Home Chuyên Đề KHÔNG PHẢI TẤT CẢ TÔN GIÁO ĐỀU DẪN TỚI CHÚA SAO? – Chương 7: Không có vị thầy vĩ đại nào phá bỏ rào cản cuối cùng – Sự chết

KHÔNG PHẢI TẤT CẢ TÔN GIÁO ĐỀU DẪN TỚI CHÚA SAO? – Chương 7: Không có vị thầy vĩ đại nào phá bỏ rào cản cuối cùng – Sự chết

by Sưu Tầm
30 đọc

Vào ngày 27 tháng 4 năm 1783, Trung Tướng Sir Eyre Coote, KB, Chỉ huy Lực lượng Anh tại Ấn Độ qua đời. Tôi đã đến xem và bất ngờ chiêm ngưỡng đài tưởng niệm lớn dành cho những công lao của ông, có phần tóm tắt sau: “nhưng cái chết đã ngăn trở sự nghiêp vinh quang của ông”. Một sự thật hiển nhiên! “Hai phút đầu tiên của cuộc đời là hai phút then chốt,” dòng chữ được ghi trên tường phòng phẫu thuật. Bên dưới ai đó đã thêm vào, “Hai phút cuối cùng cũng nguy hiểm không kém”. Một người khác hài hước viết, “Điều nguy hiểm nhất trên đời là sống. Tỷ lệ chết là 100%”.

Đây là một quan điểm tiêu cực. Hầu hết chúng ta đều tránh nghĩ về điều này, có lẽ đến khi chúng ta đến sự đám tang một người bạn hay chính mình trải qua cơn đột quỵ. Sau đó chúng ta suy nghĩ liệu có cuộc sống đời sau. Nhà triết học người Anh Thomas Hobbes phản ánh thái độ của chúng ta rất hay: “Khi tôi chết, dòi bọ sẽ cắn nuốt thân thể thôi và tôi sẽ giao phó chính mình cho “Đấng Có Lẽ”.

Mọi người vẫn thường làm vậy từ thuở xa xưa. Tôi sẽ không bao giờ quên chuyến thăm Lebanon và xem một trong những ngôi mộ cổ nhất từng tồn tại. Bộ hài cốt được chôn trong môt vị trí cao trọng. Đầu gối bị ấn xuống dưới cằm, và họ bị bọc trong một quả trứng bằng đất nung. Nói cách khác, con người từ thuở rất xưa đó ôm lấy niềm hi vọng về một cuộc đời mới sẽ chui ra khỏi “quả trứng” cái chết. Họ dám hi vọng rằng hi họ chết, họ có thể sống lại. Tôi nhớ lại mình đã bị cuốn hút bởi sự bận tâm về cái chết của người Rô-ma cổ trong chuyến đi tới Ý. Có rất nhiều bản điêu khắc có liên hệ với cái chết và đời sau tại Herculaneum và Pempeii, những thành phố Ý bị chôn vùi bởi núi lửa Vesuvius năm 79 sau công nguyên. Tại đó có những hình ảnh bộ xương cầm bình trong tay, hay sọ người nấp sau những người đang tham gia tiệc tùng và đoạn chú thích như sau, “Nhớ rằng ngươi sẽ phải chết”. Một trong những hình ảnh đáng nhớ nhất là của một con phượng hoàng, con chim trong truyền thuyết được cho rằng sẽ sống lại sau khi bị thiêu trên giàn: bên dưới là dòng chữ của một nghệ nhân, “Phượng hoàng, ngươi thật may mắn!”

Những tôn giáo lớn nói gì về rào cản vô cùng lớn, cái chết? Nhìn chung, họ không có câu trả lời thoả mãn.

