Ga-la-ti 5:1-15 1 Đấng Christ đã giải phóng để chúng ta được tự do. Vậy hãy đứng vững, đừng đặt mình dưới ách nô lệ một lần nữa. 2 Tôi, Phao-lô, nói với anh em rằng nếu anh em phải chịu cắt bì thì Đấng Christ không ích gì cho anh em cả. 3 Tôi lại xác quyết với tất cả những ai chịu cắt bì rằng họ buộc phải tuân giữ toàn bộ luật pháp. 4 Anh em nào muốn được xưng công chính bởi luật pháp thì đã lìa khỏi Đấng Christ, đánh mất ân điển rồi. 5 Còn chúng ta thì bởi đức tin và nhờ Thánh Linh mà trông đợi niềm hi vọng về sự công chính. 6 Vì trong Đấng Christ Jêsus, điều có giá trị không phải là cắt bì hay không cắt bì, nhưng là đức tin thể hiện qua tình yêu thương. 7 Anh em đang chạy giỏi như thế mà ai đã ngăn trở anh em vâng phục chân lý? 8 Sự xúi giục đó hẳn không đến từ Đấng gọi anh em. 9 Một ít men làm dậy cả đống bột. 10 Trong Chúa, tôi tin chắc rằng anh em sẽ không suy nghĩ khác với tôi; nhưng kẻ quấy rối anh em, bất kể là ai, sẽ phải bị hình phạt. 11 Thưa anh em, về phần tôi, nếu tôi còn rao giảng việc cắt bì thì tại sao tôi vẫn bị bắt bớ? Nếu đúng như thế, thập tự giá đâu còn là chướng ngại nữa. 12 Ước gì những kẻ gây rối cho anh em tự cắt mình đi là hơn! 13 Thưa anh em, anh em đã được gọi để hưởng tự do; chỉ có điều là đừng dùng tự do ấy như một cơ hội để sống cho xác thịt, nhưng hãy lấy lòng yêu thương mà phục vụ nhau. 14 Vì cả luật pháp được tóm tắt trong một lời nầy: “Ngươi hãy yêu người lân cận như mình.” 15 Nhưng nếu anh em cứ cắn nuốt nhau thì hãy coi chừng, kẻo anh em tiêu diệt lẫn nhau. |
Suy ngẫm |
C.1-4 Nếu một Cơ-đốc nhân lựa chọn được cắt bì và phụ thuộc vào luật pháp, dù rằng Chúa Jêsus Christ đã giải phóng tất cả những tín đồ, thì cũng chẳng khác gì sự chối bỏ Đấng Christ. C.5-6 Phép cắt bì hay bất kỳ một quy định nào khác của luật không có quyền làm cho Cơ-đốc nhân được công chính. Các Cơ-đốc nhân chỉ có thể được công chính qua đức tin, mà Đức Thánh Linh ban cho họ. C.7-12 Phao-lô khuyên người Ga-la-ti hãy quăng đi những giáo sư giả, những người đem đến sự bối rối cho hội thánh và hãy chạy bằng đức tin của người tự do. Ngoài ra, mặc dù họ có sự tự do, để sự tự do này không trở nên buông tuồng, Phao-lô khuyên rằng họ hãy khiêm nhường phục vụ lẫn nhau. |
Ngài ban cho tôi bài học gì? |
Mặc dù chúng ta không được cứu bởi việc làm của luật pháp, song những người được cứu có công việc của đức tin, điều được bày tỏ bằng tình yêu thương trong đời sống của họ. Đức tin của bạn nơi Đức Chúa Trời được thể hiện trong đời sống hằng ngày của bạn như thế nào? |
Cầu nguyện: Xin hãy giúp con không bị sa vào sự dạy dỗ chối bỏ ân điển của Đấng Christ và xin hãy giúp con đứng vững trong chân lý của Tin lành. Đọc Kinh Thánh Trong Năm: Ê-xơ-tê 1-3 |
Dưỡng Linh
Ga-la-ti 4:21-31
21 Hãy nói cho tôi biết: Là những người muốn sống dưới luật pháp, anh em không nghe luật pháp nói gì sao? 22 Vì có lời chép rằng Áp-ra-ham có hai con trai: một là con của người nữ nô lệ, một là con của người nữ tự do. 23 Nhưng con của người nữ nô lệ sinh ra theo xác thịt, còn con của người nữ tự do sinh ra theo lời hứa. 24 Điều nầy ngụ ý rằng hai người nữ đó là hai giao ước. Một là giao ước tại núi Si-na-i, sinh con ra để làm nô lệ, đó là A-ga. 25 A-ga là núi Si-na-i trong miền Ả-rập, tương ứng với Giê-ru-sa-lem bây giờ, vì thành nầy cùng với con dân nó đều làm nô lệ. 26 Nhưng Giê-ru-sa-lem thiên thượng là tự do; đó là mẹ chúng ta. 27 Vì có lời chép:
“Hỡi người nữ hiếm muộn, không sinh con, hãy vui lên!
Hỡi người nữ chưa từng chịu đau đớn vì sinh đẻ, hãy cất tiếng reo mừng!
Vì con của người vợ bị ruồng bỏ đông hơn con của người nữ có chồng.”
28 Thưa anh em, cũng như Y-sác, anh em là con của lời hứa. 29 Nhưng như thuở ấy, kẻ sinh ra theo xác thịt bắt bớ người sinh ra theo Thánh Linh, thì bây giờ cũng vậy. 30 Nhưng Kinh Thánh nói gì? “Hãy đuổi người nữ nô lệ và con trai nó đi, vì con trai của người nữ nô lệ sẽ không được chia gia sản với con trai của người nữ tự do.” 31 Vì vậy, thưa anh em, chúng ta không phải là con của người nữ nô lệ, nhưng là con của người nữ tự do.
Suy ngẫm:
C.22-27 Phao-lô nói về hai con trai của Áp-ra-ham để giải thích con cái thật của Đức Chúa Trời là ai, vì người Ga-la-ti đã trở nên mù lòa bởi các giáo sư giả và khiến cho con cái của họ ở dưới luật pháp (c.21). Áp-ra-ham có hai con, Y-sác và Ích-ma-ên qua Sa-ra và A-ga. Nhưng người con được chọn làm người thừa kế của Áp-ra-ham là Y-sác. Điều này là bởi vì Ích-ma-ên sinh ra bởi xác thịt của một người nô lệ (bởi sự hoạch định của con người), còn Y-sác được sinh ra thông qua lời hứa bởi một người nữ tự do (bởi kế hoạch của Thánh Linh).
C.4:26-27 Tất cả những người tin Đấng Christ đều thuộc về Giê-ru-sa-lem thiên đàng và là dân Y-sơ-ra-ên thật. Vì Ê-sai đã nói tiên tri (Ê-sai 54:1), sự lưu đày không có nghĩa là kết thúc cho dân Chúa. Đức Chúa Trời sẽ lại hành động một cách siêu nhiên để đem đến một sự sinh (mới) các con cái, nơi không hề có giữa vòng người ngoại.
C.4:30 Hãy đuổi người nữ nô lệ và con trai của nó đi và bằng cách ngụ ý, tất cả những người họ đại diện trong câu chuyện này, có nghĩa là những người tìm kiếm sự công chính bằng những sức riêng của họ. Điều này ngụ ý rằng những kẻ dạy Tin Lành giả mạo về sự công chính bởi việc làm không được cho phép tồn tại và hãy dạy dỗ trong một Hội Thánh đi theo Đấng Christ.
Ngài ban cho tôi bài học gì?
Giống như người Ga-la-ti không biết ý nghĩa thật của luật pháp và trở nên mù lòa bởi các giáo sư giả, nếu ngày nay, các Cơ-đốc nhân không hiểu Kinh Thánh một cách đúng đắn, thì họ có thể trở nên mù lòa bởi những sự dạy dỗ sai trật. Hãy liên tục cố gắng suy ngẫm Kinh Thánh bằng việc dùng ‘Kinh Thánh hàng ngày’, khi đó bạn có thể kinh nghiệm rằng đức tin của bạn sẽ lớn lên một cách đúng đắn theo lời của Đức Chúa Trời.
Cầu nguyện: Trong mọi hoàn cảnh, xin hãy giúp con chiến thắng bằng cách nắm chặt lấy lời hứa vinh quang của Ngài.
