Home Chuyên Đề Rối Loạn Lo Âu Ở Mẹ Ảnh Hưởng Như Thế Nào Đến Trẻ

Rối Loạn Lo Âu Ở Mẹ Ảnh Hưởng Như Thế Nào Đến Trẻ

by Hongan Doan
30 đọc

Trong quá trình nuôi dạy con trẻ, người mẹ không tránh khỏi những lo lắng, nó được nhận dạng là một biểu trưng của tất cả những người mang thiên chức làm mẹ. Tuy nhiên, một số người mẹ khá nhạy cảm và lo lắng vượt ra khỏi những lo lắng thực tế hàng ngày, dần dần chuyển thành lo âu và nghiêm trọng hơn là chuyển sang trầm cảm. Sự lo âu của người mẹ đến từ rất nhiều nguyên nhân, có thể bị kích hoạt bởi những quan niệm chăm sóc con trẻ, hay từ những vấn đề cá nhân như những trải nghiệm tiêu cực trong quá khứ, hoặc sự kết hợp phức tạp giữa di truyền, hormone và những ảnh hưởng xã hội, tất cả những điều đó đã kích hoạt và thúc đẩy bản năng làm mẹ  trong việc chăm sóc và bảo vệ con.

Những người mẹ mắc chứng lo âu luôn phải đối mặt với những sự chất vất của bản thân hàng ngày:

  • Lo lắng dai dẳng về sức khỏe của con
  • Liên tục đặt câu hỏi liệu bạn có phải là một người mẹ tốt không.
  • Vấn đề giấc ngủ mãn tính
  • Vấn đề với sự thèm ăn và ăn uống
  • Cảm thấy bị đánh giá hoặc mang trong mình “mặc cảm làm mẹ”
  • Cảm giác tội lỗi/buồn/sợ hãi dai dẳng
  • Thường xuyên tư vấn “Dr. Google”
  • Lãng tránh các tình huống xã hội
  • Luôn cảm thấy “không đủ tốt”
  • Thường xuyên cảm thấy choáng ngợp

Thường có hai dạng lo âu ở mẹ:

1.Lo âu từ một người mẹ mới.

Sự lo lắng của người mới làm mẹ lần đầu là một loại lo lắng khi người mẹ bắt đầu bước vào vai trò làm mẹ. Việc thay đổi từ việc chăm sóc bản thân sang việc trở nên có trách nhiệm với người khác là một bước chuyển đổi lớn trong cuộc đời. Sự chuyển đổi đó có thể thay đổi mọi thứ, từ các mối quan hệ, đến thói quen và thậm chí cả hệ thống niềm tin. Một người trải qua một quá trình chuyển đổi lớn như vậy có thể mang theo một số nỗi đau ngày càng nghiêm trọng.

 2.Rối loạn tâm trạng và lo âu sau sinh (PMAD).

Mặc dù mức độ lo lắng sau sinh nhất định là bình thường (và thực sự hữu ích), nhưng các triệu chứng lo âu ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của người mẹ có thể là vấn đề “lo lắng quá mức xảy ra sau khi sinh con hoặc nhận con nuôi. Những người mắc chứng lo âu sau sinh có thể cảm thấy lo lắng và thường xuyên lo lắng hoặc hoảng sợ.”

PMAD có thể ảnh hưởng đến tất cả các bậc cha mẹ, nhưng những bà mẹ có tiền sử sử dụng chất gây nghiện hoặc phải vật lộn với sự lo lắng trước khi sinh con có thể có nguy cơ mắc PMAD cao hơn. Bên cạnh đó “những người nữ và bạn đời của họ đã trải qua quá trình mang thai khó khăn hoặc đã sinh con được điều trị trong phòng ICU sau khi sinh có nguy cơ gặp phải những thử thách về mặt cảm xúc trong thời kỳ hậu sản cao nhất”.

Theo một phân tích tổng hợp gần đây được công bố trên Tạp chí Rối loạn cảm xúc (2016), ước tính có khoảng 8,5% bà mẹ sau sinh gặp phải một hoặc nhiều chứng rối loạn lo âu. Hơn nữa, nghiên cứu cho thấy rằng nếu không được điều trị, những chứng rối loạn lo âu này có thể “ảnh hưởng xấu đến mối quan hệ giữa mẹ và con và kết quả của trẻ sơ sinh”.