Cả đạo Hin-đu và đạo Phật tin rằng có đời sau. Nhưng đây là những đời không đáng mong chờ. Trong đạo Hin-đu, atman, linh hồn của bạn được đầu thai vào trong một thân thể khác và bạn bắt đầu trả giá cho những điều xấu bạn đã làm trong đời trước. Đạo Phật thích dùng từ “tái sinh” để “đầu thai”, tin rằng ý thức khác phải chịu trách nhiệm với món nợ đạo đức xuất hiện sau khi chết. Nên nghiệp chướng là từ cuối cùng trong cả hai tôn giáo, trừ khi bạn đủ may mắn, sau nhiều đời, thấy việc tốt bạn làm trổi hơn việc xấu, trong trường hợp này thì bạn có cơ hội đến cõi niết bàn, nơi mọi ý thức kết thúc và bạn trở về với Đấng ban đầu hay Đơn tử (Monad) tạo nên và chứa đựng mọi thứ trong vũ trụ. Không có cuộc sống đời đời hay “chính bạn” để tận hưởng nó. Tương tự như trăm sông đổ về một biển, và tro bụi của bạn sẽ được rải ra trên sông Ganges và trôi ra đại dương. Chả có gì để hân hoan. Điều thú vị là theo quan điểm phương Tây, đầu thai là một khái niệm phổ biến để bỡn cợt như quan điểm khoái lạc, người giàu hi vọng họ có thể giàu có và hạnh phúc hơn trong đời tiếp theo. Nhưng với phương Đông là nơi khởi đầu của giáo lý này, cõi niết bàn là một gánh rất nặng mà không ai vui vẻ mong đợi nó.

Mới đầu thì thấy Hồi giáo tích cực hơn. Hiển nhiên họ tin vào đời sau. Ngày cuối cùng, Ngày Phán Xét, miêu tả chủ yếu trong kinh Ko-ran (xem sura 75. 81.1-19,82, 83.4-21, 84). Ngày và giờ bí mật, nhưng có 25 dấu hiệu cho thấy nó đang đến. Tất cả mọi người sẽ sống lại. Những thiên sứ chịu trách nhiệm ghi chép sẽ mở sổ, và A-la sẽ cân việc làm của mỗi người (Koran, sủa 23,102f). Ai theo và vâng lời A-la và Muhammad sẽ vượt qua cây cầu hẹp tới thiên đàng cho đạo Hồi, dù một vài người có thể rơi xuống hoả ngục tạm thời, hay đời đời. “Dân ngoại”, dân không phải người Hồi giáo, và kẻ xấu xa sẽ bị hành hạ trong lửa hoả ngục. Khái niệm về thiên đàng của người Hồi giáo đầy khoái lạc và dành cho nam giới nhưng lại rất ít cho nữ giới. Đàn ông sẽ ngả trên bộ ghế mềm mại và thảm sang trọng nhâm nhi ly đồ uống được dâng bởi huris, gái đồng trinh tại thiên đàng. “Họ là những trinh nữ chưa từng ô uế, với đôi mắt to, lúng liếng” (sura 88.8ft. và 56.8-38). “Họ chưa bị đàn ông hay linh hồn chạm đến” (jinn, sura 55.74). Sự nhấn mạnh vào những phần thưởng khoái lạc và hình phạt tàn khốc được lặp lại liên tục trong kinh Koran. Nhưng dù bạn có là người Hồi giáo trung tín đến đâu thì bạn vẫn không thể tự tin được vào thiên đàng. “Cảm thấy an toàn khỏi cơn giận của A-la” là một trong 17 tội chính của Hồi giáo, nhưng nó lại bị dung hoà bởi một tội chính khác, “tuyệt vọng với sự thương xót của A-la”. Bởi có một giáo lý mạnh mẽ về kismat xuyên xuốt những dạy dỗ của Hồi giáo, khái niệm về định mệnh. Thiện và ác đều bắt nguồn từ ý muốn của A-la, và đó là ý muốn độc tài và không hiểu nổi. Ngay cả lời hứa “người được phước sẽ ngự trên thiên đàng” cũng bị dung hoà bởi những từ sau đó “trừ khi A-la định đoạt còn không sẽ không được” (Koran, sura 11.108). Nên một trong những câu Hồi giáo phổ biến nhất là thuyết tiền định Insh’allah, “nếu đó là ý muốn của A-la”. Ngạc nhiên thay, chú ý không chắc chắn này đã bị thu hồi trong tuyên bố gần đây của các nguồn Hồi giáo và nói rằng những ai tự sát và giết hàng ngàn người khác trong vụ đánh bom vào Toà Tháp Đôi tại New York, và những kẻ đánh bom tự sát người Palestine đã cố gắng giết càng nhiều người Israel càng tốt sẽ có được sự đảm bảo lên thiên đàng ngay lập tức. Ai dám tuyên bố như vậy? Làm sao chúng ta có thể đảm bảo rằng phần thưởng cho tội giết người là thiên đàng? Chắc chắn con người không thể nhận được lợi ích từ hành động này! Nó cũng không phản ánh đúng đắn lời hứa của tôn giáo đó.

