Giáng sinh được tổ chức tại Hòa Bình vào ngày 14/12/2013:
Tại Sơn Tây ngày 15/12/2013:
Nguồn Loisusong.net
Bài vở cộng tác và góp ý xin gởi về tintuc@hoithanh.com
Khi tin mừng cứu rỗi của Chúa được trình bày cho một phụ nữ, bà ấy thích lắm, nhưng bảo rằng:
-Tôi sợ rằng Thượng Đế sẽ không bao giờ chấp nhận tôi.
Người khách bảo bà:
-Tôi đồng ý với bà về điểm đó, Thượng Đế sẽ không bao giờ chấp nhận.
Bà ấy ngỡ ngàng nhìn khách, vì không ngờ người ấy lại trả lời như thế. Nhưng khách nói thêm:
-Không,Thượng Đế không bao giờ chấp nhận bà thật, nhưng Ngài đã chấp nhận Chúa Giê-xu là con Ngài, và nếu bà bằng lòng tin nhận Chúa Giê-xu, thì Thượng Đế sẽ chấp nhận bà, tha thứ tội ác cho bà và cho bà làm con của Ngài.
Nhiều người lầm tưởng rằng vì mình ăn ở thiện lành nên Thượng Đế quan tâm đến mình. Kinh-thánh cho hay rằng, không có gì trong chúng ta, hoặc những gì chúng ta làm có thể xứng đáng để chúng ta nhận tình thương và ân huệ của Chúa cả. Việc Chúa cứu chúng ta hoàn toàn là do lựa chọn của Chúa, đức nhân từ của Ngài và sự chết hi sinh của Chúa Giê-xu.
Chúng ta không thể nào hiểu tại sao Chúa bằng lòng chấp nhận chúng ta, nhưng chúng ta có thể hiểu Chúa chấp nhận chúng ta như thế nào. Chúng ta được chấp nhận là nhờ Chúa Giê-xu, Đấng đã đền trả án phạt tội thay cho chúng ta và cho chúng ta được nối kết với Ngài. Khi nào chúng ta trực tiếp đặt niềm tin nơi Chúa và nhận sự tha thứ tội thì chắc chắn chúng ta được Thượng Đế chấp nhận.
Nguồn Tinlanhmienbac
Bài vở cộng tác và góp ý xin gởi về tintuc@hoithanh.com
Có một nhóm khá nổi tiếng và được biết đến với tên gọi Gospel Graffiti Crew thường xuyên thực hiện những bức họa đầy chất đường phố để tôn vinh Chúa. Gospel Graffiti Crew bao gồm nhiều nghệ sỹ đến từ Canada, Hà Lan, Nam Phi và Mỹ cùng chung sở thích và niềm tin. Bạn có thể ghé thăm website của nhóm www. http://ggcrew.org/ hoặc trang facebook của nhóm “gospelgraffiti” để tìm hiểu thêm về cách mà những nghệ sỹ tài năng này chia sẻ đức tin của mình.
Cùng lướt qua một số sản phẩm ấn tượng dưới bàn tay của nhóm GGC:
Một bức tranh Chúa Giêxu tại West Pier ở Brighton, Anh.
Các nghệ sỹ đã tài tình sử dụng thép gai xung quanh cột điện như chiếc mão gai Chúa phải mang khi chịu hình.
Bức họa được thể hiện bởi nghệ sỹ Aaron Vickery.
Trông như cảnh Chúa sống lại được tìm thấy trong Thánh Kinh Lu-ca 24.
Công Vụ Các Sứ đồ 4:12
“Chẳng có sự cứu rỗi trong đấng nào khác; vì ở dưới trời, chẳng có danh nào khác ban cho loài người, để chúng ta phải nhờ đó mà được cứu.”
Bức họa viết “Jesus is my passion” (tạm dịch “Giêxu là niềm đam mê của tôi”).
Chúa Giêxu có phải là niềm đam mê của bạn không???
Một đoạn kinh thánh trong tiếng Tây Ban Nha “Estaré contigo hasta el fin de los tiempos”.
Dịch ra có nghĩa “Ta sẽ ở cùng cho đến kỳ cuối cùng”
Nguồn ChristianPost
Bài vở cộng tác và góp ý xin gởi về tintuc@hoithanh.com
Chương trình được dàn dựng rất công phu do Ban Thanh niên các Hội Thánh khu vực Cần Thơ góp phần thực hiện. Bắt đầu chương trình, Ban hát lễ Hội Thánh ngợi khen Chúa liên khúc Thánh ca: Đêm Yên Lặng – Phước Cho Nhân Loại. MS Lê Hoàng Long cầu nguyện dâng chương trình lễ lên cho Chúa.