Đọc Kinh Thánh Trong Năm: Nê-hê-mi 10-13
Ga-la-ti 4:12-20
12 Thưa anh em, tôi xin anh em hãy trở nên giống tôi, vì tôi đã giống anh em. Anh em đã không đối xử tệ với tôi. 13 Anh em biết rằng lần đầu tiên tôi đến truyền giảng Tin Lành cho anh em với một thể xác đau yếu; 14 dù thể xác của tôi là một thử thách cho anh em, anh em cũng chẳng khinh khi hay miệt thị tôi, mà lại tiếp rước tôi như một thiên sứ của Đức Chúa Trời, như chính Đấng Christ Jêsus. 15 Vậy phước hạnh ấy của anh em đâu rồi? Vì tôi làm chứng cho anh em rằng, nếu có thể được, thì anh em cũng móc mắt mình mà cho tôi. 16 Vậy tôi trở nên kẻ thù của anh em vì nói sự thật với anh em sao? 17 Những người đó nhiệt tình với anh em không phải vì ý tốt đâu, nhưng họ muốn chia rẽ anh em với chúng tôi để anh em nhiệt tình với họ. 18 Lúc nào cũng nhiệt tình về điều tốt thì mới thật sự tốt, chứ không phải chỉ khi nào tôi có mặt giữa anh em mà thôi. 19 Các con của ta ơi, vì các con mà ta lại phải chịu đau đớn của sự sinh đẻ cho đến khi Đấng Christ thành hình trong các con! 20 Ước gì ta được ở với các con trong lúc nầy và lựa lời nói cho thích hợp, vì ta rất bối rối về các con.
Suy ngẫm:
C.12-15 Lần đầu tiên, khi Phao-lô giảng Tin lành cho người Ga-la-ti, họ đã tiếp nhận bằng đức tin dù đang ở trong những hoàn cảnh khó khăn. Ngoài ra, họ đã yêu mến và phục vụ Phao-lô, người giảng Phúc âm của họ, như là họ đang tiếp đón Đấng Christ vậy.
C. 16-18 Nhưng bởi những trò bịp bợm của các giáo sư giả, mà họ trở nên mù lòa, bỏ chân lý của Tin lành lại còn trở nên xa cách với Phao-lô nữa.
C.19-20 Giờ đây, Phao-lô so sánh những lúc buồn thảm này với những lúc vui mừng, rồi nhận ra rằng ông sẽ phải chịu đau đớn của sự sinh nở, cho đến khi người Ga-la-ti phục hồi. Hội thánh Ga-la-ti cần ra khỏi hoàn cảnh này và quyết định hồi phục tình trạng của mình cho đến khi Đấng Christ thành hình trong cộng đồng của họ.
Ngài ban cho tôi bài học gì?
Các giáo sư giả không còn hy vọng để tìm những người theo họ, nhưng Phao-lô thấy hội thánh Ga-la-ti như là con cái của ông, vì thế ông yêu họ vô cùng, giống như một người cha đầy tình yêu. Ông nhận là ông sẽ làm mọi thứ có thể, để những người con này trưởng thành trong Đấng Christ và bày tỏ Đấng Christ qua đời sống của họ. Lý do mà bạn cố gắng phục vụ mọi người xung quanh bạn là gì? Có phải để giúp họ, những người theo Đấng Christ hay vì điều này mà bạn có thể tìm thấy ai đó thích bạn và sẽ luôn ở phe bạn? Hãy có sự đam mê trong việc làm vinh hiển một mình Đấng Christ mà thôi.
Cầu nguyện: Chúa Jêsus ôi, xin hãy làm đầy con bằng sự đam mê để phục vụ Ngài.
Đọc Kinh Thánh Trong Năm: Nê-hê-mi 6-9
Ga-la-ti 4:1-11
1 Tôi muốn nói rằng bao lâu người thừa kế còn thơ ấu, dù làm chủ toàn bộ tài sản, thì cũng không khác gì một nô lệ. 2 Người ấy còn phải ở dưới quyền của những người giám hộ và quản gia cho đến thời hạn mà người cha đã định. 3 Chúng ta cũng vậy, khi còn thơ ấu, chúng ta làm nô lệ cho các thần sơ đẳng trong thế gian.4 Nhưng khi kỳ hạn đã được trọn, Đức Chúa Trời sai Con Ngài đến, do một người nữ sinh ra, sinh ra dưới luật pháp, 5 để chuộc những người ở dưới luật pháp, và nhờ đó chúng ta được nhận làm con nuôi của Ngài. 6 Vì anh em là con, nên Đức Chúa Trời đã sai Thánh Linh của Con Ngài ngự vào lòng chúng ta kêu lên: “A-ba! Cha!” 7 Như vậy nhờ ơn Đức Chúa Trời, anh em không còn là nô lệ nữa mà là con; và nếu là con, thì anh em cũng là người thừa kế.
8 Trước kia, khi chưa biết Đức Chúa Trời, anh em làm nô lệ cho các thần vốn không phải là thần. 9 Nhưng bây giờ anh em đã nhận biết Đức Chúa Trời, hay đúng hơn là đã được Đức Chúa Trời biết đến, thì sao anh em còn trở lại với các thứ thần linh hèn yếu, nghèo nàn đó? Anh em muốn trở lại làm nô lệ cho chúng sao? 10 Anh em hãy còn giữ ngày, giữ tháng, giữ mùa, giữ năm! 11 Tôi lo ngại cho anh em, e rằng tôi đã lao nhọc vô ích vì anh em.
Suy ngẫm:
C.1-7 Trong thời của Phao-lô, luật La-mã nói rõ dù là một người là con một người chủ (hoặc một người thừa kế), nếu người ấy chưa đủ tuổi, anh ta phải ở dưới sự chăm sóc của quản gia. Người con này chỉ có thể trở thành người thừa kế, khi anh ta đủ tuổi mà người cha đã định. Phao-lô dùng thực tế này như một ví dụ và sử dụng “người quản gia” (người giám hộ) và ‘đến thời hạn mà người cha đã định’ là một phép ẩn dụ cho “luật pháp” và “sự đến của Chúa Jêsus”. Nói cách khác, khi đến thời điểm mà Đức Chúa Trời đã định, Ngài đã sai Chúa Jêsus xuống để giải thoát các con cái, là những người đang ở dưới quyền giám hộ của luật pháp và phục hồi địa vị là người thừa kế của mình
C.4 Khi kì hạn đã được trọn . Đức Chúa Trời sai Con Ngài vào đúng thời điểm trong lịch sử nhân loại, sự giám sát để cung ứng của Đức Chúa trời đối với các sự kiện trên thế giới đã hướng dẫn và chuẩn bị các dân tộc và các nước cho sự nhập thể và chức vụ của Đấng Christ và cho sự rao giảng Tin lành.
C.5 Hình ảnh sự nhận của Phao-lô có lẽ được lấy từ trong Cựu Ước khái niệm Đức Chúa Trời gọi dân Y-sơ-ra-ên là “con” của Ngài và so sánh điều này với khái niệm của người La-mã trong việc nhận một người con (thường thì là một người trưởng thành rồi) để lập người ấy làm người thừa kế toàn bộ tài sản của gia đình.
Ngài ban cho tôi bài học gì?
Khi người Ga-la-ti đã kinh nghiệm sự tự do của Tin lành rồi, nhưng họ cứ cố quay lại với luật pháp và thậm chí đã trở thành những nô lệ. Còn bạn thì sao? Dù bạn có thể có vẻ ngoài khác với người Ga-la-ti, thì có những thần tượng nào trong lòng bạn hay những ý nghĩ (tiền bạc, công, danh, thú vui, vv…) mà bạn phải từ bỏ sự tự do vì chúng hay không?
Cầu nguyện: Xin hãy giúp con phục vụ Ngài bằng đức tin như là con cái Ngài, hơn là một nô lệ trong nỗi sợ hãi.