Đây là lý do sứ điệp của Cơ đốc nhân thật khác biệt. Chúa Giê-su ban tặng sự sống đời đời cho những ai yêu và tin cậy Ngài. Món quà này không đặt trên niềm vui khoái lạc mà là niềm vui được ở trong mối quan hệ mật thiết với Đức Chúa Trời hằng sống và dân sự Ngài đời đời. Chúng ta đọc thấy trong ngôn ngữ biểu tượng của sách Khải Huyền:

Nầy, đền tạm của Đức Chúa Trời ở giữa loài người! Ngài sẽ ở với chúng, và chúng sẽ làm dân Ngài; chính Đức Chúa Trời sẽ ở với chúng. Ngài sẽ lau ráo hết nước mắt khỏi mắt chúng, sẽ không có sự chết,cũng không có than khóc, kêu ca, hay là đau đớn nữa; vì những sự thứ nhất đã qua rồi. Đấng ngự trên ngôi phán rằng: Nầy, ta làm mới lại hết thảy muôn vật. Đoạn, lại rằng: Hãy chép; vì những lời nầy đều trung tín và chân thật.”  (Khải huyền 21:3-5)

Rất ít chỗ trong Kinh Thánh miêu tả cuộc sống sau khi chết. Đó là “ở cùng với Chúa luôn luôn”, “đi ở với Đấng Christ, là điều rất tốt hơn” và ở “với Đấng Christ” ngôn từ bày tỏ mối quan hệ (1 Thê-sa-lô-ni-ca 4:17, Phi-líp 1:23). Hoàn toàn trái ngược với sự dạy dỗ của các niềm tin khác, thẻ thành viên của thiên đàng không thể kiếm được bằng việc thiện của chúng ta, mà là nhân cách. Đó là món quà của Chúa tể trị cho những ai giao phó cuộc đời họ cho Chúa Giê-su và tìm kiếm sự vâng lời Ngài. Tất nhiên, không có sự ép buộc. Chúa không có lính nghĩa vụ trên thiên đàng. Những ai kiên quyết quay lưng lại với Chúa và từ chối món quà sự sống đời đời thì chính họ bị chê trách. Nếu họ chọn điều trong Kinh Thánh gọi là: “hình phạt hư mất đời đời, xa cách mặt Chúa và sự vinh hiển của quyền phép Ngài” (2 Thê-sa-lô-ni-ca 1:9), Chúa cũng đành phải chấp nhận sự lựa chọn của họ. Nhưng họ sẽ phải đẩy lùi thập tự giá mà Chúa dựng lên để làm vạch ngăn cách năng quyền con người khỏi đi xuống hoả ngục. Trong mọi sự kiện, đến cuối cùng chúng ta đều phải phân tích mà đưa ra sự lựa chọn. Và Chúa thực sự ban cho điều lòng chúng ta ao ước. Mỗi chúng ta sẽ phải đi tới nơi thuộc về mình.

Vậy thì bạn có thể nói rằng, tại sao lại tin vào một điều tốt hơn quan điểm về thiên đàng và hoả ngục của Hồi giáo? Đây là một câu hỏi hay có sẵn câu trả lời năng quyền. Đó là lời hứa Chúa Giê-su để lại vào đêm trước khi Ngài bị nộp.