Các bài Thánh ca ý nghĩa giáng sinh tiếp tục được tôn vinh Chúa trong chương trình: Khúc Tâm Ca, Lý Do Ngài Đến, Cảm Nhận, Lời Nguyện Cầu Giáng Sinh, Dòng Huyết Tha Tội…
Qua hoạt cảnh “Sự Giáng Sinh – Sự Chết Của Chúa” giúp cho mọi người hiện diện hiểu rõ ý nghĩa về tình yêu Thiên Chúa đã dành cho nhân loại.
MSNC Nguyễn Khánh Tường – Phụ tá Quản nhiệm Hội Thánh Phong Điền – rao giảng Lời Chúa qua đề tài: “Ơn Phước Cho Trần Gian”, Kinh Thánh nền tảng: “Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian, đến nỗi đã ban Con một của Ngài, hầu cho hễ ai tin Con ấy không bị hư mất mà được sự sống đời đời.” (Giăng 3:16)
Thật tạ ơn Chúa, sau lời kêu gọi của MSNC Nguyễn Khánh Tường đã có 40 thân hữu bằng tin nhận Chúa. Chương trình truyền giảng được kết thúc lúc 21 giờ 20 trong sự tể trị và ban phước của Chúa.
Một số hình ảnh:
Quang cảnh lễ truyền giảng
MS Lê Hoàng Long cầu nguyện dâng chương trình lên cho Chúa
Tôn vinh Chúa
Tôn vinh Chúa
Hoạt cảnh
MSNC Nguyễn Khánh Tường rao giảng Lời Chúa
Thân hữu cầu nguyện tin Chúa
Thân hữu cầu nguyện tin Chúa
Huỳnh Văn Thạch
Nguồn Hoithanhtinlanhvietnam.org
Bài vở cộng tác và góp ý xin gởi về tintuc@hoithanh.com
Đó là Giáng sinh lạnh giá năm tôi 15 tuổi, và cảm thấy như cả thế gian đang chống lại mình, vì tôi muốn mua một khẩu súng nước mới, nhưng bố mẹ lại bảo không đủ tiền. Tôi ngồi ủ rũ cạnh lò sưởi, tự cảm thấy thương thân, chờ bố lại gần hỏi chuyện, như bố vẫn làm mỗi khi thấy tôi buồn.
Nhưng bố như quên béng mất tôi, lo thu dọn vài thứ như chuẩn bị ra ngoài. Nhưng tôi cũng chẳng bận tâm. Tôi còn đang bận đau khổ mà.
Nhưng bỗng bố quay lại bảo tôi:
– Matt! Mặc ấm vào, đi với bố!
Lại còn thế nữa! Mặt tôi xị ra! Ra đến ngoài, tôi càng thất vọng hơn. Chiếc ôtô tải cũ của bố, đã được chuẩn bị sẵn. Thế nghĩa là chuyến đi sẽ không nhanh như tôi hy vọng. Cuối cùng, mất hết kiên nhẫn, tôi hỏi:
– Bố, chúng ta đi đâu vậy?
– Dạo này con có ghé nhà bà goá Jensen không? – Bố tôi hỏi.
Bà Jensen sống cách nhà tôi khoảng 3km. Chồng bà ấy mất năm ngoái và bà ấy có 3 đứa con, đứa lớn nhất mới 8 tuổi, học cùng trường tôi.
– Sao ạ? – Tôi ngập ngừng hỏi.
– Bố vừa ghé qua nhà bà ấy, họ lạnh lắm. Bố tính mang cho họ ít củi!
Trong kho có rất nhiều củi bố mua dự trữ. Bố bắt tôi bê củi chất đầy xe, tới mức tôi cảm tưởng chiếc xe sắp lật. Sau cùng bố còn cố chất lên xe thêm hai túi bột mỳ và thịt đông lạnh. Và một cái túi khác nhỏ hơn.
– Có gì thế ạ? – Tôi tò mò.
– Giày. Bọn trẻ nhà Jensen hỏng hết giày rồi. Và một ít kẹo nữa. Sẽ không phải là Giáng sinh nếu trẻ con không có quà!
Ra là thế. Gia đình tôi cũng có giàu có gì đâu. Bây giờ lại càng thảm hơn, đến trong kho cũng chỉ còn một ít củi. Bố mẹ còn không có đủ tiền mua cho tôi một khẩu súng nước, thế thì tại sao bố còn mua kẹo và giày cho bọn trẻ nhà Jensen?!
Cuối cùng, cũng tới nơi. Bố dỡ củi và các túi lớn trên xe xuống một cách lặng lẽ hết sức có thể. Chúng tôi gõ cửa.
– Ai đó? – Có tiếng hỏi.
– Bà Jensen, tôi đây! – Bố nói to – Tôi đến cùng con trai tôi. Chúng tôi vào một chút được không?
Bà Jensen mở cửa. Những đứa trẻ quấn chăn quanh người và ngồi co ro cạnh cái lò sưởi với ngọn lửa bé tí tẹo.
