Những phân tích và nghiên cứu gần đây về xác ướp Ai Cập cổ đại đã cho ra kết quả trùng khớp với ghi chép của Kinh Thánh về con cháu Nô-ê.
Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Tuebingen và Viện Max Planck về Khoa học Lịch sử Nhân văn ở Jena, tại Đức, phát hiện ra rằng ADN của xác ướp ở Abusir-el Meleq, Trung Ai Cập, thực sự phù hợp với những người thuộc thời kỳ đồ đá mới và đồ đồng đến từ Cận Đông, Anatolia, và Địa Trung Hải thay vì Ai Cập hiện đại.
Theo tờ The Christian Post, “Chúng tôi tìm thấy mẫu thử của người Ai Cập cổ đại khác biệt so với người Ai Cập hiện đại và gần hơn với các mẫu thử ở Đông Âu và châu Âu. “Ngược lại, người Ai cập hiện đại lại giống với dân cư châu Phi thuộc khu vực gần sa mạc Sahara.”
Những phát hiện này ủng hộ các ghi chép Kinh thánh về con cháu Nô-ê, được tìm thấy trong Sáng thế ký.
“(Con cháu những người nầy phân tán thành những dân sống trên các hải đảo. Mỗi dân có lãnh thổ riêng, tùy theo ngôn ngữ và gia tộc, mà lập các quốc gia riêng của họ.) Các con của Cham là: Cúc, Ai-cập (Mích-ra-im theo bản 1934), Phút và Ca-na-an” (Sáng thế ký 10: 5-6).
Adam Eliyahu Berkowitz của Breaking Israel News giải thích ý nghĩa của đoạn Kinh Thánh này: “Theo Kinh Thánh, Mích-ra-im định cư ở Ai Cập trong khi Cúc định cư ở Châu Phi, thành lập hai quốc gia riêng biệt không có di sản chung. Khoa học nhận định rằng người châu Phi và Ai Cập có cùng nguồn gốc. “
Phân tích ADN cũng hỗ trợ Thuyết Dynastic Race, nói rằng người Ai Cập cổ đại đã đến Ai Cập qua vùng Lưỡng hà, chinh phục Thung lũng sông Nin và thiết lập các triều đại đầu tiên của Ai Cập. Lý thuyết này cũng phù hợp với các câu chuyện trong Kinh thánh rằng những dân cư Ai Cập đầu tiên đến từ vùng Cận Đông cổ đại và tuyên bố con trai của Nô-ê là Cham là tổ tiên của họ.
Dịch: Vân Anh
Nguồn: Morning Star News
Bài vở cộng tác hoặc góp ý xin gửi về tintuc@hoithanh.com