Trong nhà Cha ta có nhiều chỗ ở; bằng chẳng vậy, ta đã nói cho các ngươi rồi. Ta đi sắm sẵn cho các ngươi một chỗ. Khi ta đã đi, và sắm sẵn cho các ngươi một chỗ rồi, ta sẽ trở lại đem các ngươi đi với ta, hầu cho ta ở đâu thì các ngươi cũng ở đó.”  (Giăng 14:2-3)

 Đây thực là điều đáng kể khi công nhận một tuyên bố như trên: sống lại để đi đến một cuộc sống mới, tươi sáng sau ba ngày. Và đây quả thật là điều Chúa Giê-su đã làm. Bằng chứng cho điều này rất thuyết phục. Trong tất cả các thầy dạy vĩ đại của các tôn giáo trên thế giới, chỉ duy Chúa Giê-su ra khỏi sự kìm hãm lạnh lẽo của sự chết. Xương của Phật tổ bị chia nhỏ và cất giữ ở các quốc gia khác nhau. Xương của Muhammad nằm lại Medina. Nhưng xương của Chúa Giê-su không tìm thấy hay được tôn thờ ở bất cứ đâu. Thân thể của Ngài đã sống lại từ bụi đất của sự chết bởi Đức Chúa Trời, Cha Ngài trên trời. Ngài sống đời đời. Sự sống lại từ trong ngôi mộ là sự khởi đầu cho toàn bộ phong trào Cơ đốc.

Không ai có thể tin vào tuyên bố này nếu không có bằng chứng đúng. Và bằng chứng cho sự phục sinh của Chúa Giê-su không chỉ đúng mà còn rất thuyết phục. Tóm lại, tôi đã nói chi tiết ơn về điều này trong quyển The Empty Cross of Jesus (tạm dịch: Thập Tự Trống của Chúa Giê-su, Hodder, 1998).

Trước nhất hãy hiểu rõ rằng Chúa Giê-su thực sự đã chết trên thập tự. Hồi giáo vẫn nắm lấy quan niệm là Ngài không chết trên thập tự giá: hầu hết người Hồi giáo tin rằng Giu-đa Ích-ra-ri-ốt mới chết. Thực ra chính kinh Koran tự mâu thuẫn về chủ đề này, chúng ta đọc thấy, “Sau đó A-la phán ‘Ôi Giê-su, Ta đã bắt ngươi chết rồi đem người lên đến chỗ ta và thanh tẩy ngươi khỏi những lời vu khống’” (Koran, sura 3.55) và vào thời điểm giáng sinh, hài nhi Giê-su đáng nhẽ phải nói, “Bình an trong ngày ta sinh ra, ngày ta chết, và ngày ta được sống lại” (Koran, sura 19.33). Nhưng quan điểm phổ biến trong Hồi giáo lại được tìm thấy trong Koran, sura 4. 156f: “Họ không giết ngài, cũng chẳng đóng đinh ngài, tất cả là để họ nhìn thấy … Bởi chắc chắn họ không giết ngài. Không, chính A-la đưa ngài đến chỗ mình”. Tức là Chúa Giê-su không chết trên thập tự giá, mà là ai đó hoặc ma quỷ, một dị giáo được kể đến trong Công vụ của Giăng ở đầu thế kỷ thứ ba. Liệu Muhammad có quen thuộc với bản dịch tiếng Ả-rập không? Cả Trí huệ giáo vốn phát minh ra thuyết này và Hồi giáo đều bị thuyết phục rằng Đức Chúa Trời không thể chịu khổ. Tất nhiên Hồi giáo cũng không tin Chúa Giê-su có thần tính: gán thần tính cho bất kỳ ai ngoài A-la là shirk, tội không thể tha. Nhưng Hồi giáo không thể tưởng nổi A-la có thể từ bỏ một tiên tri để hoàn thành sứ mạng của mình và điều này cũng trái ngược với sự công bình của ngài khi để cho một con người vô tội chịu khổ thay cho những người khác. Nên người Hồi giáo gặp rắc rối với Chúa Giê-su. Họ coi Ngài là một tiên tri, nhưng không vĩ đại được như tiên tri Muhammad. Nhưng họ tin rằng Chúa Giê-su được đưa lên thiên đàng mà không phải trải qua sự chết, khiến Ngài siêu việt hơn Muhamad đã chết.

Sự chết của Chúa Giê-su trên thập tự giá là chắc chắn. Đó là một cuộc hành hình La Mã công khai và được xác định không chỉ trong bốn sách Phúc âm và cả Tân Ước, mà còn trong cả các tài liệu La Mã và Do Thái thời đó, như là của sử gia Tacitus (Annals 15.44) và Josephus (Antiquities 18.3). Quả thật, tấm biển “Giê-su người Na-za-rét, vua Do Thái” được viết bằng ba ngôn ngữ và đóng trên thập tự giá, có thể đã được bảo tồn, và được nhận diện gần đây bởi giáo sư Carsten Thiede. Người La Mã rất kỹ lưỡng về các cuộc hành hình. Không thể nghi ngờ về sự đóng đinh Chúa Giê-su và bằng chứng cho điều này hiện hay được so sánh với những lời khẳng định không chắc chắn của kinh Ko-ran được viết từ thế kỷ thứ bảy!