– Chúng tôi mang tới đây vài thứ – Bố nói và bắt đầu bê mọi thứ vào nhà. Tôi để túi bột mỳ lên bàn.
Bà Jensen mở túi giày một cách ngần ngại, và lấy ra từng chiếc một. Có một đôi giày cho bà Jensen và 3 đôi cho 3 đứa trẻ. Bà Jensen cắn chặt môi, rồi oà lên khóc. Bà nhìn bố chăm chú, rồi nhìn tôi. Bọn trẻ bắt đầu cười khúc khích khi bố đưa kẹo.
Trong suốt những năm sau đó, mỗi khi ngồi bên lò sưởi mùa Giáng sinh, tôi đều nhớ lại đêm Giáng sinh năm 15 tuổi, lại cảm thấy rõ niềm vui khi đi cùng bố trên đường về nhà. Bố đã cho tôi món quà lớn gấp nhiều lần khẩu súng nước, đó là niềm vui thật sự của mùa Giáng sinh
Sưu tầm
Bài vở cộng tác và góp ý xin gởi về tintuc@hoithanh.com
Cầu hỏi suy ngẫm: Chuyện gì xảy ra khi những người chăn chiên đang chăn giữ bầy chiên của họ vào đêm Chúa giáng sinh? Họ đã làm gì khi được thiên sứ báo tin mừng Chúa Cứu Thế đã giáng sinh? Bạn thường làm gì đối với những lẽ thật Đức Chúa Trời bày tỏ cho bạn trong đời sống thuộc linh?
Trong đêm Giáng Sinh đầu tiên, Đức Chúa Trời đã sai một thiên sứ đến với những người chăn chiên đang thức đêm chăn giữ bầy chiên trên một ngọn đồi hiu quạnh ờ làng Bết-lê-hem rằng: “Đừng sợ! Vì này tôi báo cho các anh một Tin Mừng, một niềm vui lớn cũng là Tin Mừng cho mọi người. Hôm nay, tại thành Đa-vít, một Đấng Cứu Thế vừa giáng sinh cho các anh. Ngài là Chúa Cứu Thế, là Chúa. Đây là dấu hiệu cho các anh nhận ra Ngài. Các anh sẽ gặp một Hài nhi bọc trong khăn đặt nằm trong máng cỏ ” (câu 10-12).
Những người đầu tiên được báo tin Chúa Cứu Thế Giáng Sinh đã đáp ứng như thế nào về Tin Mừng này? Họ muốn tìm hiểu sự thật. Họ rủ nhau: “Chúng ta hãy vào thành Bết-lê-hem xem việc vừa xảy ra mà Chúa đã cho ta hay!” (câu 15).
Những người chăn chiên tò mò, nôn nóng, muốn nhìn xem tận mắt cảnh các thiên sứ vừa loan báo. Họ lên đường đi tìm và cuối cùng đã tìm gặp Chúa Cứu Thế nằm trong máng cỏ tại một chuồng chiên (câu 16). Những người chăn chiên có tấm lòng Giáng Sinh vì họ dám để lại bầy chiên của họ, việc làm của họ để đi tìm Chúa là Con Trẻ được thiên thần báo tin. Tấm lòng Giáng Sinh đích thật là một tấm lòng nôn nóng, khao khát được nhìn thấy và khám phá tất cả những điều mầu nhiệm Đức Chúa Trời dành cho mình.
Một người có một tấm lòng Giáng Sinh là một người không chỉ bằng lòng với những điều mình nghe về những gì Chứa Giê-xu đã làm cho mình, nhưng đích thân muốn khám phá, trải nghiệm điều đó. Một người có một tấm lòng Giáng Sinh không chỉ suy nghĩ về những gì Đức Chúa Trời nói qua Lời Ngài, nhưng làm theo để biết đó là sự thật.
Đức chúa Trời đang phán điều gì với bạn trong mùa Giáng Sinh này? Có lẽ Ngài đã không phán qua một thiên thần như Ngài đã báo tin cho những người chăn chiên khi xưa, nhưng điều quan trọng để có một tấm lòng Giáng Sinh là lòng mong muốn khám phá những gì Đức Chúa Trời bày tỏ cho bạn trong mùa lễ Giáng Sinh này và suốt năm tới. Đức Chúa Trời có một điều gì đó muốn bày tỏ cho bạn và bạn cần phải khám phá.
Đừng bằng lòng nghe những gì người khác nói về Chúa hay kinh nghiệm của họ về Chúa mà bạn cần tự tìm kiếm, khám phá và trải nghiệm điều Đức Chúa Trời bày tỏ cho chính mình.
Cảm ơn Chúa về tấm gương tìm xem để hiểu rõ sự thật của những người chăn chiên. Xin giúp con luôn khát khao, tìm kiếm chân lý và kinh nghiệm những sự thật mầu nhiệm Ngài bày tỏ cho con trong Thánh Kinh và trong đời sống của con.
