Home Chuyên Đề Thời Gian Quý Giá Hơn Bạn Nghĩ

Thời Gian Quý Giá Hơn Bạn Nghĩ

30 đọc

Đừng bao giờ lãng phí thời gi, chúng giá trị hơn bạn có thể nhận ra.

Phần Torah đọc tuần này là “Bo” (Xuất Ê-díp-tô ký 10:1–13:16), và trong phân đoạn này, chúng ta biết đến việc ra đời lịch Do Thái.
Không giống như bất kỳ nền văn hóa hoặc nền văn minh nào khác, lịch Do Thái liên quan tới cả mặt trời và mặt trăng.
Mặc dù có những tháng theo chu kỳ mặt trăng, có một quy tắc rằng lịch Do Thái phải luôn luôn tương quan với các mùa, là điều được chi phối bởi mặt trời.
Ví dụ, Lễ Vượt Qua phải luôn luôn vào mùa xuân. Sự khác biệt giữa năm mặt trời (365 ngày) và năm âm lịch (354 ngày) được giải quyết bằng cách thêm tháng 13 vào năm, tạo thành một “năm nhuận”. Điều này được thực hiện khoảng ba năm một lần, tạo ra một năm có 13 tháng. Một năm như vậy được gọi là “năm thai nghén” theo tiếng Do Thái.
Tháng thêm này được thêm vào tháng Adar, tháng cuối cùng của 12 tháng. Do đó, trong những năm nhuận, chúng ta có hai tháng Adars – Adar I và Adar II. Nếu không có điều chỉnh nào, thì Lễ Vượt qua sẽ xảy ra sớm hơn 11 ngày mỗi năm, dần dần thì rơi vào mùa đông, rồi mùa thu, mùa hè và sau đó lại vào mùa xuân. Lễ hội “mùa xuân” không thể diễn ra khi tuyết rơi bên ngoài!
Trở lại thời Kỳ Kinh Thánh và Talmudic, Tòa án Tối cao (Sanhedrin) tại Jerusalem sẽ quyết định và công bố khi nào một tháng mới bắt đầu. Các nhân chứng sẽ thông báo cho tòa án rằng trăng mới đã được nhìn thấy. Nếu các nhân chứng được tin tưởng, tháng mới được công bố. Các thành viên của tòa án rất thành thạo về thiên văn học. Họ sẽ hỏi các nhân chứng những câu hỏi như: “Mặt trời ở đâu trong mối liên hệ với mặt trăng? Nó ở hướng bắc hay nam? Nó rộng bao nhiêu?” và vân vân. Nếu lời chứng của hai nhân chứng được chứng thực, lời này được chấp nhận và một tháng mới được công bố.
Sau khi đền thờ bị phá hủy, một lịch cố định đã được thiết lập. Đây là lịch vĩnh viễn và được người Do Thái sử dụng trên toàn thế giới ngày nay. Nó đã được “cố định” để đảm bảo rằng sẽ không bao giờ có xung đột giữa các lịch dưới bất kỳ hình thức nào.
Ví dụ, ngày đầu tiên của Rosh Hashana sẽ không bao giờ diễn ra vào thứ Sáu, bởi vì, trong số các lý do khác nhau, phải luôn có việc thổi kèn shofar vào ngày thứ hai của Rosh Hashana và shofar không thể được thổi vào Shabbat. Tương tự, Yom Kippur cũng sẽ không bao giờ rơi vào thứ Sáu bởi vì nếu điều này xảy ra, nó sẽ khiến việc chuẩn bị cho Shabbat trở nên cực kỳ khó khăn.
Không chỉ có các năm và tháng theo lịch Do Thái, mà còn có giờ Do Thái và giây Do Thái. Một giờ Do thái được tính bằng cách lấy tổng thời gian giữa bình minh và hoàng hôn và chia nó thành mười hai phần bằng nhau. Vậy nên, ví dụ, nếu mặt trời mọc lúc 5g sáng và lặn lúc 7:30 tối, một “giờ Do Thái” sẽ dài 72.5 phút.
Điều này có nghĩa là hạn chót để đọc lời cầu nguyện Shema, “vào cuối giờ thứ ba” mỗi ngày, sẽ vào lúc 8:37:30 sáng chứ không phải 8:00 sáng, là hạn cuối ba giờ “trên đồng hồ”.
Luật Do Thái cũng có cách đo riêng về giây. Trong luật Do Thái, đơn vị đo thời gian nhỏ nhất được gọi là “chelek” tương ứng là 3,33 giây. Bây giờ hãy thử nói 4:30:41 chiều theo “Kiểu lịch Do Thái!”
Một ngày theo lịch của người Do Thái luôn bắt đầu vào ban đêm, gợi nhớ đến cách Chúa tạo ra thế giới, và các ngày, như được nói, “và có buổi tối và có buổi sáng, đó là một ngày.” Một ngày luôn bắt đầu vào ban đêm. Đây là lý do tại sao Shabbat bắt đầu vào tối thứ Sáu và kéo dài đến tối thứ Bảy.
Nhưng trong khi một ngày bắt đầu và kết thúc vào buổi tối, những gì được xác định là “tối” không thực sự rõ ràng. Khoảng thời gian giữa hoàng hôn và tối (được xác định là sự xuất hiện của ba ngôi sao), một “danh giới” khoảng 30 phút, là không rõ ràng. Đây là lý do tại sao Shabbat bắt đầu lúc hoàng hôn, vì đó là cách xác định sớm nhất có thể về buổi tối, trong khi Shabbat kết thúc khi trời tối và có những ngôi sao trên bầu trời, đó là cách xác định muộn nhất về “tối”. Bởi vì vi phạm luật Shabbat là rất nghiêm trọng, chúng tôi “chơi chắc ăn” và bắt đầu Shabbat vào lúc hoàng hôn và chỉ kết thúc khi trời tối. Bằng cách này, tất cả các “cơ sở” của chúng tôi đều được đảm bảo.
Tháng Nissan, tương ứng với tháng 4, là tháng đầu tiên trong lịch Do Thái. Trước khi người Do Thái rời Ai Cập, Đức Chúa Trời đã nói với Môi-se và A-rôn: “Tháng này sẽ là tháng đầu của các ngươi”.
Điều này dẫn chúng ta đến một điều rất độc đáo trong lịch Do Thái và không tìm thấy nơi nào khác: Tháng đầu tiên của năm là Nisan (tháng Tư) nhưng năm mới bắt đầu vào Tishrei (tháng 9) khi chúng ta ăn mừng Rosh Hashana!
Do Thái giáo khá đặc biệt và chính xác khi nói đến thời gian. Hàng chục nghi lễ có thể bị vô hiệu hóa nếu thời gian thích hợp bị bỏ lỡ. Đây là một bài học quan trọng cho tất cả chúng ta: Đừng bao giờ lãng phí thời gian. Nó dễ trôi qua nhanh hơn bạn có thể nhận ra.

Nguồn : Cơ Đốc Nhân Vì Israel Quốc Tế

https://www.facebook.com/photo/?fbid=666743694672506&set=a.120082816005266

Bình Luận:

You may also like