Tất nhiên, Ngài đã bị đóng đinh, nhưng Ngài có thực sự chết? Liệu Ngài có được hồi phục khi đang ở trong ngôi mộ lạnh lẽo, bước ra và thuyết phục các môn đồ là Ngài đã sống lại? Đây là một giả thiết ngu xuẩn, dù nhiều người tuyệt vọng bác bỏ sự sống lại trong nhiều thế kỷ cho đến nay. Bởi một điều, không có một ghi chép nào về ai đó còn sống sau khi bị đánh bằng roi và tử hình bởi người La Mã. Kể cả nếu Chúa Giê-su có sống sót nổi, Ngài hẳn quá yếu để có thể đẩy hòn đá to lớn chặn cửa mộ. Mà nếu Ngài làm được điều đó, làm sao một con người đầy máu, thương tật, liệt giường có thể thuyết phục các môn đồ rằng Ngài là Chúa của sự sống và chiến thắng sự chết? Nếu bạn muốn có bằng chứng cuối cùng chứng minh Chúa chết, đó chính là bằng chứng mắt thấy đảm bảo rằng Ngài đã chết của người lính xiên giáo ngang sườn Ngài và thấy “máu và nước” (Giăng 19:34) chảy ra. Tác giả xưa hẳn không biết gì về các biểu hiện lâm sàng mà ông thấy, nhưng bất kỳ vị bác sĩ nào ngày nay có thể nói với bạn rằng máu đông bị tách khỏi huyết thanh là một trong những bằng chứng đảm bảo nhất cho cái chết. Đây là bằng chứng chắc chắn cho sự chết của Chúa.

Và những bằng chứng trong lịch sử chứng minh rằng dù không có thực tế là Chúa Giê-su đã chết và được chôn, ngôi mộ bị niêm phong bởi tảng đá lớn, có một lính gác canh cửa mộ thì Chúa Giê-su đã sống lại từ cõi chết trong ngày Phục sinh đầu tiên, và ngôi mộ được tìm thấy trống không.

Kẻ thù của Ngài có di chuyển cái xác đi? Tất nhiên không. Vì họ đã khiến Ngài ở trong nơi họ muốn rồi. Hay bạn của Ngài? Không. Họ đều không còn tâm trí mà chạy trốn vì cảm thấy họ đã đi theo một lãnh đạo mất tín nhiệm, bị tử hình và đập nát mọi hi vọng. Họ chắc chắn không mong đợi Ngài sống lại: các ghi chép trong sách Phúc âm cho thấy họ hoàn toàn ngạc nhiên và từ chối tin ngay từ đầu. Họ không thể lọt khỏi người canh gác lẻn vào ngôi mộ niêm phong, và kể cả nếu họ đã làm thế thì họ cũng không thể đi khắp thế gian công bố sự sống lại của Ngài với niềm vui vô vàn khiến mọi người tưởng họ say rượu, và có sự kiên trì đến nỗi tù đày, hành hạ và cái chết không thể ngăn cản họ. Bạn sẽ không để mình bị giết để tuyên bố một lời dối trá!