Bài vở cộng tác và góp ý xin gởi về tintuc@hoithanh.com
Tuy nhiên, câu hỏi nhiều người đặt ra là, Tại sao tin mừng đã được loan báo, Chúa Cứu Thế đã giáng trần mà nhân loại vẫn tiếp tục sống trong lầm than, đau khổ? Có gì thay đổi trước và sau khi Chúa Giê-xu giáng sinh?
Vấn đề gì cũng vậy, bao giờ cũng có hai mặt của nó, tạm gọi là chính diện và phản diện, tích cực và tiêu cực, xác định và phủ định. Tin mừng cứu rỗi của Thiên Chúa dành cho nhân loại cũng vậy. Thiên Chúa đem tin mừng đến cho con người nhưng con người có tiếp nhận tin mừng đó hay không? Và tin mừng cho người nầy có thể là tin buồn, tin dữ cho người khác. Khi tin mừng được loan báo cho những gã mục đồng, với đức tin chân thành, họ đã tiếp nhận và đến ngay nơi chuồng chiên, máng có để gặp Đấng Cứu Thế.
Những nhà thông thái ở Đông phương khi nghiên cứu Thánh Kinh và trông thấy ngôi sao lạ xuất hiện họ đã ra đi để tìm thờ lạy Con Trời giáng thế. Cũng với tin mừng đó nhưng khi vua Hê-rốt nghe tin thì ông và cả kinh thành đều bối rối. Đối với vua Hê-rốt, trong cái suy nghĩ nông cạn của ông, Chúa Giê-xu ra đời có nghĩa là ông sẽ mất ngôi. Tin lành đã trở thành tin dữ đối với ông. Chung quanh vua Hê-rốt lúc bấy giờ là những học giả Thánh Kinh, có thể trả lời vanh vách về nơi sinh hạ của Chúa Cứu Thế. Họ thuộc nằm lòng những điều nầy nhưng sự giáng sinh của Chúa Giê-xu chẳng có một ảnh hưởng, một thay đổi nào trong tâm hồn họ vì họ chẳng bao giờ tiếp nhận ơn cứu rỗi Chúa dành cho họ.
Sứ đồ Giăng, một môn đệ của Chúa Giê-xu đã nói về đáp ứng của nhân loại trước sự giáng sinh của Chúa Giê-xu như sau: “Ngài ở thế gian và thế gian đã làm nên bởi Ngài nhưng thế gian chẳng từng nhìn biết Ngài. Ngài đã đến trong xứ mình nhưng dân mình chẳng hề nhận lấy.” Bị khước từ là một trong những điều đau khổ nhất trên trần gian nầy và đó là điều Chúa Giê-xu đã chịu khi Ngài giáng sinh xuống thế hạ nầy 2,000 năm trước. Chúa Giê-xu đã đến để cứu rỗi nhân loại, Ngài là tin mừng cho nhân loại nhưng nhân loại do chính Chúa tạo dựng đã không nhìn biết Chúa và đã khước từ Ngài. Nhân loại đó bao gồm cả quý vị và tôi.
Chương Trình Phát Thanh Tin Lành
Bài vở cộng tác và góp ý xin gởi về tintuc@hoithanh.com
Câu hỏi Suy Gẫm: Tại sao Chúa Giê-xu hạ mình giáng sinh làm người? “Hạ mình, vâng phục cho đến chết” có nghĩa gì? Tại sao Chúa phải làm như vậy mà không tìm giải pháp khác? Bạn có biết Ngài đã làm gì cho bạn không? Bạn đáp ứng với việc Chúa làm như thế nào?
Con Đức Chúa Trời không sinh ra làm một hoàng tử, hay con một gia đình quý tộc, Ngài sinh ra làm con một người thợ mộc nghèo khổ. Chúa đến trần gian với một sứ mạng. Và sứ mạng đó là làm đầy tớ phục vụ cho sự cứu rỗi của con người. Ngài chịu chết để cứu chuộc con người ra khỏi tội lỗi.
Ý nghĩa của Giáng Sinh không thể tách rời khỏi thập tự giá. Khi Giô-sép, chồng hứa của trinh nữ Ma-ri mang thai, ông buồn bực, khi nghĩ về điều tủi nhục này thì thiên sứ Đức Chúa Trời đến phán với ông rằng. “Hỡi Giô-sép, Con cháu Đa-vít, ngươi chớ ngại lấy Ma-ri làm vợ, vì con mà người chịu thai đó là bởi Đức Thánh Linh. Ngươi sẽ sinh một trai, ngươi khá đó tên là Giê-xu, vì chính con trai ấy sẽ cứu dân mình ra khỏi tội” (Ma-thi-ơ 1:20-21). Chúa Giê-xu phán: “Vì mục đích này mà ta đã sinh ra” (Giăng 18:37).