Rối loạn lo âu ở mẹ ảnh hưởng như thế nào đến trẻ:

  • Những đứa trẻ có cha mẹ mắc rối loạn lo âu sẽ có nguy cơ mắc chứng rối loạn lo âu cao gấp bảy lần so với những đứa trẻ khác.
  • Sự lo lắng của người mẹ ảnh hưởng đến sự tương tác giữa mẹ và con theo chiều hướng thúc đẩy sự gắn bó không an toàn. Tất cả mọi đứa trẻ đều cần có cảm giác gắn bó an toàn với người chăm sóc, quan tâm, chăm sóc, chu đáo, yêu thương, nhất quán, hiện diện cả về thể chất lẫn tinh thần. Tuy nhiên cha mẹ đang gặp nan đề về sự khoẻ tinh thần sẽ không thể đáp ứng được những nhu cầu này của trẻ.
  • Cha mẹ bị trầm cảm, lo âu, đau buồn, thiếu động lực mất niềm vui vào cuộc sống cũng có thể khiến con cái cũng rơi vào trầm cảm, rối loạn lo âu hoặc có nguy cơ lạm dụng chất kích thích.
  • Khi cha mẹ rơi vào trạng thái lo âu và sau đó ổn định, rồi lại tiếp túc rơi vào trạng thái lo âu. Khi sức khoẻ tinh thần không được điều trị, vòng luẩn quẩn của lo âu cứ liên tục tác động trong cuộc sống của cha mẹ.  Trẻ sẽ tiếp thu sự bất lực và bất ổn trong tính cách để dần xây dựng niềm tin rằng cuộc sống luôn không ổn định.

Là một người mẹ, bạn sẽ đau lòng khi thấy con mình phải chiến đấu với sự lo lắng và sẽ càng đau lòng hơn khi sự lo lắng đó được chuyển từ mình sang con trẻ. Mọi người đều có lúc căng thẳng hoặc lo lắng. Nhưng đối với một số người, tình trạng đó lại kéo dài lâu hơn. Bất kể bạn đang đang trải qua điều gì, dưới đây là những câu Kinh Thánh để xoa dịu nỗi lo lắng bên trong bạn.

“Vì thế, các con đừng lo âu về tương lai. Ngày mai sẽ lo việc ngày mai. Nỗi khó nhọc từng ngày cũng đã đủ rồi.””

Ma-thi-ơ 6:34

““Lòng các con đừng bối rối. Hãy tin Đức Chúa Trời, cũng hãy tin Ta nữa.”

Giăng 14:1 VIE2010

“Hãy trao mọi nỗi lo âu của mình cho Ngài, vì Ngài chăm sóc anh chị em.”

1Phi 5:7 BD2011

“Nhưng ai trông cậy nơi CHÚA Sẽ được phục hồi sức mới, Cất cánh bay cao như chim phượng hoàng; Chạy mà không mệt nhọc, Đi mà không kiệt sức.”

Isa 40:31 NVB

“Hãy trao gánh nặng của bạn cho CHÚA, Ngài sẽ nâng đỡ bạn; Ngài chẳng cho phép Người ngay lành bị rúng động bao giờ.”

Thi 55:22 BD2011

“Đừng lo lắng gì cả, nhưng trong mọi việc hãy cầu nguyện, nài xin và cảm tạ mà trình các nhu cầu của mình cho Đức Chúa Trời.”

Phi 4:6 NVB

“Dù khi con bước đi trong thung lũng của bóng sự chết, con sẽ chẳng sợ điều nào ác hại, vì Chúa ở bên con. Cây trượng và cây gậy của Chúa bảo vệ và an ủi con.”

Thi Thiên 23:4 KTHD

“Đừng sợ vì Ta ở với con, Chớ kinh khiếp vì Ta là Đức Chúa Trời của con! Ta sẽ làm cho con mạnh mẽ; phải, Ta sẽ giúp đỡ con, Dùng tay phải công chính của Ta mà nắm giữ con.”

Ê-sai 41:10 VIE2010

“Khi lòng con đầy ưu tư lo lắng Thì sự an ủi của Ngài làm cho linh hồn con vui vẻ.”

Thi Thiên 94:19 VIE2010

“Chúc tụng CHÚA, Vì Ngài đã nghe lời cầu xin ơn thương xót của tôi. CHÚA là sức mạnh của tôi và là thuẫn khiên của tôi. Tôi để lòng tin cậy nơi Ngài, và tôi được giúp đỡ. Vì thế lòng tôi rất vui mừng, Nên tôi hát lên bài ca của mình để cảm tạ Ngài.”

Thi 28:6-7 BD2011

“Cầu xin Đức Chúa Trời là nguồn hi vọng làm cho anh em ngập tràn niềm vui và bình an trong đức tin, để nhờ năng quyền của Đức Thánh Linh, anh em được chứa chan hi vọng!”

Rô-ma 15:13 VIE2010

Mong những lời Kinh Thánh sẽ mang lại cho bạn nguồn an ủi để xoa dịu những nỗi lo lắng bên trong bạn.

Hongan Doan

Bài vở cộng tác hoặc góp ý xin gửi về tintuc@hoithanh.com

Bình Luận:

You may also like