Home Tôi Viết Việt Nam Quê Hương Tôi

Việt Nam Quê Hương Tôi

by Hồ Galilê
30 đọc

Việt Nam quê hương tôi
Có sông núi đắp bồi
Có rừng cao biên giới
Có hải đảo xa xôi.

Đồng Tháp mười nước nổi
Sông rạch mái chèo bơi
Cá tôm mời khách vãng
Sầu riêng Tây nam bộ.

Măng cụt nhiều Tây Ninh
Dừa xanh xanh Bình Định
Rừng xanh xanh Lâm Đồng
Chảy ngược dòng sông Tiên (1)

Mỹ Sơn chiều cô quạnh!
U tịch những đền đài…
Huyền Trân người một thủa (*2)
Ngai vàng chưa truyền tay.

Điêu tàn đã đến sớm
Trước những ngày vàng son
Thu Bồn ơi! Thu Bồn!
Thuyền ngược xuôi xứ Quảng.

Giao Thủy nối Vu Gia
Thượng nguồn Nam trân quả (*3)
Gia Long ăn cầm thực…
Lúc nước nhà điêu linh.

Cực bắc ải Nam quan
Phi Khanh từ biệt Trãi (*4)
Bình ngô Đại cáo hồi
Việt Nam quê hương tôi.

Việt Nam quê hương tôi
Chúa xót thương từng hồi…
Cho lòng dân Việt hối
Trở về ăn năn tội.

Tiếp nhận Chúa ba ngôi
Cuộc đời vui biến đổi
Dân tộc tôi phước dồi
Việt Nam quê hương tôi.

(*1) Tại huyện Tiên Phước tỉnh Quảng Nam có dòng sông Tiên nước chảy ngược giòng rồi sau đó mới đổ về miền xuôi, đây là con sông duy nhất có giòng chảy như vậy tại Việt Nam.

(*2) Năm 1306 vua Trần Anh Tôn gã Huyền trân công chúa cho vua Chiêm tức là Chế Mân, vua Chiêm dâng 2 châu Ô và Rý làm sính lễ, bây giờ Mỹ Sơn là di sản văn hóa thứ hai của tỉnh Quảng Nam được Unesco công nhận.

(*3) Nguyến Ánh theo chúa Nguyễn phúc Thuần vào Quảng Nam bị quân Tây Sơn rượt đuổi đã chạy ngược lên thượng nguồn sông Vu Gia đến làng Đồng Chàm bị đói, quân sĩ hái được quả loòng boong đưa vua, vua cho người ăn thử thấy khỏe và nhà vua truyền lịnh cho quân sĩ hái ăn sống qua ngày, về sau Nguyễn Ánh lên ngôi 1802 lấy niên hiệu là Gia Long, và đặt tên cho trái cây nầy là Nam Trân, quanh năm cho người canh giữ vườn trái.

(*4) Năm 1407 Nguyễn Phi Khanh bị Trương Phụ quân nhà Minh bắt giải về Trung Quốc, Nguyễn Trãi theo cha đến Ải nam quan rồi nghe lời cha quay về cùng cùng Lê Lợi nuôi chí phục thù và thắng lợi, nhà hậu Lê bắt đầu sự nghiệp, sau nầy Nguyễn Trãi viết Bình ngô đại cáo 1427 thay cho vua Lê Lợi, đây là Tuyên ngôn độc lập thứ hai sau vua Lý Thường Kiệt.

Hồ Xuân Được – 2016.

Bình Luận:

You may also like