Đọc Kinh Thánh Trong Năm: Nê-hê-mi 3-5
Ga-la-ti 3:19-29 19 Vậy luật pháp để làm gì? Luật pháp đã được ban thêm vì có những vi phạm, và tồn tại cho đến khi người dòng dõi đến, tức là Đấng đã được hứa từ trước. Luật pháp được ban bố bởi các thiên sứ và qua một người trung gian. 20 Người trung gian thì không đại diện cho một bên, nhưng Đức Chúa Trời chỉ có một. 21 Như vậy luật pháp nghịch lại những lời hứa của Đức Chúa Trời sao? Chẳng hề như vậy! Vì nếu luật pháp được ban bố có thể đem lại sự sống thì sự công chính phải đến từ luật pháp. 22 Nhưng Kinh Thánh tuyên bố mọi sự đều bị nhốt dưới quyền lực tội lỗi, để bởi đức tin trong Đức Chúa Jêsus Christ, lời hứa được ban cho những kẻ tin. 23 Trước khi đức tin đến, chúng ta bị nhốt và canh giữ dưới luật pháp cho đến khi đức tin được bày tỏ. 24 Như thế, luật pháp là người hướng dẫn chúng ta đến Đấng Christ, để bởi đức tin chúng ta được xưng công chính. 25 Nhưng khi đức tin đến rồi, chúng ta không còn dưới quyền người hướng dẫn đó nữa. 26 Vì bởi đức tin trong Đấng Christ Jêsus, tất cả anh em đều là con Đức Chúa Trời. 27 Người nào trong anh em đã được báp-têm để thuộc về Đấng Christ đều mặc lấy Đấng Christ. 28 Tại đây không còn phân biệt người Do Thái hay người Hi Lạp, người nô lệ hoặc người tự do, nam giới hay nữ giới, vì tất cả anh em đều là một trong Đấng Christ Jêsus. 29 Nếu anh em thuộc về Đấng Christ thì anh em là dòng dõi Áp-ra-ham, tức là những người thừa kế theo lời hứa. Suy gẫm |
C.19-24 Chẳng có ai được xưng công chính bởi luật pháp cả. Nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta nghĩ luật pháp là không có mục đích. Luật pháp bày tỏ tội lỗi và giúp người ta nhận ra bản chất tội lỗi của họ và dẫn chúng ta đến một điều có thể giải phóng chúng ta khỏi tội lỗi. Nói cách khác, luật pháp là người giám hộ của chúng ta, dẫn chúng ta đến Đấng Christ). C.25-29 Vì thế, những người đến với Chúa Jêsus Christ bằng đức tin, đừng bao giờ xem nhẹ luật pháp, mà bằng cách mặc lấy sự che phủ của Đấng Christ, hãy sống như những người kế tự của Vương Quốc Đức Chúa Trời). |
Đức Chúa Trời là Đấng như thế nào? |
Đức Chúa Trời ban cho dân sự Ngài luật pháp qua Môi-se. Điều này là dành cho dân Chúa để nhận ra kế hoạch của Đức Chúa Trời và dạy họ phải sống thế nào. Ngoài ra, nó dùng để chỉ ra tội lỗi của họ, để họ nhận ra bản chất tội lỗi của mình và mong mỏi Đấng Christ, là Đấng duy nhất có thể ban cho họ sự tự do thoát khỏi tội lỗi. |
Ngài ban cho tôi bài học gì? |
Hễ ai tin Đấng Christ, thì mặc lấy Đấng Christ. Điều này không có ý nói việc thay đổi vẻ ngoài của một người bằng quần áo, mà đúng ra một người đến dưới sự ảnh hưởng của Đấng Christ và trở nên ảnh tượng Ngài. Bạn có từ bỏ lối sống trong quá khứ của bạn, để sống theo cách mà Đấng Christ đã hướng dẫn hay không? Cầu nguyện: Con xưng nhận rằng Ngài, Chúa Jêsus là Chúa của đời sống con, vì thế xin hãy ban cho con ân điển để từ bỏ mọi mong ước của con trước Ngài. Đọc Kinh Thánh Trong Năm: Nê-hê-mi 1-2 |
Thi Thiên 22:22-31
22 Con sẽ rao truyền danh Chúa cho anh em con
Và ca ngợi Chúa giữa hội chúng.
23 Hỡi những người kính sợ Đức Giê-hô-va, hãy ca ngợi Ngài!
Hỡi tất cả con cháu Gia-cốp, hãy tôn kính Ngài!
Hỡi tất cả dòng dõi Y-sơ-ra-ên, hãy kính sợ Ngài.
24 Vì Ngài không khinh bỉ hay ghê tởm
Cảnh hoạn nạn của kẻ nghèo khổ;
Cũng không giấu mặt Ngài với người ấy,
Nhưng lắng nghe tiếng kêu cứu của người.
25 Sự ca ngợi của con ở giữa hội lớn phát xuất từ Chúa;
Con sẽ trả xong sự hứa nguyện của con trước mặt những người kính sợ Ngài.
26 Người nhu mì sẽ ăn và được no nê;
Những người tìm kiếm Đức Giê-hô-va sẽ ca ngợi Ngài;
Nguyện người có lòng nhu mì được sống muôn đời.
27 Khắp cả trái đất sẽ nhớ
Và trở về cùng Đức Giê-hô-va,
Họ hàng muôn dân
Sẽ thờ lạy trước mặt Ngài.
28 Vì vương quyền thuộc về Đức Giê-hô-va,
Ngài cai trị trên muôn dân.
29 Tất cả người giàu trên thế gian sẽ ăn uống và thờ phượng;
Mọi kẻ trở về bụi đất,
Và những người không thể bảo tồn mạng sống mình,
Đều sẽ quỳ lạy trước mặt Ngài.
30 Một dòng dõi sẽ phục vụ Ngài;
Người ta sẽ rao truyền danh Chúa cho hậu thế,
31 Dòng dõi ấy sẽ công bố đức công chính của Ngài;
Thuật lại cho thế hệ mai sau rằng Đức Giê-hô-va đã làm việc ấy.
Suy ngẫm
C.22–31 Sự ngợi khen mang lại kết quả; Từ tôi, từ Y-sơ-ra-ên, từ mọi dân tộc. Sự ngợi khen Đức Chúa Trời giữa hội chúng (c.22, 25); tất cả các con cái của Y-sơ-ra-ên; cả thế giới (c.27); có nghĩa là, câu chuyện rắc rối và sự bảo vệ cá nhân của ông là một phần của câu chuyện lớn hơn của công cuộc cứu chuộc của Đức Chúa Trời trên thế giới này.
C.22-31 Nếu như phần đầu của Thi Thiên 22 là một bầu không khí tuyệt vọng, thì phần sau lại tràn đầy hy vọng. Tác giả Thi thiên không còn than khóc trong sự đau đớn của ông. Nỗi đau đớn lớn nhất của tác giả Thi thiên là cảm thầy Đức Chúa Trời rời bỏ (từ bỏ) ông. Tuy vậy, nan đề đó bây giờ đã được giải quyết, bởi vì Đức Chúa Trời đã bày tỏ mặt Ngài cho người hát. Tác giả Thi thiên công bố tin tức tốt lành cho các anhem mình và ngợi khen Đức Chúa Trời! Ông nói tiên tri rằng sẽ đến một ngày khi không chỉ Y-sơ-ra-ên, mà là tất cả các dân tộc trên đất sẽ tham gia vào sự thờ phượng và sự ngợi khen này.
Ngài ban cho tôi bài học gì?
Khi tác giả Thi Thiên hứa nguyện với Đức Chúa Trời, ngợi khen và hy sinh cho Chúa, ông mời những người bị đau đớn (những người khiêm nhường) và ông chia sẻ sự vui mừng. Bạn đã kinh nghiệm ân điển của Đức Chúa Trời trong sự đau đớn của mình hay chưa? Bạn đã nếm biết sự an ủi và sự vui mừng Đức Chúa Trời ban cho chưa? Nếu bạn đã trải nghiệm, hãy tìm những người đang bị đau đớn và chia sẻ ân điển mà bạn đã nhận được. Hãy nhớ rằng, bây giờ là lúc bạn phải an ủi những người khác!
Cầu nguyện: Chúa ơi, xin hãy giúp con chỉ chăm xem Ngài, bởi vì Ngài sẽ thay đổi những sự than khóc của con thành sự vui mừng!
*Với bài học hôm nay, chúng ta hãy sống một đời sống từ bỏ chính mình và để Đức Chúa Trời cai trị.
Đọc Kinh Thánh Trong Năm: 2 Sử-Ký 22-24
Thi Thiên 22:1-21
1 Đức Chúa Trời của con ôi! Đức Chúa Trời của con ôi! Sao Ngài từ bỏ con? Sao Ngài đứng xa không giúp đỡ con và chẳng nghe lời rên xiết của con? 2 Đức Chúa Trời của con ôi! Ban ngày con kêu cầu nhưng Chúa không đáp lại, Ban đêm cũng vậy, nhưng con nào được yên nghỉ đâu.
3 Còn Chúa là thánh, Ngài ngự giữa sự ca ngợi của Y-sơ-ra-ên. 4 Tổ phụ chúng con nhờ cậy nơi Chúa, Họ nhờ cậy Ngài và được giải cứu. 5 Họ kêu cầu với Chúa và được giải thoát, Họ nhờ cậy Ngài và không bị hổ thẹn.
6 Nhưng con là một con sâu chứ không phải con người; Bị loài người sỉ nhục, bị thiên hạ khinh khi. 7 Mọi người thấy con đều nhạo cười, Trề môi lắc đầu mà nói: 8 “Nó phó thác mình cho Đức Giê-hô-va, hãy để Ngài giải cứu nó; Vì Ngài hài lòng về nó, hãy để Ngài giải thoát nó!”
