nếu đốm ấy lan ra trên da thì phải tuyên bố người ấy là ô uế, vì đó là bệnh phong hủi. 28 Nhưng nếu đốm đó vẫn ở nguyên một chỗ, không lan ra trên da và đã mờ đi, thì đó là vết thương do bỏng lửa. Thầy tế lễ sẽ tuyên bố người ấy là tinh sạch, vì đó là sẹo của vết bỏng.

29 Khi một người đàn ông hay đàn bà có vết thương trên đầu hoặc nơi cằm, 30 thì thầy tế lễ sẽ khám vết thương đó. Nếu nó lõm sâu hơn mặt da, lông mọc trong đó thưa và có màu hơi vàng thì thầy tế lễ phải tuyên bố người ấy là ô uế, đó là chứng ghẻ chốc, tức là bệnh phong hủi ở đầu hay ở cằm. 31 Nhưng nếu thầy tế lễ khám chỗ ghẻ chốc đó mà thấy nó không lõm sâu hơn mặt da và không có lông đen mọc trong đó, thì thầy tế lễ phải cho cách ly người ấy trong bảy ngày. 32 Đến ngày thứ bảy, thầy tế lễ sẽ khám, nếu chỗ ghẻ chốc đó không lan ra, không có lông hơi vàng và không lõm sâu hơn mặt da, 33 thì người ấy phải cạo đầu và râu nhưng không cạo chỗ vết ghẻ chốc, rồi thầy tế lễ sẽ lại cách ly người ấy thêm bảy ngày nữa. 34 Đến ngày thứ bảy, thầy tế lễ khám lại, nếu chỗ ghẻ chốc không lan ra trên da, không lõm sâu hơn mặt da thì thầy tế lễ sẽ tuyên bố người ấy là thanh sạch. Người ấy sẽ giặt quần áo và sẽ được thanh sạch. 35 Nhưng nếu chỗ ghẻ chốc đó lại lan ra trên da sau khi được tuyên bố thanh sạch 36 thì thầy tế lễ phải khám lại. Nếu chỗ ghẻ chốc đó đã lan ra trên da thì thầy tế lễ không cần tìm xem có lông hơi vàng hay không; người ấy đã bị ô uế rồi. 37 Nhưng nếu chính mắt thầy tế lễ thấy chỗ ghẻ chốc đó vẫn như trước và có lông đen đã mọc ở đó, thì chỗ ghẻ chốc đó đã lành và người đó đã được thanh sạch. Thầy tế lễ sẽ tuyên bố người ấy là thanh sạch.

38 Khi trên da thịt của một người đàn ông hay một người đàn bà nổi lên những đốm trắng 39 thì thầy tế lễ sẽ khám. Nếu những đốm trên da thịt người nào có màu trắng đục thì đó chỉ là mụn phát ra trên da, người ấy vẫn thanh sạch.

Suy ngẫm và hiểu

Các thầy tế lễ chẩn đoán các loại bệnh khác nhau về da – sưng tấy, vết bỏng, mụn nhọt, những vết đốm – và phân biệt cái gì thanh sạch và ô uế. Trong những trường hợp, khi họ chắc chắn về sự ác tính của căn bệnh ngoài da, họ công bố nó bị ô uế. Trong những trường hợp họ không chắc chắn, họ cách ly người bị bệnh trong bảy ngày, theo dõi tiến triển của căn bệnh, và sau đó đưa ra sự chẩn đoán cuối cùng. Dầu vậy, các thầy tế lễ không tiến hành việc điều trị khám chữa bệnh theo những tiêu chuẩn của y học. Họ chỉ đơn giản phân biệt tình trạng của căn bệnh ở da, phán xét sự thanh sạch và sự ô uế của nó một cách tương ứng từ một cái nhìn có tính xác nhận, và tiến hành những biện pháp cần thiết trong những trường hợp khi căn bệnh được xác định là ô uế, như để người bệnh được cách ly (c.18-39).

Đức Chúa Trời là Đấng như thế nào?

C.23, 28, 37, 39 Đức Chúa Trời đòi hỏi sự thánh khiết trọn vẹn đối với dân sự của Ngài. Cựu Ước cho chúng ta thấy mức độ thánh khiết mà Đức Chúa Trời đòi hỏi thông qua những luật về sự thanh tẩy, và Tân Ước dạy chúng ta cách đạt được sự thánh khiết đó – “và cho họ bởi đức tin nơi Ta được sự tha tội, cùng phần gia tài với các thánh đồ” (Công Vụ Các Sứ Đồ).

Ngài ban cho tôi bài học gì?

C.19-39 Dân sự của Đức Chúa Trời suy ngẫm về chính mình trong mọi tình huống và tích cực giải quyết những phương diện chưa được thánh khiết trong đời sống của họ. Chúng ta, những người đang sống trong một thế giới bị ảnh hưởng bởi tội lỗi, có thể bị dơ bẩn bởi những điều ô uế vào bất cứ lúc nào, nhưng điều này không có nghĩa là chúng ta có thể làm ngơ trước những tình trạng nhơ nhớp của chúng ta và cho phép những sự không thanh sạch thống trị chúng ta. Điều gì là những sự không thanh sạch mà chúng ta phải tích cực giải quyết và chống lại?

Tham khảo

13:18-44 Những nguyên tắc này giải quyết những trường hợp khác nhau của căn bệnh phong hủi liên quân đến những bệnh da liễu thông thường khác. Thầy tế lễ phải xác định liệu tình trạng có khiến người đó bị ô uế hay không (so sánh với 10:10-11) để bảo vệ cộng đồng.

Cầu nguyện: Chúa ôi, cho dù thân thể chúng con tiếp tục suy yếu và bộc lộ những triệu chứng của sự chết, xin cho con người bề trong của chúng con được làm mới hàng ngày. 

Đọc Kinh Thánh trong năm: Mác 1-4

Bình Luận:

You may also like