Home Chuyên Đề KHÔNG PHẢI TẤT CẢ TÔN GIÁO ĐỀU DẪN TỚI CHÚA SAO? – Chương 2: Tất cả các tôn giáo đều không giống nhau sao?

KHÔNG PHẢI TẤT CẢ TÔN GIÁO ĐỀU DẪN TỚI CHÚA SAO? – Chương 2: Tất cả các tôn giáo đều không giống nhau sao?

by Sưu Tầm
30 đọc

“Toàn cầu hoá” là một trong những từ phổ biến hiện nay, thu hút sự chú ý đến thực tế là thế giới của chúng ta gần như kết nối hoàn toàn. Điều gì đang xảy ra ở chỗ chúng ta, như Bosnia hay Afghanistan, đều ảnh hưởng đến phần còn lại của thế giới. Nhạc pop của Mỹ được bật liên tục tại Trung Quốc hay Ấn Độ. Thế giới của chúng ta là một ngôi làng toàn cầu, và chúng ta ngày càng nhận ra điều đó. Nên khi bàn về tôn giáo, chúng ta không ngạc nhiên khi thấy người Do thái, Sikhs, Hồi giáo, Phật giáo và Hin-đu sống và làm việc cùng chúng ta. Quốc tịch của họ giống hệt như chúng ta là những người sinh tại Mỹ, quyền và nghĩa vụ của họ cũng như chúng ta. Do đó, hiển nhiên nhiều người nghĩ rằng các tôn giáo thực ra đều giống nhau. Có phải các tôn giáo chỉ là những cách hiểu khác nhau về cùng một Đức Chúa Trời?

Đây là một quan điểm rất thú vị. Quá nhiều các bất đồng, đàn áp và chiến tranh nổ ra chỉ vì sự khác biệt tôn giáo. Vậy hãy thử cho rằng có một Đức Chúa Trời được các tôn giáo tìm kiếm theo những cách riêng nhé! Cuối cùng, hẳn phải có một quan điểm phổ biến, và nó cũng là quan điểm dung hoà – dung hoà là một tính từ thu hút, đặc biệt trong ngày nay khi các giá trị truyền thống bị bỏ qua rất nhiều. Hơn thế, hầu hết các tôn giáo lớn đều có nhận thức đạo đức chung: đều yêu chuộng hoà bình và nhân từ, và không có cái nào ủng hộ giết người, hãm hiếp, hay trộm cắp. Vậy sao không nhận lấy quan điểm của các tôn giáo khác nhau và dựng nên một bức tranh ghép về Chúa? Điều này liệu có thúc đẩy thế giới hoà bình và hiểu biết hơn?

Quan điểm này không chỉ phổ biến, mà còn được ủng hộ bởi một số nhà tư tưởng rất có tiếng nói. Ngay lập tức, nhà lãnh đạo tinh thần Ấn Độ Mahatma Gandhi nói rằng, “Linh hồn của tôn giáo là một, nhưng nó được bao bọc bởi vô số hình thức”. Tu sĩ Hin-đu Ramakrishna thường nói về chính mình là cùng một linh hồn có kiếp trước là Rama, Krishna, Phật tổ và Chúa Giê-su.

Có một quan điểm từ xưa nữa: Hoàng đế La Mã Septimius Severus đặt trong điện thờ riêng của ông ta ngoài tượng của những hoàng đế xưng thần còn có người làm phép lạ A-pô-lô ở Tyana, Áp-ra-ham, Orpheus và Chúa Giê-su để thắng cá cược.

Ngoài ra, có một quan điểm cũng khá đương thời. Có một nhóm nhạc pop tên là Quintessence đã hát bài này:

Chúa Giê-su, Phật tổ, Môi-se, Gauranga,

Kéo tôi xuống biển tình của Ngài.

Chúa Giê-su, Phật tổ, Môi-se, Gauranga,

Ôi maya, ôi maya, ôi maya (Ghi chú: maya là thế giới vật chất tri giác được Hin-đu giáo cho là ảo tưởng che giấu sự tồn tại tuyệt đối).

Kiểu thuyết hổ lốn này rất lôi cuốn, nhưng sẽ không có tác dụng. Tại sao không?

Đầu tiên, vì nếu bạn hỏi những tín đồ thực sự trong mỗi niềm tin khác nhau này rằng tất cả các tôn giáo có giống nhau không, bạn sẽ nhận được sự phản đối mạnh mẽ. Họ biết rất rõ rằng Cơ đốc nhân khác với người Hồi giáo và Hin-đu, và thường họ tin tưởng vào sự đúng đắn của tôn giáo của họ đến nỗi họ giết hại thành viên của các tôn giáo khác và đốt nhà thờ. Ví dụ như điều được viết tại kinh Koran, “Đánh và giết kẻ ngoại giáo bất cứ nơi nào thấy chúng” (kinh Koran, sura 9.5), và tại Nigeria và Sudan thì điều này đang xảy ra ở nhiều nơi ngay khi tôi đang viết quyển sách này. Quan điểm này là kiểu lý thuyết suông trong nghiên cứu của những người viết các quyển sách nói rằng tất cả tôn giáo là như nhau: chỉ những người thực hành chúng nghĩ khác nhau.