Sứ đồ Phao-lô sau này nói với Ti-mô-thê rằng. “Đức Chúa Giê-xu Christ đến trong thế gian để cứu vớt kẻ có tội” (1Ti- mô-thê 1:15). Tội lỗi gãy nên sự phân cách, sự xa lạ. Con người trở nên xa lạ với chính mình. Con người trở nên xa lạ với Đức Chúa Trời. Con người trở nên xa lạ với người khác và cuối cùng phân cách với thể xác của mình và chết.
Trước ngày Giáng Sinh, bạn đến những khu bán cây thông chọn mua một cây mang về, trang hoàng, gắn đèn trên cây thông. Mọi người đến nhà nhìn cây thông này sẽ khen nó đẹp. Mọi người sẽ chú ý đến nó trong vài ngày. Nhưng mọi cây thông để chưng bày trong mùa Giáng Sinh đấu giống nhau, chúng là những cây thông chết. Chúng đã bị chặt gốc, cắt khỏi nguồn sự sống. Bạn có thể trang hoàng làm cho nó đẹp hơn, đổ nước vào gốc của nó, nhưng nó đã chết. Lá nó từ từ héo vàng và vài ngày sau bạn sẽ gỡ hết những vật trang trí, và đem cây thông vứt đi.
Con người cũng giống như vậy. Chúng ta cố gắng làm cho đời sống chúng ta trở nên đẹp đẽ bằng sự giàu sang, địa vị, học vấn, quyền uy, nhưng tất cả chúng ta thảy đểu giống nhau. Tất cả chúng ta đều chết, không chỉ chết qua tiến trình già nua của thể xác, chúng ta chết về phương diện thuộc linh vì chúng ta bị cắt khỏi nguồn sự sống thật của Đấng dựng nên chúng ta. Sứ đồ Phao-lô viết trong Ê-phê-sô 2:1 “Anh em đã chết vì lầm lỗi và tội ác mình”.
Tuy nhiên từ khi con người phạm tội và bị cắt đứt liên hệ với Đấng Tạo nên minh, Đức Chúa Trời đã chuẩn bị một chương trình cho sự hòa giải giữa Ngài vớt loài người tội lỗi. Và đây là việc chỉ có Đức Chúa Trời toàn năng mới có thể làm được. Con người phạm tội, trở nên bất toàn và bị tội lỗi cai trị. Luật pháp Đức Chúa Trời đã định là nếu bạn phạm tội, bạn phải chết. Sự công chính của Đức Chúa Trời đòi hỏi tội nhân phải bị hình phạt. Nhưng tình yêu Đức Chúa Trời đã khiến Ngài đến với chúng ta. Trong sự khôn ngoan của Ngài, Đức Chúa Trời đã hoạch định một chương trình đích thân Ngài đến thế gian, sinh bởi một trinh nữ, sống giữa con người mà không phạm tội và Ngài trở nên người chết thay cho chúng ta trên thập tự giá để tình yêu có thể bày tỏ, tội lỗi bị hình phạt và con người có thể hoà giải với Ngài.
Đứng trước mặt Đức Chúa Trời là Vị Thẩm Phán công minh, không ai có thể chối tội của mình. Phải, chúng ta không ai làm những điều đại ác như giết người, cướp của… nhưng trước mặt Đức Chúa Trời, hết thảy chúng ta đều là những người có tội. Kinh Thánh khẳng định rằng .”vì mọi người đều đã phạm tội, hụt mất sự vinh hiển của Đức Chúa Trời.”
Vì vậy điều chúng ta cần nhất trong đời sống là sự tha thứ tội lỗi. Và Đức Chúa Trời đã ban cho món quà quý báu nhất mà chúng ta cần nhất là cho Con Ngài Giáng Sinh để chết thay cho chúng ta.Chúng ta không ai có thể tự cứu mình. Chúng ta cần một Cứu Chúa.
Giáng Sinh nhắc nhớ chúng ta về Đấng đã đến trong một em bé, chết trên thập tự giá để đáp ứng nhu cầu sâu xa nhất của chúng ta.
Cảm ơn Chúa đã quan tâm đến cuộc đời của con. Ngài đã hạ mình giáng sinh và hy sinh chịu chết thay cho con, để con được tha thứ tội lỗi, được cứu chuộc và được hưởng sự sống đời đời.
