Home Dưỡng Linh Ngày 28 – Đức Chúa Trời, Nước Hằng Sống Của Tôi

Ngày 28 – Đức Chúa Trời, Nước Hằng Sống Của Tôi

by Ban Biên Tập
30 đọc

Thi Thiên 42:1-11

1 Đức Chúa Trời ôi! Linh hồn con mơ ước Chúa như con nai cái thèm khát khe nước. 2 Linh hồn con khát khao Đức Chúa Trời, là Đức Chúa Trời hằng sống. Khi nào con sẽ đến và được gặp mặt Ngài? 3 Hằng ngày, người ta cứ hỏi con: “Đức Chúa Trời ngươi đâu?” Thì con nuốt nước mắt thay cho thức ăn suốt đêm ngày. 4 Xưa con đi cùng đoàn dân, dẫn họ đến nhà Đức Chúa Trời với tiếng reo mừng và ca ngợi, giữa đoàn dân đông dự lễ. Bây giờ nhớ lại những điều ấy lòng con buồn thảm, xót xa. 5 Hỡi linh hồn ta, vì sao ngươi sờn ngã và bồn chồn trong mình ta? Hãy hi vọng nơi Đức Chúa Trời; Ta sẽ còn ca ngợi Ngài nữa, vì nhờ gặp mặt Ngài mà ta được giải cứu. 6 Đức Chúa Trời con ôi Linh hồn con nao sờn trong con;

từ đất Giô-đanh, từ núi Hẹt-môn và từ gò Mít-sê-a, con nhớ đến Chúa. 7 Vực thẳm gọi nhau trong tiếng ào ào của thác nước Chúa; các lượn sóng và nước lũ của Chúa phủ chụp lấy con. 8 Dù vậy, ban ngày Đức Giê-hô-va ban sự nhân từ Ngài; ban đêm, bài hát Ngài ở cùng con, Tức là bài cầu nguyện với Đức Chúa Trời, là Đấng ban sự sống cho con. 9 Con sẽ thưa với Đức Chúa Trời là Vầng Đá của con rằng: “Sao Chúa quên con? Vì sao con phải buồn thảm dưới sự áp bức của kẻ thù?”

10 Khi kẻ thù chế giễu con, hằng ngày chúng cứ hỏi: “Đức Chúa Trời ngươi đâu?” Khiến con đau đớn như xương cốt bị gãy.11 Hỡi linh hồn ta, vì sao ngươi sờn ngã và bồn chồn trong mình ta? Hãy hi vọng nơi Đức Chúa Trời; vì Ta sẽ còn ca ngợi Ngài, Là Đấng cứu giúp ta và là Đức Chúa Trời của ta.

Suy ngẫm và hiểu

Nhà thơ, người đã rời khỏi Giê-ru-sa-lem và đi lang thang, nuối tiếc và nhớ quá khứ khi ông dẫn dắt dân sự và cùng nhau thờ phượng Đức Chúa Trời trong đền thờ ở Giê-ru-sa-lem. Những kẻ thù của nhà thơ chế nhạo ông và nói, “Đức Chúa Trời ngươi ở đâu?” Nhưng ông nói với linh hồn mình không được nản lòng, nhưng đặt niềm hy vọng của ông nơi Đức Chúa Trời (c.1-5). Nhà thơ cũng nhớ nơi Đức Chúa Trời bày tỏ quyền năng của Ngài cho ông, và công bố chính mình Ngài cho ông. Liên tục, nhà thơ bảo linh hồn mình không được sờn ngã, nhưng phải đặt niềm tin nơi một mình Đức Chúa Trời. Nhà thơ biết rằng ông sẽ sống khi linh hồn ông được Đức Chúa Trời làm cho mạnh mẽ.

Ngài ban cho tôi bài học gì?

C.1-2 Nhà thơ tìm kiếm Đức Chúa Trời như cách duy nhất để sống khi ở trong một hoàn cảnh tuyệt vọng, khi ông không có cách nào khác. Ông mong mỏi không phải vì một sự thay đổi trong tình thế của mình, nhưng vì sự hiện diện của chính Đức Chúa Trời. Nhà thơ là một người mệt mỏi; nhà thơ càng uống, thì ông càng trở nên tha thiết có được mối tương giao với Đức Chúa Trời.

C.5-11 Nhà thơ bịt tai mình khỏi giọng nói bên trong nghi ngờ và tiêu cực của mình, và ra lệnh cho chính mình, “Hãy trông cậy nơi Đức Chúa Trời.” Lúc đó khi ông cảm thấy sự trống vắng bởi sự vắng mặt của Đức Chúa Trời, ông sốt sắng tìm kiếm sự hiện hữu của Đức Chúa Trời (sự hiện diện của Ngài). Có một số tình huống “bảo chúng ta” Đức Chúa Trời không hiện hữu. Tuy nhiên, nếu chúng ta không đánh mất niềm hy vọng của mình, sự vắng mặt của Đức Chúa Trời sẽ biến thành sự hiện diện của Ngài!

Tham khảo

42:6 Ông biết rằng Đức Chúa Trời không vắng mặt theo nghĩa đen, nhưng ông cũng cảm thấy rằng đền thánh là nơi ông gặp gỡ với Đức Chúa Trời một cách đầy trọn nhất; vì thế sự phân cách của ông khiến linh hồn ông nao sờn trong ông, bởi vì ông băn khoăn tại sao Đức Chúa Trời lại quên ông (c.9). Đoạn thơ này kết thúc, cũng giống như đoạn đầu, với sự tự khích lệ.

42:7 Câu này sử dụng hai hình ảnh nước không kiểm soát được, có thể để đối lập với “những dòng suối chảy” của c.1: hình ảnh thứ nhất mô tả hai thác nước đổ vào một thung lũng, gọi nhau bằng tiếng ầm ầm, trong khi hình ảnh thứ hai cho thấy biển dữ dội, trong đó người ta có thể bị chết chìm (Giô-na 2:3).

Cầu nguyện: Xin hãy giúp chúng con thức tỉnh trước Chúa. Xin đừng để sự mệt mỏi của chúng con mơ hồ với nước hằng sống của lẽ thật Ngài.

Đọc Kinh Thánh trong năm: Khải Huyền 14-16

Được Sự Cho Phép Của Liên Đoàn Đọc Kinh Thánh Su Việt Nam

 

 

Bình Luận:

You may also like