Phước cho kẻ đọc cùng những kẻ nghe lời tiên tri này, và giữ theo điều đã viết ra đây. Vì thì giờ đã gần rồi. Khải huyền 1:3
Đây là phước đầu tiên trong Bảy Phước lành trong sách Khải Huyền về cách một người có thể thực sự được phước, tràn đầy niềm vui bất tận và tận hưởng hạnh phúc thiên thượng. Một Phước đặc biệt ngay đầu Sách Khải Huyền.
Many people consider the Book of Revelation to be a difficult, dark, mysterious book that can better remain closed, especially since it was, and often still is, hijacked by various sects as a basis for all kinds of fantastic predictions, which amounts to eschatological science fiction.
Nhiều người coi Sách Khải Huyền là một sách khó khăn, đen tối, bí ẩn mà thậm chí cho rằng cứ tiếp tục bí ẩn lại là tốt hơn, đặc biệt vì nó đã từng và thường vẫn bị chiếm đoạt (lợi dụng) bởi các giáo phái khác nhau như một cơ sở cho tất cả các loại dự đoán kì quái, liên quan tới khoa học viễn tưởng của thuyết mạt thế (tận thế-ND)
Nhiều người sợ Sách Khải Huyền vì tất cả những thảm họa được đề cập trong đó. Chẳng hạn, John Calvin, nhà cải cách vĩ đại, không bao giờ viết một bài bình luận về nó. Đó là một cuốn sách khép kín đối với ông, giống như nửa sau của sách Ê-xê-chi-ên. Tuy nhiên: Khải huyền 1:3 tuyên bố: Phước cho ai đọc và nghe. Chúa Giê-xu muốn cuốn sách này được đọc lên trong các hội thánh, như một sứ điệp an ủi cho Giáo hội.
Một Phước lành thuộc linh được hứa ban cho bất cứ ai muốn làm cho nội dung của sách này được nhiều người biết đến, và một Phước lành thuộc linh dành cho những ai muốn nghe nó. Không chỉ bằng đôi tai của họ, nhưng với trái tim rộng mở và, giống như Mari, muốn suy ngẫm lời trong trái tim mình. Lu-ca 2:19 “Nhưng Ma-ri thì ghi tạc mọi lời ấy và suy ngẫm trong lòng”.
Sách Khải Huyền từng được đọc to. Khi in ấn chưa được phát minh. Trong khi các bản sao từ cuộn giấy da rất khan hiếm và đắt tiền. Sách phải sao chép chính xác bằng tay. Thật là một phước hạnh khi mà, thông qua các phương tiện truyền thông hiện đại, Kinh Thánh hiện có sẵn theo hầu hết các ngôn ngữ trên thế giới, để mọi người có thể đọc nó cho chính mình.
Lắng nghe những gì được đọc ra đã diễn ra trong nhà thờ, trong hội thánh. Từ giáo đường Do Thái và người Do Thái, hội thánh đầu tiên đã áp dụng thực hành này khi đọc to.
Một vài ví dụ sau:
• Xuất Ê-díp-tô ký 24:7 Đoạn, người [Môi-se] cầm Sách Giao ước đọc cho dân sự nghe, thì dân sự nói rằng: Chúng tôi sẽ làm và vâng theo mọi lời Đức Giê-hô-va phán chỉ”. Nê-hê-mi 8:3 “Người [Ê-xơ-ra] đứng tại phố ở trước cửa Nước, đọc trong quyển ấy từ rạng đông cho đến trưa, có mặt các người nam và nữ, cùng những kẻ có thể hiểu được. Cả dân sự lắng tai nghe đọc sách luật pháp.”
• Lu-ca 4:!7: “Đức Chúa Jêsus đến thành Na-xa-rét, là nơi dưỡng dục Ngài. Theo thói quen, nhằm ngày Sa-bát, Ngài vào nhà hội, đứng dậy và đọc. Có người trao sách tiên tri Ê-sai cho Ngài, Ngài dở ra, gặp chỗ có chép rằng:
• Công vụ các sứ đồ 13:14-15 và 15:21: “ Về phần hai người [Phao-lô và bạn đồng lao], thì lìa thành Bẹt-giê, cứ đi đường đến thành An-ti-ốt xứ Bi-si-đi; rồi nhằm ngày Sa-bát, vào trong nhà hội mà ngồi. 15 Vừa đọc sách luật và sách các tiên tri xong, các chủ nhà hội sai sứ nói cùng hai người rằng: Hỡi anh em, nếu có mấy lời khuyên bảo dân chúng, hãy giảng đi”… Vì trải bao nhiêu đời nay, trong mỗi thành vẫn có người giảng luật pháp Môi-se, bởi mọi ngày Sa-bát, trong các nhà hội người ta có đọc luật ấy”.