Bài vở cộng tác và góp ý xin gởi về tintuc@hoithanh.com
Kinh Thánh dạy: Lòng Đức Chúa Trời yêu chúng ta đã được bày tỏ ra trong điều nầy: Đức Chúa Trời đã sai Con Một Ngài đến thế gian để chúng ta nhờ Con được sống (Thư I Giăng 4:9)
Đức Chúa Trời yêu thương và tình yêu của Ngài đã được thể hiện trong một hành động cụ thể đó là ban Chúa Giê-xu giáng sinh xuống trần để cứu chúng ta. Điều nầy nghe đơn giản nhưng thật ra rất sâu sắc vì nó liên quan đến tất cả mọi khía cạnh của đời sống. Đời sống con người như chúng ta đều biết, không phải chỉ có thân xác nhưng còn có phần tâm linh. Và chính phần tâm linh đó quyết định và chi phối mọi khía cạnh của đời sống. Đời sống tâm linh nói đến niềm tin của chúng ta. Nói đúng hơn, đời sống tâm linh là mối quan hệ giữa con người với Thiên Chúa là Đấng tạo dựng chúng ta. Thiên Chúa đã tạo dựng con người để yêu thương con người, để giữa Thiên Chúa và con người có một mối tương quan tốt đẹp. Nhưng mối tương quan tốt đẹp đó đã bị gãy đổ vì tội lỗi, vì con người bất tuân Lời Thiên Chúa, quyết định và sống theo lối riêng của mình.
Thiên Chúa yêu thương nhưng không thể không hình phạt tội lỗi vì Ngài là Đấng thánh khiết, do đó Thiên Chúa cần có một phương án giải quyết vấn đề tội lỗi, làm thế nào để có thể duy trì cả hai bản tính thánh khiết và yêu thương của Ngài. Phương án hay chương trình cứu rỗi đó là Chúa Giê-xu. Chúa Giê-xu là Đức Chúa Trời mang thân xác con người để đứng ra lãnh bản án thay cho con người. Khi Chúa Giê-xu chịu chết trên thập giá 2,000 năm trước, đó là Chúa chết thay cho nhân loại, lãnh hình phạt thế cho con người tội lỗi.
Vấn đề tội lỗi được giải quyết như vậy nhưng cần có bước đầu tiên và bước đầu tiên đó là sự giáng sinh của Chúa Giê-xu. Chúa Giê-xu phải vào đời, mang thân xác con người mới có thể cứu con người. Và Chúa Giê-xu phải là con người vô tội mới có thể chịu chết thay cho con người. Chính vì vậy, Chúa Giê-xu đã vào đời qua trinh nữ Ma-ri và quyền phép của Chúa Thánh Linh đã bao phủ và vì vậy Chúa Giê-xu không vướng mắc một tội lỗi nào dù Ngài cũng mang thân xác con người giống như chúng ta. Kinh Thánh dạy:
Đức Chúa Trời đã vì cớ tội lỗi sai chính Con mình lấy xác thịt giống như xác thịt tội lỗi chúng ta và đã đoán phạt tội lỗi trong xác thịt (Thư Rô-ma 8:3)
Đức Chúa Trời yêu thương và tình yêu của Ngài đã được thể hiện trong một hành động cụ thể đó là ban Chúa Giê-xu giáng sinh xuống trần để cứu chúng ta. Đó là một câu đơn giản nhưng chứa đựng nhiều chân lý quan trọng. Một trong những chân lý đó là hai bản tính thánh khiết và yêu thương của Đức Chúa Trời đã gặp nhau trong Chúa Giê-xu. Khi Chúa Giê-xu chịu chết trên thập giá, vấn đề thánh khiết của Đức Chúa Trời được bảo tồn vì tội lỗi đã bị hình phạt theo đúng công lý của Thiên Chúa. Nhưng hình phạt đó Chúa Giê-xu đã lãnh chịu để con người không còn phải bị án phạt, và đó là yêu thương.
Giả sử chúng ta lái xe chạy quá tốc độ và phải lãnh giấy phạt, khi ra tòa vị quan tòa vì lòng thương xót muốn tha cho chúng ta nhưng không thể tha được vì chúng ta đã phạm luật. Cách duy nhất để luật pháp vẫn được bảo vệ mà vẫn có lòng thương xót là vị quan tòa đứng ra đóng tiền phạt thay cho chúng ta. Làm như vậy cả công lý và tình thương đều được giữ vẹn và đó là cách Đức Chúa Trời đã làm. Nhưng vấn đề cứu rỗi không đơn giản như vậy: giá mà Đức Chúa Trời phải trả là mạng sống của chính Con Ngài sinh ra trong thế gian tội lỗi và con người phải tin, phải tiếp nhận thì mới có ơn tha thứ.
Chúa Giê-xu là ánh sáng đã đến trần gian, chiếu rọi vào trần gian nhưng con người phải hướng về ánh sáng thì mới được soi sáng và có hy vọng. Nếu hy vọng là ánh sáng thì tình thương là món quà. Quà là thể hiện của tình thương. Đức Chúa Trời vì yêu chúng ta nên đã ban cho chúng ta món quà quý nhất của thiên đàng là chính Chúa Giê-xu. Trong Mùa Giáng Sinh, chúng ta nhận được nhiều quà tặng và chúng ta cũng tặng quà người khác. Quà tặng nhắc chúng ta về tình yêu đời đời Đức Chúa Trời dành cho chúng ta. Có người đã nói: “Ta có thể cho mà không thương nhưng không thể thương mà không cho.” Đức Chúa Trời đã ban cho vì tình thương của Ngài, vì muốn cứu con người khỏi án phạt của tội lỗi. Đức Chúa Trời đã làm tất cả, chúng ta chỉ cần tiếp nhận. Thật sự món quà chỉ có ý nghĩa khi chúng ta tiếp nhận.