9 Phải, chính Chúa đem con ra khỏi lòng mẹ; Khiến con tin cậy khi nằm trên ngực của mẹ con. 10 Từ trong tử cung, con đã được giao cho Chúa; Chúa là Đức Chúa Trời của con từ khi con mới lọt lòng. 11 Xin đừng cách xa con Vì sự gian truân gần kề, Và không có ai cứu giúp.
12 Có nhiều bò đực vây quanh con, Những bò đực mập mạnh của Ba-san vây phủ con. 13 Chúng hả miệng ra, chực vồ nuốt con Khác nào sư tử đang xé mồi và gầm thét.
14 Con bị đổ ra như nước, Xương cốt con đều rã rời; Trái tim con như sáp Tan chảy trong mình con. 15 Sức lực con khô như miếng gốm Và lưỡi con dính nơi cổ họng; Chúa đặt con nằm trong bụi tro của sự chết.
16 Vì những con chó vây quanh con, Một lũ hung ác vây phủ con; Chúng đâm thủng tay và chân con. 17 Con có thể đếm hết xương cốt của con. Chúng không ngớt nhìn chòng chọc vào con; 18 Chúng chia nhau áo xống của con; Bắt thăm để lấy áo choàng của con.
19 Đức Giê-hô-va ôi! Xin đừng cách xa con; Lạy Chúa quyền năng của con, xin mau mau đến giúp đỡ con.
20 Xin giải cứu linh hồn con khỏi gươm, Và mạng sống con khỏi loài chó.
21 Chúa đã nhậm lời con, Cứu con khỏi mồm sư tử, Và các sừng trâu rừng
Suy ngẫm
C.12–18 Tôi đang bị kẻ thù vây quanh. Bài ca quay sang mô tả tình cảnh đó: kẻ thù uốn cong xuống sự ác như những con bò đực, con sư tử, và những con chó để người hát không còn sức lực hoặc sức mạnh. Phi-e-rơ mượn hình ảnh con “sư tử rống” mô tả ma quỷ (1 Phi-e-rơ 5:8), kẻ thù gian ác ở phía sau những kẻ thù nghịch xấu xa đối với người trung tín.
C.19–21 Xin hãy cứu con như Ngài đã từng cứu giúp con! Trích từ câu 11 (c.19, đừng đứng xa và xin hãy giúp), người hát đưa ra lời khẩn cầu của mình. Khi nhớ lại Đức Chúa Trời nhậm lời cầu nguyện của ông trước đây, ông cầu xin được giải cứu khỏi sự đau đớn hiện tại. Hãy chú rằng, chó, sư tử và bò hoang (c.20-21) đảo lại trật tự của sự đe dọa trong câu 12-18.
C.10-11 Tác giả Thi Thiên đang trong cơn đau đớn quá đỗi. Điều ông không chịu đựng được là việc ông cảm thấy Đức Chúa Trời đã rời bỏ ông. Tuy vậy, thậm chí trong hoàn cảnh này, tác giả Thi thiên không từ bỏ đức tin nơi Đức Chúa Trời; ông tiếp tục cầu xin sự thương xót của Đức Chúa Trời.
C.12-21 Tác giả Thi Thiên mô tả tình cảnh nghiêm trọng hiện tại của ông bằng cách sử dụng những ẩn dụ sinh động: những con bò đực mạnh mẽ của Ba-san, những con chó, và những chiếc sừng của những con bò hoang. Ông đáng nhấn mạnh thực tiễn là ông không thể vượt qua tình cảnh này nhờ sức của riêng mình. Việc duy nhất ông có thể làm là trỗi dậy xin sự trợ giúp của Đức Chúa Trời – xin cánh tay cứu giúp của Ngài.
Ngài ban cho tôi bài học gì?
Tác giả Thi Thiên kêu xin với Đức Chúa Trời trong thời điểm đau đớn của mình, “Xin đừng xa con”. Tương tự như vậy, Đấng duy nhất chúng ta có thể trông cậy chính là Đức Chúa Trời. Dẫu rằng dường như Đức Chúa Trời đang im lặng, Ngài không xa bạn. Đừng tuyệt vọng trong những lúc đau đớn của bạn; hãy kêu cầu Chúa, Đấng luôn luôn bên cạnh bạn.
Cầu nguyện: Chúa ơi, thậm chí khi con ở trong những tình cảnh con không hiểu, xin hãy giúp con trông cậy chỉ nơi Ngài mà thôi và không bị tuyệt vọng.
*Với bài học hôm nay, chúng ta hãy sống một đời sống từ bỏ chính mình và để Đức Chúa Trời cai trị.
Đọc Kinh Thánh Trong Năm: 2 Sử-Ký 19-21
Thi Thiên 21:1-13
1 Lạy Đức Giê-hô-va, vua vui mừng nhờ năng lực Ngài,
Vì sự giải cứu của Ngài, người hoan hỉ biết bao!
2 Chúa đã ban cho người điều lòng người ao ước,
Cũng không từ chối điều môi người cầu xin. (Sê-la)
3 Vì Chúa lấy phước lành mà đón rước người;
Đội trên đầu người mão triều bằng vàng ròng.
4 Người cầu xin Chúa ban sự sống, và Chúa đã ban cho người,
Đến nỗi ban cho người ngày tháng dài lâu vô cùng.
5 Nhờ sự giải cứu của Chúa, người được vinh hiển lớn;
Chúa mặc cho người sự tôn trọng và oai nghi.
6 Chúa ban cho người phước lành mãi mãi;
Sự hiện diện của Chúa khiến người hớn hở, mừng vui.
7 Vì vua tin cậy Đức Giê-hô-va,
Nhờ sự nhân từ của Đấng Chí Cao, Người sẽ không rúng động.
8 Tay vua sẽ bắt được tất cả kẻ thù của Ngài;
Tay phải vua sẽ tóm lấy những kẻ ghét Ngài.
9 Khi Chúa hiện diện,
Ngài làm cho chúng như lò lửa hừng;
Trong cơn thịnh nộ, Đức Giê-hô-va sẽ nuốt chúng
Và lửa sẽ thiêu đốt chúng đi.
10 Chúa sẽ hủy diệt con cháu chúng khỏi mặt đất,
Và dòng dõi chúng khỏi con cái loài người.
11 Dù chúng toan tính chống lại Chúa
Và dùng mưu kế hiểm độc, chúng cũng không thể thành công.
12 Chúa sẽ khiến chúng quay lưng bỏ chạy,
Ngài giương cung nhắm vào mặt chúng.
13 Lạy Đức Giê-hô-va, nguyện Ngài được tôn cao trong sức mạnh Ngài!
Chúng con sẽ hát xướng và ngợi ca quyền năng của Ngài.
Suy ngẫm
C.3-13 Tác giả Thi Thiên ngợi khen sự tốt lành của Đức Chúa Trời, Đấng giải cứu và ban sự chiến thắng cho vị vua. Ông xưng nhận rằng đó là chính Đức Chúa Trời dẫn dắt vị vua đến thắng lợi, bảo vệ dân Y-sơ-ra-ên, và ban cho sự vinh quang và sự vĩ đại (c.3-6). Tuy nhiên, tác giả Thi thiên không sống bằng những chiến thằng trong quá khứ. Ông dạn dĩ bởi vì ông tin cậy nơi Đức Chúa Trời và tình yêu của Ngài đối với họ (dân Y-sơ-ra-ên) sẽ hiện điện mãi mãi. Thêm vào đó, chừng nào họ còn tin cậy nơi Đức Chúa Trời, Y-sơ-ra-ên sẽ tiếp tục chiến thắng trong tương lai (c.7-13).
Ngài ban cho tôi bài học gì?
Bạn sẽ không quên ân điển Đức Chúa Trời đã ban trong quá khứ, và sẵn sàng cho tương lai một cách đúng đắn, nếu bạn ở trong mối quan hệ ngay lành với Đức Chúa Trời trong thời hiện tại. Đừng cứ ở mãi trong quá khứ hoặc hãy quyết định làm tốt hơn trong tương lai. Thay vào đó, hãy nghĩ xem bạn phải làm gì để sống trong một mối quan hệ ngay lành với Đức Chúa Trời ngày hôm nay.
C.8–12 Dạn dĩ cho tương lai. Người nói với bạn có thể vẫn là Đức Chúa Trời, như ở trên, nhưng dường như tốt hơn, khinhận thấy đó là vị vua, người sẽ tiếp tục những việc chinh phục về quân sự thay mặt cho dân sự. Như đã nói ở trên, cần phải nhìn thấy rằng những kẻ thù này là những kẻ ghét vị vua và hoạch định điều ác chống lại ông.