Mọi ghi chép chứng minh ngôi mộ trống vào ngày Phục sinh, và có những bằng chứng vui mừng được kể đến trong sách Phúc âm. Ví dụ như sau. Thánh đồ Giăng kể cho chúng ta là Phi-e-rơ và Giăng đã chạy đến ngôi mộ khi họ nghe thấy Chúa còn sống từ một người đàn bà. Khi họ đến đấy, khom người nhìn vào, họ thấy có điều kỳ lạ về tấm vải liệm được ướp với các hương liệu (cách chôn của người Do Thái) và quấn quanh người Chúa Giê-su. Tấm vải nằm đó nguyên hiện trạng – nhưng không có người bên trong. Các môn đồ cũng thấy tấm khăn liệm trùm đầu Ngài “chẳng cùng một chỗ với vải, nhưng cuốn lại để riêng ra một nơi khác” – và họ thấy mà tin (Giăng 20:7). Tại sao? Vì họ thấy rõ ràng là cơ thể của Chúa Giê-su đã ra khỏi bộ đồ tang, như con bướm chui khỏi kén: và tấm khăn liệm trùm đầu để riêng ra nơi khác giống như cái nắp của cái kén rời ra khi con bướm chui ra. Kẻ thù của Chúa chắc chắn không rời cơ thể Chúa đi. Bạn của Chúa cũng không. Không ai làm hết. Bằng chứng của bộ áo tang chứng minh điều này. Do đó chúng ta đi đến một kết luận là ngôi mộ trống vì Đức Chúa Trời đã khiến Chúa Giê-su sống lại.

Nhưng ngôi mộ trống không phải là bằng chứng quan trọng nhất cho thấy Chúa đã chiến thắng sự chết. Hội thánh Cơ đốc được sinh ra bởi ngày Phục sinh đầu tiên. Ban đầu, Cơ đốc giáo chẳng khác gì với Do thái giáo ngoài niềm tin về Chúa Giê-su là Đấng giải cứu tối cao của Đức Chúa Trời đã bị đóng đinh và sống lại từ cõi chết. Như Phao-lô đã nói trong Rô-ma 1:4, Chúa Giê-su chứng minh Ngài là Con Đức Chúa Trời bởi sự sống lại từ kẻ chết. Và Hội thánh, được trang bị với niềm tin này, vốn bị người Do Thái và dân ngoại coi là không có thật, càn quét thế giới Địa Trung Hải, cải giáo bất cứ nơi nào họ đi qua. Ngày nay hội thánh chiếm hơn một phần ba dân số thế giới.

Hội thánh ban đầu có ba đặc điểm mà bạn đã thấy ở bất cứ nơi đâu. Giờ bạn vẫn thấy. Một ngày đặc biệt, Chủ nhật. Một lễ nghi bắt đầu đặc biệt, báp-têm. Và một lễ đặc biệt, Tiệc Thánh. Cả ba đặc điểm này sẽ không thể có được nếu sự sống lại là giả. Tín hữu báp-têm mọi người để tượng trưng cho sự hiệp một với Chúa Giê-su trong sự chết và sự sống lại của Ngài. Họ ăn bữa tiệc thánh với niêm vui trong sự hiện diện của Chúa sống lại. Và họ đổi ngày nghỉ ngơi từ thứ Bảy (để tôn kính sự hoàn thành công việc của Chúa trên tạo vật của Ngài) sang Chủ nhật (để tôn kính Đức Chúa Trời đã khiến Chúa Giê-su sống lại)! Báp-têm, Tiệc Thánh và Chủ nhật xác nhận sự sống lại của Chúa Giê-su. Không thể chấp nhận được quan điểm Cơ đốc nhân đã sáng tạo ra bất kỳ điều nào trên nếu sự sống lại không xảy ra.

Nhưng chúng ta có thể tiến xa hơn. Chúa xuất hiện sau khi sống lại trước rất nhiều người. Phao-lô, sau sự kiện đó khoảng hai mươi năm, viết thư nhắc nhở tín hữu tại Cô-rinh-tô về một điểm then chốt của sự sống lại: toàn bộ đức tin của họ là ở tại sự kiện đó. Và ông kể Chúa Giê-su đã hiện ra với Phi-e-rơ, người đã chối Chúa, sau đó là mười hai sứ đồ, những người đã bỏ chạy, sau đó với 500 người theo Ngài, có lẽ là tại Ga-li-lê nơi phần lớn chức vụ của Ngài diễn ra. Ngài hiện ra với em trai Ngài là Gia-cơ, người đã không tin Ngài khi Ngài đang thi hành chức vụ, và cuối cùng Phao-lô nhắc đến chính mình, người đã bắt bớ tàn bạo Hội thánh non trẻ. Hãy kết nối các chi tiết lại: thêm vào chi tiết những người nữ đã thấy ngôi mộ trống vào buổi sáng Phục sinh, bạn thấy Ngài hiện ra (ở nhiều địa điểm khác nhau) tới những người đánh cá đã theo Ngài trong ba năm, tới người em trai hoài nghi, tới phe chống đối Pha-ra-si cuồng tín, và tới 500 con người bình thường, phần lớn bọn họ đều còn sống khi Phao-lô viết thư (1 Cô-rinh-tô 15:1-11). Quả là một bằng chứng mạnh mẽ phải không? Không có ai trong thời đó có thể chối cãi được.