Một tấm thiệp Giáng Sinh tôi nhận được mấy năm trước trên tấm thiệp đó có hàng chữ như sau: “Chúa Giê-xu là món quà mà chỉ có thiên đàng mới có thể ban cho và chỉ có tâm hồn nào rộng mở mới có thể tiếp nhận.” Thật đúng như vậy, chỉ Đức Chúa Trời mới có thể ban cho chúng ta món quà vô giá là Chúa Giê-xu vì Chúa đã đến trần gian chỉ với mục đích là chịu chết thay cho con người, chết vì tội lỗi của con người. Nhưng cái chết của Chúa chỉ có giá trị khi chúng ta tiếp nhận Ngài. Tiếp nhận món quà Giáng Sinh của Đức Chúa Trời nghĩa là nhận mình là một tội nhân, nhận rằng Chúa Giê-xu đã giáng sinh để chịu chết để chuộc tội cho mình, lấy đức tin tiếp nhận Chúa vào lòng, để cho Ngài cai trị và hướng dẫn đời sống. Làm điều đó trong một lời cầu nguyện chân thành với đức tin, chúng ta sẽ kinh nghiệm món quà của Chúa trong Mùa Giáng Sinh năm nay.
Chương Trình Phát Thanh Tin Lành
Bài vở cộng tác và góp ý xin gởi về tintuc@hoithanh.com
“Thiên Chúa yêu thương nhân loại đến nỗi đã ban người con duy nhất của Ngài để người nào tin nhận sẽ không bị hư vong nhưng được sự sống vĩnh hằng.” Lời Kinh Thánh này mô tả đầy đủ và rõ ràng về món quà Giáng Sinh Thiên Chúa ban cho nhân loại.
Trước hết, chúng ta thấy người tặng quà chính là Thiên Chúa: “Thiên Chúa yêu thương nhân loại đến nỗi đã ban người con duy nhất của Ngài.” Thiên Chúa là Đấng tạo dựng chúng ta, Ngài ban cho chúng ta mọi điều, từ sự sống đến hơi thở, từ trí thông minh đến khả năng làm việc cũng như mọi nhu cầu trong đời sống.
Thiên Chúa tạo dựng con người để yêu thương con người và giữa Ngài với con người là mối tình cha con thân thiết. Tuy nhiên, với ý chí tự do thiên phú, con người chúng ta đã chọn con đường riêng cho mình, tẻ tách đường lối của Thiên Chúa. Mối tương giao giữa Thiên Chúa và con người vì vậy đã bị cắt đứt. Và đó là nguyên nhân của mọi khổ đau trong đời sống. Con người có tất cả nhưng không có Đức Chúa Trời, vì vậy đời sống trở nên bất hạnh. Chính trong nỗi bất hạnh đó của con người mà Thiên Chúa cần phải ban cho con người món quà cứu rỗi qua việc giáng trần của Chúa Giê-xu.
Đức Chúa Trời công chính, không thể dung dưỡng tội lỗi, không thể không đoán phạt tội lỗi nhưng Ngài cũng là Đức Chúa Trời yêu thương, không muốn cho một ai phải hư vong. Và chính vì lòng yêu thương nhân loại mà Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta món quà cứu rỗi là Chúa Cứu Thế Giê-xu. Món quà cứu rỗi là thể hiện tình yêu của Thiên Chúa cho nhân loại như Lời Kinh Thánh chúng ta đã nghe: “Thiên Chúa yêu thương nhân loại đến nỗi đã ban người con duy nhất của Ngài.” Thiên Chúa yêu thương và Thiên Chúa đã ban cho. Món quà cứu rỗi là thể hiện của tình yêu Thiên Chúa. Kinh Thánh dạy:
Lòng Đức Chúa Trời yêu chúng ta đã bày tỏ ra trong điều nầy: Đức Chúa Trời đã sai Con Một Ngài đến thế gian để chúng ta nhờ Con được sống (Thư I Giăng 4:9)
Giáng Sinh là món quà của Thiên Chúa và Giáng Sinh cũng là thể hiện của tình yêu Thiên Chúa. Và món quà giáng sinh chính là Chúa Cứu Thế Giê-xu được gọi là Con Một của Đức Chúa Trời. Chúa Giê-xu là Con Một của Đức Chúa Trời nghĩa là Chúa Giê-xu chính là Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời là Đấng thần linh, không có thân xác, vì vậy Chúa Giê-xu phải mang thân xác con người, giáng sinh làm người trên thế hạ để thông cảm với con người và mới có thể chịu chết thay cho con người.
