Đức Chúa Trời không phán xét chúng ta bởi vì chúng ta là những tội nhân, nhưng bởi vì chúng ta không ăn năn.
Lu-ca 13:1-9
1 Chính lúc ấy, có vài người ở đó thuật lại cho Đức Chúa Jêsus về việc Phi-lát giết những người Ga-li-lê, khiến máu của họ hòa lẫn với sinh tế họ đang dâng. 2 Ngài đáp: “Các ngươi tưởng những người Ga-li-lê đó phạm tội nặng hơn tất cả người Ga-li-lê khác vì họ bị đau khổ như thế sao? 3 Ta bảo các ngươi, không phải; nhưng nếu các ngươi chẳng ăn năn thì tất cả sẽ bị hư mất như vậy. 4 Hay là mười tám người kia bị tháp Si-lô-ê ngã xuống đè chết, các ngươi tưởng họ tội lỗi hơn mọi người khác cư ngụ ở thành Giê-ru-sa-lem sao? 5 Ta bảo các ngươi, không phải; nhưng nếu các ngươi chẳng ăn năn thì tất cả sẽ bị hư mất như vậy.”
6 Rồi Ngài kể ẩn dụ nầy: “Người kia trồng một cây vả trong vườn nho mình; ông đến tìm quả nhưng chẳng thấy quả nào. 7 Ông nói với người trồng nho: ‘Kìa đã ba năm nay ta đến hái quả nơi cây vả nầy nhưng chẳng thấy gì cả. Hãy đốn nó đi, tại sao để nó choán đất vô ích?’ 8 Người trồng nho thưa: ‘Thưa chủ, xin để nó lại năm nầy nữa, chờ tôi đào đất chung quanh nó rồi đổ phân vào. 9 Có lẽ về sau nó sẽ kết quả; nếu không, chủ sẽ đốn.’ ”
Suy ngẫm và hiểu
Những người Do Thái tin rằng thảm họa và sự chết là kết quả của tội lỗi của một người (c.2). Tuy vậy, việc sử dụng những ví dụ về những người bị Phi-lát giết và những người bị tháp Si-lô-ê đè chết, Đức Chúa Jêsus phán rằng tất cả mọi người cuối cùng sẽ bị hư mất, nếu họ không ăn năn (c.1-5). Cây vả không thể sinh trái tượng trưng cho dân Do Thái, những người nghe thấy lời của Đức Chúa Jêsus, nhưng vẫn không kết quả tương xứng với sự ăn năn. Đối với những người này, thời gian còn lại là một năm (cơ hội cuối cùng). Những người có tai để nghe sẽ nghe thấy những lời của Đức Chúa Jêsus, đến để ăn năn, và tránh khỏi sự hủy diệt.
Đức Chúa Jêsus là Đấng như thế nào?
C.8 Đức Chúa Jêsus chờ đợi chúng ta ăn năn và ban cho chúng ta cơ hội để có kết quả. Thời điểm hiện tại, khi chúng ta đang nghe được lời của Đức Chúa Jêsus, là thời kỳ kết quả tương xứng với sự ăn năn.
Ngài ban cho tôi bài học gì?
C.1-5 Vụ Phi-lát giết những người Ga-li-lê ở trong đền thờ và trộn máu của họ với những sinh tế của người Do Thái, và sự kiện mười tám người bị tháp Si-lô-ê đè chết, không có liên quan gì tới sự phán xét của Đức Chúa Trời. Trước tiên, những người đó không trả một cái giá bởi vì họ tội lỗi hơn các môn đồ. Qua việc chứng kiến các sự kiện như thế này, chúng ta phải nhớ rằng con người là những sinh vật hữu hạn, những người phải chết, mà không ăn năn thì sự phán xét có thể đến bất cứ lúc nào, một cách không ngờ như những thảm họa. Sự phán xét không đến với những tội nhân lớn hơn trước. Vì thế, thay vì tìm kiếm tội lỗi của những người khác trong sự rủi ro hoặc thảm họa, chúng ta phải nhìn vào chính mình một cách cẩn thận.
Tham khảo
13:6-9 Ẩn dụ này tượng trưng cho cơ hội cuối cùng để ăn năn của Y-sơ-ra-ên trước khi phải chịu sự phán xét của Đức Chúa Trời. Ba năm có nghĩa là Y-sơ-ra-ên có đủ thời gian để ăn năn. Thưa chủ, xin để lại năm nầy nữa. Thời kỳ của ân điển và cơ hội được kéo dài ra, nhưng chỉ trong khoảng thời gian có giới hạn.
Đào đất xung quanh nó ngụ ý làm tơi đất để nước có thể ngấm một cách dễ dàng đến các rễ; nếu cây vả không đáp ứng, nó sẽ bị…chặt (so sánh với c.34-35; 19:41-44). Việc giải thích bằng tiếng Hy Lạp gợi ý rằng sự cố gắng cuối cùng này cũng sẽ dẫn đến sự thất bại. Sự nhân từ và kiên nhẫn của Đức Chúa Trời không thể tiếp tục mãi mãi.
Cầu nguyện: Cám ơn Ngài vì đã ban cho chúng con một cơ hội khác năm nay. Xin hãy giúp chúng con đáp ứng với nhiều kết quả.
Đọc Kinh Thánh trong năm: Phục Truyền Luật Lệ Ký 5-7