• 2 Cô-rinh-tô 3:14-16: “Nhưng lòng họ đã cứng cỏi; vì đến ngày nay, khi họ đọc Cựu ước, cái màn ấy vẫn còn chưa cất khỏi, bởi chưng ấy là trong Đấng Christ mà màn đó biến đi. Ấy vậy, cho đến ngày nay, mỗi lần người ta đọc sách Môi-se cho họ, cái màn ấy vẫn còn ở trên lòng họ. Khi họ sẽ trở lại cùng Chúa, thì màn ấy mới cất khỏi”.
• Cô-lô-se 4:16: “Anh em đọc thơ nầy rồi, hãy đưa cho Hội thánh Lao-đi-xê đọc với, anh em cũng phải đọc thơ ở Lao-đi-xê gởi đến nữa”.
• 1 Tê-sa-lô-ni-ca 5:27: “Tôi nhân Chúa nài xin anh em hãy đọc thơ nầy cho hết thảy anh em đều nghe”.
Sách Khải Huyền nói về điều gì? Đó là tất cả về Chúa Giê-xu Christ. Ngài vén bỏ bức màn che tồn tại giữa chúng ta trên đất với Đấng ngự trên ngôi Vinh quang Thiên đàng. Nó cho thấy Đức Chúa Cha ban cho Con phần thưởng, là sự Vinh hiển của Ngài như thế nào; Và Ngài hiện được vây quanh bởi các đạo quân trên trời ra sao; cách Ngài, với tư cách là Thầy tế lễ thượng phẩm Thiên thượng thực hiện bổn phận của Ngài cho chúng ta, Hê-bơ-rơ 4:14 – 5:10 và 6:13 – 10:25.
Và đặc biệt là nói tới một ngày nào đó Ngài sẽ trở lại từ Thiên đàng đến trái đất trong Vinh quang! Đó là một sứ điệp an ủi cho Giáo Hội của Ngài trong những thử thách và hoạn nạn, bệnh dịch và những phán xét mà chúng ta và trái đất này sẽ trải qua trong thời kỳ cuối cùng!
The Book of Revelation also shows the significance of the great ‘Day of the Lord’ as the day of judgment of unbelievers (Revelation 21:8), as a trial for the children of God, but also as the introduction to the great final victory over the powers of sin, sickness and decay, Satan and his powers of darkness. The last enemy that will be abolished is death.
Sách Khải Huyền cũng cho thấy ý nghĩa về ‘Ngày của Chúa’ là ngày phán xét dánh cho những người không tin (Khải huyền 21), như một thử thách cho con cái Đức Chúa Trời, nhưng cũng là sự giới thiệu về chiến thắng vĩ đại cuối cùng trên quyền lực tội lỗi, bệnh tật và suy tàn, Satan và quyền lực bóng tối của hắn. Kẻ thù cuối cùng sẽ bị xóa bỏ là sự chết.
Cuối cùng, Ngài miêu tả sự sống lại thân thể của người chết và sự đổi mới hoàn toàn của tất cả các Tạo vật. Chúa Giêsu là Đấng Chiến Thắng! Ngài vẫn như ngày hôm qua, hôm nay và mãi mãi. Vương quốc của Ngài đang đến! Ánh sáng vốn đã chiếu rọi trong tâm hồn của nhiều người hôm nay sẽ chiếu rọi qua mọi sự để bóng tối không còn tồn tại nữa. Thật vậy, bởi vì tất cả những điều này chắc chắn sẽ xảy ra, những lời tiên tri của cuốn sách này phải được đọc to và lắng nghe. Được báo trước là được trang bị trước! Từ Sách Khải Huyền này, các tín hữu sẽ biết rằng dù thế giới trở nên tối tăm đến đâu, Chúa Giê-xu Đang Đến!
Nguồn : Cơ Đốc Nhân Vì Israel Quốc Tế
https://www.facebook.com/photo/?fbid=791914956458250&set=a.402329305416819