Hơn thế, ngay cả bài kiểm tra sơ sài nhất về các tôn giáo thế giới sẽ cho thấy rằng không có cách nào có thể giải thích quan điểm các tôn giáo giống nhau. Bởi một điều, chúng có các quan điểm hoàn toàn chống lại nhau về định nghĩa về Đức Chúa Trời. Thần thánh trong đạo Hin-đu không liên hệ với con người, và chỉ được liên hệ thông qua vô số các vị thần và tượng. A-la của đạo Hồi lại liên hệ với con người, không có các vị thần cấp dưới và hoàn toàn cấm thờ thần tượng hoặc bất kỳ phương thức nào đại diện cho Chúa Trời. Đạo Phật là tôn giáo không có Đức Chúa Trời, và không có cả sự tồn tại cuối cùng. Cơ đốc giáo dạy rằng Chúa vừa tha thứ vừa ban cho sự giúp đỡ siêu nhiên cho con người. Đạo Hin-đu và Phật không có sự tha thứ, chỉ có nghiệp chướng không ngừng, và không có sự giúp đỡ siêu nhiên.

Và theo như các tôn giáo khác nhau, mục tiêu cuộc sống là gì? Chúng ta về đâu sau cuộc đời trên đất? Mục tiêu của tất cả những sự tồn tại trong Phật giáo là cõi niết bàn, giải thoát hoặc “sự chấm dứt hoàn toàn cả khát vọng và nhân tính” – đạt được bởi Đức Phật sau không ít hơn 547 lần luân hồi. Hồi giáo tìm kiếm một thiên đàng khoái lạc với rượu, đàn bà và ca hát. Mục tiêu của mọi sự tồn tại trong Cơ đốc giáo là biết Chúa và vui hưởng Ngài đời đời cùng với những người được cứu chuộc của Ngài. Vậy, các tôn giáo dạy hoàn toàn khác nhau.

Ngay cả những tôn giáo tin vào Đức Chúa Trời đến gần con người không đồng ý rằng Ngài bày tỏ chính Ngài cho chúng ta và cách Ngài bày tỏ. Hồi giáo chối bỏ sự kiện A-la từng tự bày tỏ ngài cho con người: ngài chỉ bày tỏ ý muốn ngài, và sự đáp ứng thích đáng lại chính là đạo Hồi, không hề như ý nghĩa “hoà bình”, mà là “thuận phục”. Cơ đốc giáo tuyên bố rằng Đức Chúa Trời không chỉ bày tỏ ý muốn Ngài mà còn chính Ngài: quả thật, Ngài đến để bày tỏ cho chúng ta hình ảnh của Ngài theo định nghĩa mà chúng ta có thể hoàn toàn hiểu, định nghĩa về cuộc đời một con người: đó là lý do chúng ta kỷ niệm Giáng sinh.

Có lẽ sự khác biệt lớn nhất với mọi lời nói dối là lời khẳng định của Cơ đốc nhân rằng không ai trong chúng ta có thể tự cứu mình hay khiến Chúa chấp nhận chúng ta: trong khi tất cả các niềm tin khác nhận định rằng bằng cách giữ những điều họ dạy người đó sẽ được cứu, trọn vẹn và tái sinh. Tôi thấy không có gì có thể làm rõ sự tương phản này mạnh hơn là câu chuyện của Phật tổ với phần mở đầu như câu chuyện Người con trai hoang đàng. Cậu con trai tiêu tiền như nước trở về và gặp cha mình, và sau đó phải làm việc như người hầu cho cha để trả giá cho những hành vi sai lầm trước kia. Sự khác biệt ở đây là tình yêu tình yêu vô tận của người cha trong câu chuyện Phúc âm đã không biến con mình thành người hầu mà mở tiệc linh đình để chào mừng cậu trở về. Nguyên tắc nghiệp chướng (nguyên nhân và hậu quả, trả giá cho tội lỗi) khác xa với ân điển (sự tha thứ không phải trả giá dù bạn không đáng nhận được chút nào). Quả thật, thế giới quan căn bản của đức tin Do Thái và Cơ đốc về một Đức Chúa Trời gần gũi yêu thương muốn có mối quan hệ với tạo vật của Ngài hoàn toàn trái ngược với quan điểm của các tôn giáo phương Đông cho rằng không có một Đức Chúa Trời gần gũi và điều tốt nhất chúng ta có thể hi vọng được là sự tan biến và hoà vào cõi niết bàn, nơi không thể phân biệt được ai với ai.