C.9 Khi vị vua sống theo lý tưởng của Đa-vít, Đức Chúa Trời sử dụng sự thù nghịch chống lại vị vua giống như sự thù nghịch chống lại những mục đích của chính Ngài và như vậy, chống lại chính Ngài, do đó vị vua tin kính là công cụ của cơn giận của Đức Chúa Trời. C.21:13 Xin được tôn cao! Chúa được tôn cao khi Ngài bày tỏ quyền năng Ngài trong việc khiến vị vua trung tín được thành công.
Cầu nguyện: Chúa ơi, chừng nào con còn sống, con muốn bày tỏ sự biết ơn đến Ngài. Xin hãy giúp con luôn luôn nương cậy nơi Ngài và bước đi trong đường lối Ngài.
*Với bài học hôm nay, chúng ta hãy sống một đời sống từ bỏ chính mình và để Đức Chúa Trời cai trị.
Đọc Kinh Thánh Trong Năm: 2 Sử-Ký 16-18

Suzette Hattingh – Cân Bằng Giữa Truyền Giảng & Cầu Thay
Tái Sinh
Suzette Hattingh sinh năm 1956 tại đất nước Nam Phi đa văn hóa. Bố mẹ cô là người gốc Hà Lan, và theo lời của cô thì họ “có đạo nhưng chưa được tái sinh.” Năm 10 tuổi, Suzette bị kẹt tay vào máy gặt tại trang trại của bố mẹ. Bác sỹ nói rằng cần cắt bỏ một tay của cô. Trong cơn tuyệt vọng, bố của Hattingh đã cầu nguyện và nghe được tiếng nói từ trời, vỏn vẹn chỉ một từ: “Đừng!” Ông bảo bác sỹ đừng cắt tay của con gái, nhưng bác sỹ trả lời rằng nếu không cắt tay thì chắc chắn đứa bé sẽ chết. Tiếng nói “Đừng!” vang lên đến lần thứ ba, vì vậy bố của Hattingh ký giấy xuất viện và đưa con gái về nhà. Phép lạ đã xảy ra, Hattingh đã không chết, mặc dù tay bị liệt một phần trong vài năm và chỉ sau khi tin Chúa thì mới được chữa lành hoàn toàn.
Tuy nhiên, phải 11 năm sau tai nạn đó Hattingh mới thực sự phó mình cho Đức Chúa Trời – Đấng đã cứu cô. Dù trước khi bị tai nạn Hattingh có những câu hỏi về Chúa, nhưng đa phần người da trắng gốc Hà Lan ở Nam Phi thời bấy giờ đều tin vào thuyết tiền định, và Hattingh xác quyết rằng mình đã bị “định cho sự khước từ”.
Hattingh học ngành y và trở thành nữ hộ sinh. Một nữ đồng nghiệp là người tin Chúa đã hết sức bền bỉ để dẫn cô đến với Chúa Jê-sus, nhưng cô không chút cảm tình. “Hễ gặp nhau là cô ấy làm chứng về Chúa. Tôi bực lắm, thật là đồ cuồng tín!” – Hattingh đã nói vậy.
Nhưng Đức Chúa Trời lại bắt đầu can thiệp. Hattingh nhớ lại:
“Nhiều bệnh nhân kể cho tôi về những trải nghiệm của họ khi cận kề với cái chết. Có một ông cụ rất yếu và không cử động được nhưng tự nhiên ngồi dậy trên giường và kêu lên: “Tôi nhìn thấy Đức Chúa Trời ở trên ngôi, và tôi bị hư mất!” Thậm chí tôi còn chưa biết từ “hư mất” có nghĩa là gì. Tôi là một con người rất thực dụng, và điều đó khiến tôi hoảng sợ.
Trường hợp khác là một trưởng lão trong hội thánh. Vào lúc gần chết ông ta kêu lên: “Cứu tôi với! Chân tôi đang bị tụt vào cái hố này!” Thế rồi ông ta qua đời.
Trường hợp thứ ba là một phụ nữ bị ung thư giai đoạn cuối. “Bà ấy đau đớn nên hay la hét với chúng tôi và cực kỳ khó tính. Sau đó bà ấy được chuyển sang điều trị tại một bệnh viện khác và tại đó bà ấy tin Chúa. Khi quay lại chỗ chúng tôi bà ấy trở thành một con người khác, rất nhân hậu.”
“Bà ấy qua đời trong ca trực của tôi. Ngồi trên giường bệnh của bà, tôi nghĩ bà ấy đã đi rồi, nhưng bà ấy bất ngờ trở lại, mở mắt và mỉm cười.
“Cô,’ bà ấy nói với tôi, ‘cô có nghe thấy tiếng nhạc không? Nhìn kìa, những bông hoa! Những người mặc áo trắng!’ Rồi bà ấy lật người và nói: “Họ đến để đón tôi đấy!” – rồi bà ấy đi.”
Những kinh nghiệm này đã khiến Hattingh bắt đầu tìm kiếm Chúa trở lại. Vào ngày 14 tháng ba, 1977, bị thúc giục bởi những cơn ác mộng cáo trách, cuối cùng Hattingh cầu nguyện. “Chúa ơi, nếu Ngài đúng như mấy người cuồng tín kia nói thì xin hãy làm một điều gì đó!” Một ánh sáng giáng trên tôi, và tôi đã được sinh lại.”
Đời sống của cô y tá trẻ đã bị “đảo lộn hoàn toàn”. Chồng sắp cưới chấm dứt quan hệ. Chủ nghĩa phân biệt chủng tộc đã ăn sâu vào lối tư duy của người da trắng tại Nam Phi khiến gia đình đã từ Hattingh vì cô bắt đầu giao du với những người da đen. Cảm ơn Chúa, về sau bố mẹ Hattingh đã tin Chúa và rất vui mừng với con đường mà con gái họ đã chọn!
Nói về sự kêu gọi của Chúa cho mình, Hattingh cảm nhận: “Có những người quyết định [tiếp nhận] sự kêu gọi của Chúa, nhưng cũng có những người mà sự kêu gọi đã quyết định cho họ. Và đó là cách tôi cảm nhận về cuộc sống của mình!”
Chức vụ cầu thay
Vào năm 1980, khi 24 tuổi, Hattingh bắt đầu tham gia tổ chức Christ for All Nations (Đấng Christ cho mọi dân tộc – Cfan) do nhà truyền đạo Reihard Bonnke lãnh đạo. Hattingh đảm nhận nhiều vai trò khác nhau, nhưng chủ yếu là lĩnh vực cầu thay và chứng đạo cá nhân. Cô được chứng kiến các chiến dịch truyền giảng của Bonnke ở Châu Phi tăng trưởng từ hàng ngàn đến hàng trăm ngàn, rồi hàng triệu người tham dự. Một trong những chìa khóa dẫn đến sự thành công là mục vụ cầu thay của Hattingh. “Mức độ chinh phục phụ thuộc vào mức độ cầu nguyện”, Hattingh khẳng định.
![]() |
![]() |
Đằng sau những buổi truyền giảng như thế này là sự cầu thay sốt sắng
Cô đã làm việc với tổ chức này trong 16 năm, cho đến khi Chúa gọi bước vào giai đoạn khác của sự phục vụ. Mối quan hệ giữa họ rất tốt, và thậm chí ngày nay Hattingh vẫn nói rằng nếu ai muốn bắn vợ chồng Reinhard và Anni thì bà sẵn sàng đỡ đạn cho họ. Trong một hội nghị Cơ đốc năm nay tại Anh, có cả Reihard Bonnke, Daniel Kolenda (người kế tục chức vụ của Reihard Bonnke) và Suzette Hattingh. Thật là một tấm gương về những người hầu việc Chúa hiểu sự kêu gọi và sự xức dầu trên người khác và hiệp nhất với nhau trong sự phục vụ Đấng Christ!
Chức vụ truyền đạo
Hattingh làm bước rời khỏi mục vụ của Bonnke và thành lập mục vụ riêng do cảm nhận sâu xa rằng Đức Chúa Trời muốn cô không chỉ là người cầu thay mà còn là một người truyền đạo, tại vùng đất mà Hattingh cảm nhận dù vật chất giàu có nhưng “bần cùng” về thuộc linh.
“Nhiều năm trước đây, ngày bố tôi qua đời vào năm 1980, tôi đã có một khải thị hiếm có,”– Hattingh nhớ lại. “Đây là lần duy nhất tôi đã nhìn thấy thiên sứ.”
“Tôi còn nhớ rất rõ. Thiên sứ không nói gì mà chỉ tiến đến gần và đổ một hộp mực to trên tôi. Cảm giác như dầu nóng vậy.”