Và có lẽ bằng chứng thuyết phục nhất là cách cuộc đời của các môn đồ đầu tiên được biến đổi hoàn toàn bởi sự đồng công với Chúa Giê-su sau khi Ngài sống lại. Phi-e-rơ được biến đổi từ một kẻ hèn nhát chối từ thầy mình khi sự bắt bớ đến, thành người đàn ông đá tảng mà người Do Thái không thể đe doạ bằng vũ lực, bỏ tù hay tử hình. Mười hai sứ đồ được biến đổi từ những người bị đánh bại sang đội quân thiện chiến bởi sự sống lại. Năm trăm người được biến đổi từ nhóm người ô hợp sang hội thánh: lời chứng của họ trở thành một trong những câu chuyện về “sự trở lại” vĩ đại nhất trong lịch sử thế giới. Tất cả môn đồ, gồm cả Thô-ma (Giăng 20: 26-31), thay đổi từ không tin đến đức tin nóng cháy. Gia-cơ, người em hoài nghi, được thay đổi bởi sự sống lại trở thành tín hữu và sau đó lãnh đạo hội thánh tại Giê-ru-sa-lem. Nguyên nhân là vì sap? Đơn giản: “Ngài hiện ra cho Gia-cơ”. Và có lẽ điều kỳ diệu nhất là sự biến đổi Sau-lơ người Tạt-sơ, kẻ bắt bớ hội thánh tàn nhẫn, thành Phao-lô, môn đồ không biết sợ nhất. Lý do ư? “sau những người ấy, Ngài cũng hiện ra cho tôi xem” (1 Cô-rinh-tô 15:7, 8).

Chúa Giê-su cũng đã xuất hiện cho tôi. Tôi không được thấy Ngài thuộc thể, nhưng tôi đã kinh nghiệm quyền năng và sự hiện diện của Ngài từ lúc tôi đặt niềm tin nơi Ngài 56 năm trước. Tôi không nghĩ rằng Chúa Giê-su đang sống. Tôi biết Ngài đang sống. Ngài dẫn dắt tôi khi tôi bối rối, khích lệ tôi trong những lúc nản lòng, mạnh sức tôi để chiến thắng sự cám dỗ, mang cho tôi niềm vui và sự bình an mà tôi không thể tìm thấy ở đâu, tình yêu cho những người không được để ý tới, và một lý tưởng tuyệt vời để sống. Tôi có thể nói với sứ đồ Phao-lô, “vì biết ta đã tin Đấng nào” (2 Ti-mô-thê 1:12). Không chỉ biết về Ngài, nhưng biết Ngài. Và đó là đặc quyền của hàng tỷ người khi trở thành Cơ đốc nhân kể từ ngày Phục sinh đầu tiên. Họ đều là chứng nhân cho sự sống lại. Không có niềm tin nào có thể nói như vậy. Chúa Giê-su đặc biệt, vì Ngài đã phá vỡ rào cản sự chết. Và vì Ngài còn sống, chúng ta có thể biết Ngài và vui thích Ngài trong đời này và tự tin rằng sau khi chết chúng ta sẽ ở với Ngài, là niềm vui lớn hơn bất kỳ niềm vui nào thế gian có thể mang đến. Không như những lãnh đạo khác, Ngài không chỉ hứa sự sống đời đời khi bước đi với Ngài mà còn xác nhận lời hứa đó thông qua sự sống lại từ cõi chết. Và Khổng Tử, Muhammad, Socrates và những người khác không thể làm được. Bạn có thấy đây là điều thực sự khiến Chúa Giê-su trở nên đặc biệt không?

Nguồn: Sưu Tầm

Bài vở cộng tác hoặc góp ý xin gửi về tintuc@hoithanh.com

Bình Luận:

You may also like