Chúa Giê-xu là Đức Chúa Trời và Chúa Giê-xu cũng là con người. Chúa phải là người mới có thể chịu chết thay cho con người và Chúa phải là Đức Chúa Trời mới có quyền năng để cứu con người khỏi tội lỗi. Sự ra đời của Chúa Giê-xu được gọi là sự ra đời do một trinh nữ. Chúa Giê-xu vào đời với thân xác của con người nhưng không phải do sự kết hợp giữa nam và nữ như mọi người.
Chúa chính là Đức Chúa Trời được đặt vào lòng trinh nữ Ma-ri và vì vậy Chúa Giê-xu đã sinh ra là một người vô tội. Người vô tội chết thay cho người tội lỗi, cái chết đó mới có giá trị. Chúa Giê-xu sinh ra là con người vô tội đó để có thể chịu chết thay cho chúng ta là con người tội lỗi. Mục đích chính của việc Chúa Giê-xu giáng sinh là để chịu chết thay cho nhân loại.
Do đó, giáng sinh chỉ là bước đầu tiên, bước nhập thể của Đức Chúa Trời để rồi sau đó Chúa mang tội của loài người và chịu án thay cho con người. Sau khi chịu chết thay cho con người, Chúa Giê-xu đã phục sinh, chứng tỏ Ngài là Đức Chúa Trời và có quyền năng để cứu rỗi con người. Sự việc chúng ta đáng ca mừng và kỷ niệm chính là sự chết và sự phục sinh của Chúa Giê-xu. Giáng sinh mới chỉ là bước đầu tiên trong chương trình cứu rỗi của Đức Chúa Trời.
Chúa Giê-xu được gọi là món quà của Đức Chúa Trời vì đức tin nơi Chúa đem lại hai lợi ích sau đây:
1. Chúng ta sẽ không bị hư vong. Hư vong nói đến tình trạng tuyệt vọng, chết mất, bị phân cách với Đức Chúa Trời trong hiện tại và đời đời hư vong nơi hỏa ngục. Chúa Giê-xu đã giáng sinh để đem con người ra khỏi tình trạng hư vong đó.
2. Chúng ta được sự sống vĩnh hằng. Sự sống vĩnh hằng nhấn mạnh đến chất lượng hơn số lượng. Sự sống vĩnh hằng không phải là không bao giờ chết nhưng vĩnh hằng là tồn tại mãi mãi. Nghĩa là chúng ta sống một đời sống có ý nghĩa, có mục đích trên trần gian nầy và sẽ được sống mãi mãi với Chúa ở thiên đàng. Mỗi chúng ta đều phải một lần chết, nhưng sau cái chết là gì, đó mới là điều quan trọng. Hư vong đời đời hay phước hạnh đời đời, tất cả đều tùy nơi quyết định của chúng ta hôm nay.
Món quà nào cũng vậy, có người cho quà và cũng có người nhận quà. Người cho quà giáng sinh là Thiên Chúa và người nhận quà là chúng ta, là toàn thể nhân loại vì Kinh Thánh dạy: “Thiên Chúa yêu thương nhân loại.” Nhân loại là quý vị và tôi, là toàn thể dòng dõi loài người sống trong tội lỗi. Chúng ta làm gì để nhận món quà nầy? Kinh Thánh dùng một chữ cho thấy chúng ta phải làm gì để tiếp nhận món quà cứu rỗi của Đức Chúa Trời. Chữ đó là chữ “tin.” “Người nào tin nhận sẽ không bị hư vong nhưng được sự sống vĩnh hằng.” “Tin” hay “tin nhận” bao gồm những điều sau: chấp nhận, ký thác, cam kết và tôn thờ.
Tin trước hết nghĩa là chúng ta nhận mình là người có tội, không thể tự cứu và nhận Chúa Giê-xu là Đức Chúa Trời đã giáng sinh làm người để chịu chết thay cho chúng ta. Tin cũng có nghĩa là chúng ta ký thác đời sống chúng ta nơi Chúa, để cho Chúa hướng dẫn trọn đời sống của mình. Tin cũng mang ý nghĩa cam kết như cam kết trong hôn nhân, trong những mối quan hệ muôn đời. Và tin cũng có nghĩa là tôn thờ, chấp nhận tất cả mọi điều trên và sống tôn thờ Thiên Chúa suốt đời.
Tôi không có quà Giáng Sinh để gởi đến quý vị nhưng tôi biết Đức Chúa Trời có món quà Giáng Sinh dành cho quý vị như tôi vừa trình bày. Quý vị có muốn nhận món quà Thiên Chúa đang dành cho quý vị không? Giáng Sinh sẽ không có ý nghĩa gì nếu chúng ta không tiếp nhận món quà Giáng Sinh từ Thiên Chúa.
Mục sư Nguyễn Thỉ
Chương Trình Phát Thanh Tin Lành
Bài vở cộng tác và góp ý xin gởi về tintuc@hoithanh.com