Vào năm 1995 Chúa bảo Hattingh đọc Ê-xê-chi-ên 9, chương nói về vị thiên sứ với hộp mực. Nhiệm vụ của thiên sứ là đánh dấu trên trán những người sẽ được tha khi cơn giận phán xét của Chúa giáng trên sự bất công trong thành phố.
Hattingh cảm nhận Chúa nói với mình phải chinh phục các thành phố – để càng nhiều thành được tha càng tốt.
Năm 1986, khi còn làm việc cho tổ chức Cfan của Bonnke, Hattingh chuyển đến Frankfurt, Đức, và rất ghét thành phố này. Nhưng sự kêu gọi của Chúa rất rõ ràng, và qua năm tháng sự vâng phục biến thành nỗi đam mê. Cô trở thành công dân Đức, và tổ chức Voice in the city (Tiếng nói trong thành phố) mà cô thành lập vào năm 1997 có trụ sở tại Frankfurt.
“Hãy thử nghĩ mà xem” – Hattigh giải thích sự ác cảm ban đầu của mình – “vào những năm 80 tôi đang bay “cùng chim ưng” tại Châu Phi! Mọi thứ đều xảy ra tại đó, thế mà Chúa lại chuyển tôi đến Châu Âu và thả tôi giữa những bộ xương khô của hội thánh Châu Âu!”
Hattingh nhớ lại lần bị mắc kẹt vì tuyết tại Tromso, Na-uy – thành phố cực bắc của thế giới – vào năm 1987, cảm thấy cực kỳ cô đơn và bị mọi người, kể cả Chúa, dường như bỏ quên. “Tôi đã thực sự vật lộn” – cô nói về thời kỳ ở Châu Âu lúc đó. “Nhưng đúng lúc ấy tôi lại có sự hiện thấy. Tôi nhìn thấy một cái bút, và cái bút ấy khắc Châu Âu vào tâm linh tôi.”
Gánh nặng gia tăng, vào mùa Giáng sinh năm 1991, Hattingh cùng với 6 người bạn khác mang thức ăn đến cho những người vô gia cư tại quận đèn đỏ ở Frankfurt.
“Các đường phố hôm ấy không có người ăn xin nào, vì vậy chúng tôi chia nhóm để tìm họ. Tôi đang vào khu chợ thì có người gí súng vào lưng tôi. Ông ta bắt tôi đi tiếp, và tôi thấy mình rơi vào ổ ma túy với khoảng hơn một trăm người đang ở đó.”
“Tôi nhìn thấy những người, cả nam lẫn nữ, đang chích ma túy. Tôi nhìn thấy những cô gái điếm đang hành nghề. Và những cảnh tượng hãi hùng khác…” Người đàn ông cầm súng hỏi: “Mày muốn gì? Tôi quay lại và nói: “Tôi chẳng muốn gì từ các anh, nhưng có thể các anh muốn cái tôi có chăng. Tôi muốn phát quà Giáng sinh.”
Rồi cô phát quà cho họ. Đó cũng là lúc cô nghe tiếng Chúa hỏi: “Hội thánh của Ta đang ở đâu?”Hattingh biết câu trả lời: Hội thánh đang ở trong nhà thờ, đang quây quần hát “đêm xuống êm đềm”. Lần trải nghiệm ấy ghi dấu ấn mãi trong đời cô.
Tuy nhiên, phải mất 10 năm nữa thì các kế hoạch cho Châu Âu mới chín muồi đối với Hattingh. Năm 1996, sau khi hoàn tất dự án “từ dấu trừ sang dấu cộng” cho Cfan, và sau khi Chúa đã phán cùng Reihard Bonnke: “Hãy để Suzette bay như chim ưng”, Hattigh chính thức rời Cfan và thành lập tổ chức “The Voice in the City” (Tiếng nói trong thành phố). Đó là một tổ chức truyền giáo quốc tế và liên hệ phái, với khải tượng năm mặt: cầu nguyện, chữa lành, truyền giảng, chức vụ giúp đỡ và dạy dỗ. | ![]() |
Trong những năm sau đó Hattingh và đội ngũ được thấy Chúa làm những phép lạ kỳ diệu tại Indonesia. Ngoài những sự chữa lành bệnh và cải đạo, còn có một số dấu hiệu khác cho thấy tay Chúa ở trên công việc này: Chính phủ Hồi giáo đã cung ứng hậu cần cho những buổi truyền giảng đông người của tổ chức Cơ đốc Tiếng nói trong thành phố, các đài phát thanh Hồi giáo truyền đi sứ điệp Phúc âm, và mục vụ đã nhận được sự bảo vệ siêu nhiên khỏi những kẻ đánh bom cực đoan.
“Nhà trẻ” – một trong các mục vụ của tổ chức Tiếng nói trong thành phố
Nhà trẻ tại Indonesia sau thảm họa sóng thần, với sức chứa trên 100 trẻ em và nhiều phụ nữ mang thai “ngoài ý muốn”. Các thiếu nữ mang thai sẽ được chăm sóc tại đây cho đến sau khi sinh. Đây là cách tốt nhất để các bé ra đời chứ không bị phá bỏ.
Nhưng đối với Hattingh, mục tiêu chủ đạo và thách thức lớn nhất trong những năm tới là sự cứu rỗi Châu Âu. “Châu Âu khô cằn, nhưng tôi tin rằng không có đất nước nào là không thể chinh phục (bởi Phúc âm)!” – Cô nói.
Khác với quy trình truyền giảng thông thường, cách tiếp cận của tổ chức Tiếng nói trong thành phố đòi hỏi rất ít ngân sách quảng bá. Hattingh chia sẻ có lần Chúa đã hỏi cô vì sao người ta phải đến với buổi nhóm của cô. Tôi trả lời: “Họ đến vì tình yêu của Ngài, thưa Chúa!” Hattigh cảm nhận Chúa trả lời:“Thế thì hãy trình bày tình yêu của Ta đến cho họ thay vì ném tờ quảng cáo vào hộp thư của họ!”
Trong một chiến dịch tại Deggendorf, một thị xã phía nam nước Đức, các Cơ đốc nhân địa phương đã chia thành từng đôi để đến thăm các hộ gia đình, hỏi xem có thể giúp đỡ họ điều gì một cách thực tế. Thậm chí họ đã lập ra đường dây nóng “cánh tay giúp đỡ.” Hattingh nói cô vô cùng hạnh phúc vì đáp ứng của người dân.
“Tôi tự hỏi không biết người Đức có đóng cửa với chúng tôi không, nhưng chỉ có khoảng 15 phần trăm làm vậy thôi. Người ta đã trò chuyện với chúng tôi, mời chúng tôi vào nhà. Một số người rất ngạc nhiên là chúng tôi làm điều đó mà không đòi hỏi cái gì. Cách làm mới và có sức hút đến mức truyền thông đã lập tức để ý, và chúng tôi… được nổi bật trên báo chí.”
“Người dân Deggendorf nhờ chúng tôi hút bụi hoặc dọn đồ giúp họ. Có những phụ nữ muốn được làm tóc, nhà khác thì cần người trông trẻ trong vài tiếng. Có một số nhu cầu chúng tôi xin phép dâng lời cầu nguyện. Chúng tôi chỉ phục vụ, và bằng cách đó, đã đạt được 45 phần trăm số hộ gia đình bên trong thành phố!”
Một phương thức khác của chiến dịch Chiếm thành được Hattingh gọi là “làm trọn gói”. Công thức là tinh thần đầy tớ cộng với truyền giảng đường phố, cộng với cầu thay, cộng với các buổi nhóm truyền giảng. “Ở Châu Phi người ta chạy đến các sự kiện, nhưng ở Châu Âu thì khác. Những người hư mất không đến với chúng ta, chúng ta phải đến với họ, đi từng nhà như chúng tôi đã làm ở Deggendorf. Vấn đề là chúng ta muốn nhập khẩu phấn hưng từ những quốc gia khác, nhưng bạn không thể nhập khẩu phấn hưng. Đức Chúa Trời có những mô hình khác nhau cho những nơi khác nhau, và chúng ta cần tìm kiếm Chúa để biết mô hình của Ngài trong từng đất nước. Không phải mọi cánh đồng của Chúa đều chín cùng một lúc.”
Hattingh tin rằng các cánh đồng tại Tây Âu đang chín vàng. Cô cho rằng người chưa được cứu sẽ luôn cởi mở, vấn đề là các hội thánh có mở và trở nên can đảm hơn không.
Cân bằng giữa cầu thay và truyền giảng
Hattigh xác quyết rằng công tác truyền giảng cần phải đi đôi với lượng cầu nguyện tương ứng và ngược lại. Cô viết: “Cầu nguyện là sự thân mật với Chúa còn truyền giảng là sự biểu lộ ra bên ngoài của sự thân mật ấy và được “bơm” bởi nhịp đập trái tim của chính Đức Chúa Trời. Cầu thay chuẩn bị đường còn truyền giảng là hành động. Con gặt gặt sự đáp lời cho những lời cầu nguyện xin các linh hồn.”
