Gióp 36:1-16
1 Ê-li-hu tiếp tục nói: 2 “Xin kiên nhẫn thêm chút nữa, tôi sẽ chỉ cho anh, vì tôi còn lời bênh vực Đức Chúa Trời. 3 Tôi sẽ mang kiến thức từ khắp nơi để minh chứng sự công chính của Đấng Tạo Hóa tôi. 4 Chắc hẳn lời biện luận tôi không hề giả dối; một người có tri thức toàn diện đang ở với anh. 5 Kìa, Đức Chúa Trời đầy quyền năng không khinh bỉ ai; Ngài thấu hiểu vô cùng. 6 Ngài không gìn giữ mạng sống của kẻ ác, nhưng xử đoán công minh cho kẻ khốn cùng. 7 Ngài luôn để mắt đến người công chính, cho họ cùng ngồi trên ngai với các vua, Ngài lập họ vững bền, và họ được tôn cao. 8 Nhưng nếu họ phải mang xiềng xíchvà bị dây gian truân trói buộc, 9 thì Ngài tỏ cho họ biết việc họ làm, và tội lỗi do tính kiêu căng của họ. 10 Ngài mở tai để nghe lời sửa dạy, truyền họ từ bỏ điều gian ác. 11 Nếu họ lắng nghe và phụng sự Ngài, họ sẽ hưởng những ngày sung túc, và những tháng năm chan chứa niềm vui. 12 Nhưng nếu không vâng theo, họ sẽ bị tiêu diệt bởi gươm đao, và chết đi vì thiếu hiểu biết. 13 Lòng kẻ vô tín ấp ủ cơn giận dữ; có bị Ngài xiềng xích cũng không kêu cứu. 14 Chúng chết đang tuổi thanh xuân; cuộc đời kết liễu giữa bọn trai mại dâm của đền miếu. 15 Nhưng Đức Chúa Trời dùng hoạn nạn để cứu người gặp nạn, dùng nghịch cảnh để mở tai họ ra. 16 Ngài khuyến dụ anh ra khỏi miệng gian nan, đặt anh chỗ thảnh thơi không còn tù túng; cao lương mỹ vị được dọn đầy bàn.
Suy ngẫm và hiểu
Ê-li-hu nói rằng ông ta chắc chắn đến mức ông ta sẽ chỉ nói sự thật và sự công bình của Đức Chúa Trời. Sự thật là Đức Chúa Trời là toàn năng. Chúa toàn năng trong sức mạnh của sự hiểu biết, và Ngài cũng đối xử một cách công bằng đối với mỗi người (c.1-7).
Ngoài ra, Ê-li-hu còn nói rằng có những lúc khi người công bình phải trải qua sự đau khổ. Điều này là để họ ăn năn. Vì thế, Ê-li-hu công bố rằng một người tin kính ăn năn và quay trở lại ngay trong nỗi đau, trong khi người không tin kính sẽ chết bởi vì họ oán giận Đức Chúa Trời khi bị đau đớn (c.8-16).
Đức Chúa Trời là Đấng như thế nào?
C.8-15 Có nhiều trường hợp khi Đức Chúa Trời sử dụng sự sửa phạt để khiến dân sự của Ngài nhận biết tội lỗi của họ và đưa họ đến sự ăn năn. Nhưng cũng có những lúc khi Đức Chúa Trời cho phép sự đau khổ vì Vương quốc của Ngài, giống như trường hợp của Gióp. Chúng ta không được lên án mọi người bằng ý tưởng đơn giản rằng sự đau khổ là sự sửa phạt của Đức Chúa Trời. Thay vào đó, chúng ta phải giúp đỡ họ qua sự cầu nguyện để những người bị đau đớn có thể làm thành ý muốn của Đức Chúa Trời.
Ngài ban cho tôi bài học gì?
C.1-4 Ê-li-hu nói rằng ông ta sẽ bảo vệ sự công bình của Đức Chúa Trời và rằng tri thức của Ngài là trọn vẹn. Việc bảo vệ Đức Chúa Trời là tốt, nhưng việc suy nghĩ rằng sự hiểu biết của chúng ta trọn vẹn là đang kiêu ngạo.
Tham khảo
36:2–4 Ê-li-hu trình bày bài nói cuối cùng của ông ấy như một điều được trình dâng thay mặt Đức Chúa Trời (c.2), nhấn mạnh rằng không giống Gióp (xem 34:35), ông ấy có sự hiểu biết đến từ bên ngoài ông (36:3) và rằng ông ấy hiểu biết trọn vẹn (c.4), một điều sau này ông ấy cũng sẽ đổ tại Đức Chúa Trời (xem 37:16). Một lần nữa, ông ấy dường như còn kiêu ngạo hơn ông ấy nhận biết, như những người trẻ vẫn thường mắc.
36:6–7 Lời tuyên bố rằng Đức Chúa Trời ban cho những người đau khổ quyền của họ (c.6b) trực tiếp đến giữa việc đề cập đến kẻ ác (c. 6a) và người công bình (c. 7), diễn tả trọng tâm sự tranh luận của Ê-li-hu: người đau khổ (xem c.8, 15, 21) được Đức Chúa Trời đối xử công bằng và bày tỏ ra tình trạng tấm lòng của họ qua việc họ phản ứng với sự đau khổ như thế nào.
Cầu nguyện: Xin hãy giúp chúng con trở nên một Hội Thánh nhận biết ý muốn và mục đích của Ngài trong sự đau khổ của chúng con, Đức Chúa Trời ôi.
Đọc KinhThánh trong năm: Giê-rê-mi 18-20
Được Sự Cho Phép Của Liên Đoàn Đọc Kinh Thánh Su Việt Nam