Chỉ có một vài sự khác biệt phân tách toàn bộ thế giới quan của các tôn giáo lớn. Nhiều người nói rằng, “Tất cả các tôn giáo đều như nhau” đều chưa từng nghĩ sâu xa về điều này và chẳng biết gì về những khác biệt được kể trên. Nhưng làm sao mà những nhà tư tưởng nghiêm túc đó vẫn tuyên bố như vậy? Câu trả lời của họ rất khó hiểu. Họ nhận thấy có rất nhiều những khác biệt rõ ràng giữa các tôn giáo khác nhau nhưng khẳng định là có một “Đức Chúa Trời phía sau Chúa” ở nơi mà tất cả sự khác biệt sẽ được trung hoà. Hiểu như vậy nên họ cho rằng tất cả các tôn giáo đều như nhau.

Quan điểm đó thấy rõ nhất trong câu chuyện Hin-đu cổ về vị vua và con voi. Một nhóm những người mù được yêu cầu miêu tả cảm nhận của họ khi họ được dẫn tới những phần khác nhau của con voi. Một người sờ vòi voi và nói nó là “cây cọ”. Người khác sờ cái đuôi và nói là dây thừng, và cứ thế với mấy người kia cũng vậy. Họ giải thích đủ kiểu nhưng đều không thể nhận ra cùng một con voi họ chạm vào. Họ mù, nhưng vị vua khôn ngoan vẫn nhận ra sự thật là họ đều chạm cùng một con voi.

Ngày nay câu chuyện này thược được sử dụng trong văn học dân chủ về chủ đề chứng minh các tôn giáo đều giống nhau. Nhưng thường thì những tác giả này đều thất bại trong việc nhận biết sự kiêu ngạo trong tuyên bố của họ. Bởi họ cho rằng họ giống như vị vua có thể thấy mọi tôn giáo đều như nhau, trong khi các tín đồ thì mù loà với sự thật. Chúng ta có quyền hỏi, “Ai cho những người này những hiểu biết đặc quyền như vậy?”, “Lý do nào để cho là họ đúng?”, và “Sao chúng ta có thể nghĩ là họ biết nhiều hơn những tín đồ thực sự?”

Ai đó có thể khiến vấn đề gây tranh cãi hơn khi nói rằng: “tất cả các tôn giáo cơ bản đều như nhau, ít nhất trong bản chất của chúng, kể cả khi những đặc điểm thứ yếu của chúng khác nhau rất nhiều”. Nếu quả thật như vậy, sao chúng ta có thể phân biệt được bản chất và đặc điểm khác của tôn giáo đó? Nguyên tắc nào chúng ta có thể dùng? Giả sử chúng ta có thể đánh giá một vài đặc điểm của tôn giáo nào tốt hơn tôn giáo khác. Nhưng đứng trên lập trường nào chúng ta có thể đánh giá cái nào tốt hơn? Và chẳng phải cả câu hỏi về sự thật bị phớt lờ và vất đi bằng cách ném tất cả vào chảo, đun sôi và gạn lấy phần chính? Thế nếu tôn giáo này thực sự mang đến sự bày tỏ đầy đủ hơn về bản chất hơn tôn giáo khác thì sao? Và thế nếu sự Tuyệt đối thực sự đến trong vòng chúng ta, và Chúa Năng Quyền quả thật đã đến với dân sự Ngài thì sao? Nếu quả thực vậy, tại sao chúng ta phải tìm nhiều dẫn chứng để liên hệ với các niềm tin khác? Nhưng có một điều chắc chắn. Chúng ta không cần phải tuyên bố là tất cả các tôn giáo đều như nhau.

Cơ đốc giáo tách biệt với các niềm tin khác. Đó là niềm tin về Chúa hằng sống đã đến để chia sẻ với tình huống loài người chúng ta đang trải qua, chịu cái chết đau đớn để gánh lấy trách nhiệm với sự xấu xa của con người và phá vỡ rào cản cuối cùng, sự chết, vào ngày Phục sinh đầu tiên, mang đến kết quả không đong đếm nổi cho những người theo Ngài và cả thế giới. Không có niềm tin nào có thể tuyên bố điều này. Cơ đốc giáo có thể sai, nhưng không ai dù mất trí có thể tuyên bố rằng Cơ đốc giáo giống như những tôn giáo khác! Không, dù chúng ta muốn hay không thì chúng ta vẫn phải công nhận là tất cả các tôn giáo không giống nhau.

Nguồn: Sưu Tầm

Bài vở cộng tác hoặc góp ý xin gửi về tintuc@hoithanh.com

Bình Luận:

You may also like