Lời Chúa dạy về sự cân bằng. Giô-ên 2:17 viết: “Các thầy tế lễ, là những kẻ hầu việc Đức Giê-hô-va, khá khóc lóc giữa hiên cửa và bàn thờ, và nói rằng: Hỡi Đức Giê-hô-va, xin hãy tiếc dân Ngài, và chớ để cơ nghiệp Ngài bị sỉ nhục, và bị các nước cai trị! Làm sao để người ta nói giữa các dân tộc rằng: Nào Đức Chúa Trời chúng nó ở đâu?”
Hattigh chỉ ra rằng các thầy tế lễ được gọi than khóc giữa hiên cửa và bàn thờ. Chúng ta là những thầy tế lễ nhà vua, là dân thánh được mời gọi dạn dĩ đến trước Chúa (xem Hêb 10:19). Nhờ huyết báu của Chúa Jê-sus, giờ đây chúng ta có thể tự do và cởi mở dâng lời cầu nguyện sốt sắng đến tận nơi Chí Thánh trên bàn thờ của sự cầu nguyện. Hattingh chia sẻ tiếp trong một bài viết của mình:
Nhưng trong Cựu ước, thầy tế lễ không ở lại nơi thánh mà phải đến hiên cửa, nơi dân sự đang chờ đợi sứ điệp của Chúa. Một số người trong chúng ta muốn cầu nguyện nhưng không muốn gánh trách nhiệm mang sứ điệp đến với những người đang rất có nhu cầu. Có những người thì lại chỉ muốn giảng và phục vụ mà không chịu dành thời gian ở với Chúa để Ngài làm tan vỡ lòng chúng ta bởi những cái đang làm tan vỡ lòng Ngài.
Chính Chúa Jê-sus đã làm gương khi cầu nguyện cả đêm rồi giải phóng kẻ phu tù, chữa lành người bệnh và giảng Tin mừng vào ban ngày. Bạn có thể nói: “Đó không phải là sự kêu gọi của tôi – tôi chẳng phải là người truyền đạo, cũng chẳng phải là người cầu thay.”
Ai là người truyền đạo hoặc cầu thay? Không nhất thiết phải là người đi đến quốc gia khác mà là người cầu nguyện sốt sắng và coi việc mang Tin lành đến cho những người xung quanh là sứ mạng của mình.
Bạn được tạo nên với sự cân bằng – chúng ta có hai tay, hai chân, hai tai… Trong thuộc linh cũng vậy, bạn cần cả “cầu nguyện” và “ra đi”, cắt cả hai phía, như gươm hai lưỡi.
Sứ điệp “khẩn cấp”
Trên trang mạng của Tiếng nói trong thành phố có đăng sứ điệp gần nhất mà Suzette cho rằng đó là sứ điệp “khẩn cấp.”
“Cách đây vài đêm tôi có một giấc mơ có tính tiên tri mà tôi cho rằng rất quan trọng nên muốn chia sẻ với các bạn.
Khoảng 4 giờ sáng, tôi tỉnh dậy và thấy vẫn còn vài phút trước giờ phải dậy, nên tôi nằm ngủ lại. Trong thời gian đó tôi đã có một giấc mơ (xin hãy hiểu theo nghĩa thuộc linh).
Tôi đang yêu, và người đàn ông mà tôi sắp cưới đứng cạnh tôi. Tôi hỏi khá ngạc nhiên: “Vậy chàng là người tôi sẽ cưới sao?” Người ấy quay sang tôi và nói: “Hãy đến, Ta muốn chỉ cho nàng cung điện mà Ta đã xây cho nàng. Ta đã xây cung điện ấy trên đá, không phải trên cát”.
Tôi nhìn và thấy một ngôi nhà lớn xây trên đỉnh đồi. Đó không phải ngôi nhà hai tầng, không hiện đại giống như nhà ngày nay nhưng rất chắc chắn và rộng lớn. Rất ngạc nhiên, tôi hỏi: “Ôi, ngôi nhà thực sự trên đá và đẹp quá!”
Khi đó người ấy nói: “Hãy đến, Ta muốn cho nàng thấy vườn cho nàng dâu của ta.”
Chúng tôi bước vào một khu vườn, nơi cũng có một vài tảng đá. Tôi được thấy một khu vườn đẹp nhất, trồng rất nhiều rau và hoa. Tôi nhìn thấy một dây leo với nhiều loại quả khác nhau. “Người” ấy hái vài quả và cho tôi ăn… đó không phải là nho mà là một loại quả chín ngon tuyệt.
Nguyện lương nhân tôi vào trong vườn người,
Và ăn các trái ngon ngọt của người!
Nhã ca 4:16
Tôi quay sang người đàn ông đó và nói: “Vậy nếu tôi cưới chàng, chàng đã từng có gia đình chưa? Chàng có con không?” Người ấy nhìn vào tôi và nói: “Chưa, Ta chưa từng lấy vợ, và Ta đến để tìm nàng dâu của Ta…”
Tôi choàng tỉnh… Tôi biết rằng Chúa đang nói rõ ràng về nàng dâu của Ngài và Ngài đang chuẩn bị rước ai.
Tôi không biết khi nào Chúa Jê-sus lúc nào sẽ đến để đón nàng dâu của Ngài, hay Ngài sẽ gọi tôi về trước khi Ngài tái lâm. Tuy nhiên đây không phải là lần đầu tiên tôi có giấc mơ như thế này. Vào tháng mười hai năm 1999, tôi có giấc mơ gần giống như vậy. Xin hãy đọc những gì tôi viết hồi đó…”
Sứ điệp Lễ cưới, tháng mười hai, 1999
“Trong mơ, chỉ còn nửa tiếng nữa thì đám cưới diễn ra! Mọi người quanh tôi đều hối hả và chạy lăng xăng chuẩn bị cho lễ cưới. Nhìn vào đồng hồ, tôi biết rằng nàng dâu, là chính tôi, cũng chỉ còn nửa tiếng nữa để chuẩn bị! Tôi vội liếc mắt về phía nhà thờ, nơi đã có một số vị khách đến dự lễ. Bị choáng, tôi thấy nhà thờ chưa hề trang trí cho buổi lễ.
Tôi bật khóc và kêu lên: “Tại sao đến giờ rồi mà hội thánh chưa chuẩn bị gì cả?”
Rồi tôi choàng tỉnh, và Thần Chúa nói rõ ràng với tâm linh tôi: “Thời điểm Ta trở lại ngắn hơn dân Ta tưởng mà họ lại chưa hề sẵn sàng.”
Thực chất thì chúng ta đang khôn hay dại đây (Ma-thi-ơ 25:1-13).
Ngay khi bắt đầu cầu nguyện về giấc mơ của mình, tôi thấy rõ là chúng ta như nàng dâu của Đấng Christ đang thật bận rộn và hối hả chuẩn bị cho sự trở lại của Ngài. Có rất nhiều hoạt động (đó là điều rất tốt), nhưng chúng ta đang dành bao nhiêu thời gian ở với chính Chàng Rể? Chúng ta có đang thực sự chuẩn bị về thuộc linh cho sự tái lâm của Ngài không?
Các bạn yêu dấu! Tôi cầu nguyện để lời này chúc phước cho bạn. Chúng ta hãy sẵn sàng. Tôi không biết “nửa tiếng” trong giấc mơ của mình là bao lâu, chỉ biết rằng nó ngắn hơn chúng ta tưởng…”
Theo Đ. Hưng (loisusong.net)
Bài vở cộng tác và góp ý xin gởi về tintuc@hoithanh.com
Thi Thiên 20:1-9
1 Nguyện Đức Giê-hô-va đáp lời vua trong ngày gian truân!
Nguyện danh Đức Chúa Trời của Gia-cốp che chở ngươi!
2 Từ nơi thánh, xin Ngài đưa tay giúp vua,
Từ Si-ôn xin Chúa đỡ nâng vua!
3 Nguyện Ngài nhớ đến mọi lễ vật vua dâng,
Và vui nhậm những tế lễ thiêu của người! (Sê-la)
4 Cầu xin Ngài ban cho vua điều lòng mình ao ước,
Và làm thành mọi kế hoạch của người!
5 Chúng tôi reo mừng vì vua được giải cứu,
Nhân danh Đức Chúa Trời, chúng tôi giương cao ngọn cờ của chúng tôi.
Nguyện Đức Giê-hô-va làm thành mọi điều vua khẩn cầu.
6 Bây giờ tôi biết Đức Giê-hô-va cứu người được xức dầu của Ngài;
Từ trên trời thánh Ngài sẽ đáp lời vua cầu xin
Bằng quyền năng cứu rỗi của tay phải Ngài.
7 Người nầy nhờ cậy xe cộ, kẻ khác nhờ cậy ngựa,
Nhưng chúng ta nhờ cậy danh Giê-hô-va là Đức Chúa Trời chúng ta.
8 Những người nhờ cậy ngựa và xe sẽ bị hạ xuống và ngã nhào,
Còn chúng ta sẽ trỗi dậy và đứng thẳng lên.
9 Lạy Đức Giê-hô-va là Vua, xin cứu giúp!
Nguyện Ngài nhậm lời chúng con trong ngày chúng con kêu cầu!
Suy ngẫm
C.1-5 Lời cầu nguyện cho sự thành công của vị vua. Trong những câu này hội chúng nói với vị vua (“ngươi”) với một lời cầu nguyện rằng Đức Chúa Trời sẽ trả lời lời cầu nguyện của ông, bảo vệ ông khỏi các kẻ thù, ban cho ông sự trợ giúp, và hỗ trợ ông. Gọi tất cả những điều của “sự cứu” này (c.5) là nhận biết rằng nó đến từ Đức Chúa Trời như một món quà…
C.6-8 Hãy công bố sự dạn dĩ chỉ ở trong Chúa. Bây giờ những người thờ phượng chuyền từ việc nói với vị vua sang nói về ông. Họ đặt sự dạn dĩ của mình chỉ ở trong Đức Chúa Trời, Đấng cứu người được xức dầu của Ngài. C.20:9 Đức Chúa Trời ơi, hãy cứu vị vua! Các từ cứu và “sự cứu” được lặp lại trong Thi Thiên này (c.5, 6, 9).
C.1-9 Bài ca này dường như đã được một vị vua hát trong sự thờ phượng trước khi ra trận. Trong những ngày đó, vị vua sẽ tập hợp dân sự của ông lại để thờ phượng trước khi ra trận. Trước tiên, như một lời cầu thay cho vị vua, họ xin phước hạnh (chiến thắng) của Đức Chúa Trời (c.1-5). Sau đó vị vua hoặc các thầy tế lễ công bố rằng Đức Chúa Trời sẽ đáp lời cầu nguyện của họ và chiến thắng sẽ đến (c.6-8). Cuối cùng, hội chúng sẽ cầu nguyện ngắn gọn, nhưng khẩn thiết xin sự trợ giúp của Đức Chúa Trời (c.9). Bởi vì bài ca này nói về tình cảnh tuyệt vọng như cuộc chiến, trong số các Thi Thiên, đây có lẽ là bài ca mềm mại nhất.
Ngài ban cho tôi bài học gì?
Để chiến thắng trong chiến trận, bạn sẽ cần những chiến thuật tốt hơn và vũ khí vượt trội hơn kẻ thù của bạn. Tuy vậy, trước tất cả những điều này, dân Y-sơ-ra-ên thờ phượng Đức Chúa Trời. Họ tin rằng kết quả của trận chiến không phụ thuộc vào chiến thuật hoặc sự hơn hẳn của vũ khí, nhưng phụ thuộc vào Đức Chúa Trời. Bạn có đang gặp phải một tình thế khó khăn trong cuộc sống của bạn hay không? Thay vì tìm kiếm những cách giải quyết của con người, trước tiên hãy tìm kiếm sự giúp đỡ cho bạn từ Đức Chúa Trời.
Cầu nguyện: Chúa ơi, khi con ở trong bất kỳ tình thế khó khăn nào, hãy giúp con tìm kiếm sự trợ giúp của Ngài trước tiên.
Đọc Kinh Thánh Trong Năm: 2 Sử-Ký 13-15
Ngày 27 – Bài Ca Chiến Thắng
Hoithanh.com – Tác giả Thi Thiên cầu nguyện trước trận chiến rằng những người tin cậy nơi danh Chúa sẽ đứng vững. Những người trông cậy nơi xe và ngựa sẽ đổ ngã.
Thi Thiên 20:1-9
1 Nguyện Đức Giê-hô-va đáp lời vua trong ngày gian truân!
Nguyện danh Đức Chúa Trời của Gia-cốp che chở ngươi!
2 Từ nơi thánh, xin Ngài đưa tay giúp vua,
Từ Si-ôn xin Chúa đỡ nâng vua!
3 Nguyện Ngài nhớ đến mọi lễ vật vua dâng,
Và vui nhậm những tế lễ thiêu của người! (Sê-la)
4 Cầu xin Ngài ban cho vua điều lòng mình ao ước,
Và làm thành mọi kế hoạch của người!
5 Chúng tôi reo mừng vì vua được giải cứu,
Nhân danh Đức Chúa Trời, chúng tôi giương cao ngọn cờ của chúng tôi.
Nguyện Đức Giê-hô-va làm thành mọi điều vua khẩn cầu.
6 Bây giờ tôi biết Đức Giê-hô-va cứu người được xức dầu của Ngài;
Từ trên trời thánh Ngài sẽ đáp lời vua cầu xin
Bằng quyền năng cứu rỗi của tay phải Ngài.
7 Người nầy nhờ cậy xe cộ, kẻ khác nhờ cậy ngựa,
Nhưng chúng ta nhờ cậy danh Giê-hô-va là Đức Chúa Trời chúng ta.
8 Những người nhờ cậy ngựa và xe sẽ bị hạ xuống và ngã nhào,
Còn chúng ta sẽ trỗi dậy và đứng thẳng lên.
9 Lạy Đức Giê-hô-va là Vua, xin cứu giúp!
Nguyện Ngài nhậm lời chúng con trong ngày chúng con kêu cầu!
Suy ngẫm
C.1-5 Lời cầu nguyện cho sự thành công của vị vua. Trong những câu này hội chúng nói với vị vua (“ngươi”) với một lời cầu nguyện rằng Đức Chúa Trời sẽ trả lời lời cầu nguyện của ông, bảo vệ ông khỏi các kẻ thù, ban cho ông sự trợ giúp, và hỗ trợ ông. Gọi tất cả những điều của “sự cứu” này (c.5) là nhận biết rằng nó đến từ Đức Chúa Trời như một món quà…
C.6-8 Hãy công bố sự dạn dĩ chỉ ở trong Chúa. Bây giờ những người thờ phượng chuyền từ việc nói với vị vua sang nói về ông. Họ đặt sự dạn dĩ của mình chỉ ở trong Đức Chúa Trời, Đấng cứu người được xức dầu của Ngài. C.20:9 Đức Chúa Trời ơi, hãy cứu vị vua! Các từ cứu và “sự cứu” được lặp lại trong Thi Thiên này (c.5, 6, 9).
C.1-9 Bài ca này dường như đã được một vị vua hát trong sự thờ phượng trước khi ra trận. Trong những ngày đó, vị vua sẽ tập hợp dân sự của ông lại để thờ phượng trước khi ra trận. Trước tiên, như một lời cầu thay cho vị vua, họ xin phước hạnh (chiến thắng) của Đức Chúa Trời (c.1-5). Sau đó vị vua hoặc các thầy tế lễ công bố rằng Đức Chúa Trời sẽ đáp lời cầu nguyện của họ và chiến thắng sẽ đến (c.6-8). Cuối cùng, hội chúng sẽ cầu nguyện ngắn gọn, nhưng khẩn thiết xin sự trợ giúp của Đức Chúa Trời (c.9). Bởi vì bài ca này nói về tình cảnh tuyệt vọng như cuộc chiến, trong số các Thi Thiên, đây có lẽ là bài ca mềm mại nhất.
Ngài ban cho tôi bài học gì?
Để chiến thắng trong chiến trận, bạn sẽ cần những chiến thuật tốt hơn và vũ khí vượt trội hơn kẻ thù của bạn. Tuy vậy, trước tất cả những điều này, dân Y-sơ-ra-ên thờ phượng Đức Chúa Trời. Họ tin rằng kết quả của trận chiến không phụ thuộc vào chiến thuật hoặc sự hơn hẳn của vũ khí, nhưng phụ thuộc vào Đức Chúa Trời. Bạn có đang gặp phải một tình thế khó khăn trong cuộc sống của bạn hay không? Thay vì tìm kiếm những cách giải quyết của con người, trước tiên hãy tìm kiếm sự giúp đỡ cho bạn từ Đức Chúa Trời.
Cầu nguyện: Chúa ơi, khi con ở trong bất kỳ tình thế khó khăn nào, hãy giúp con tìm kiếm sự trợ giúp của Ngài trước tiên.
Đọc Kinh Thánh Trong Năm: 2 Sử-Ký 13-15