Home Chuyên Đề Cuốn Kinh Thánh Tiếng Hê-bơ-rơ Cổ Nhất Được Bán Với Giá 38 Triệu Đô La Tại Sotheby’s, Hiện Đã Về Đến Israel

Cuốn Kinh Thánh Tiếng Hê-bơ-rơ Cổ Nhất Được Bán Với Giá 38 Triệu Đô La Tại Sotheby’s, Hiện Đã Về Đến Israel

by Cbn.com
30 đọc

Hãng đấu giá Sotheby’s gần đây đã bán một cuốn Kinh Thánh tiếng Hê-bơ-rơ 1.100 năm tuổi với giá 38 triệu đô la ở New York. Đây là một trong những bản Kinh Thánh lâu đời nhất còn sót lại trên thế giới và được đấu giá với giá cao thứ hai cho một tài liệu lịch sử.

Cuốn sách nặng 26 pound, có chồng giấy da dày 5 inch dày 396 trang, đã được bán sau phiên đấu giá kéo dài 5 phút giữa hai nhà thầu cạnh tranh chủ yếu qua điện thoại. Giá cuối cùng, bao gồm phí của Sotheby’s, đã không phá được kỷ lục hiện đang được giữ bởi một bản sao Hiến-pháp Hoa Kỳ trị giá 43,2 triệu đô la mà tỷ phú Ken Griffin đã mua hai năm trước, theo The Wall Street Journal.

Cuốn Codex Leicester của Leonardo da Vinci được bán với giá 31 triệu đô la vào năm 1994 khoảng 60 triệu đô la theo tỷ giá ở thời điểm hiện tại.

Được biết đến với tên gọi The Codex Sassoon, tập sách viết tay, bìa da chứa cuốn Kinh Thánh tiếng Hê-bơ-rơ gần như hoàn chỉnh, đã được cựu Đại-sứ Hoa Kỳ tại Romania Alfred H. Moses thay mặt cho tổ chức Những Người Bạn Mỹ của ANU mua và tặng cho Bảo-tàng Do Thái ANU ở Tel Aviv, nơi nó sẽ được đưa vào bộ sưu tập của bảo tàng, Sotheby’s cho biết trong một tuyên bố.

Bản sao Kinh Thánh cổ xưa này được cho là đã được đóng thành sách vào khoảng giữa năm 880 và 960 SCN. Trang đấu giá của hãng đấu giá này liệt kê niên đại của cuốn sách vào khoảng “năm 900 SCN” và là “Cuốn Kinh Thánh tiếng Hê-bơ-rơ cổ nhất.”

Jaqui Safra, người rao bán cuốn Kinh Thánh, đã trả tiền để xác định niên đại bằng carbon nhằm cố gắng xác định rõ nguồn gốc của bản thảo. Sotheby’s cho biết cuộc thí nghiệm đã xác nhận niên đại cuốn sách là vào cuối thế kỷ thứ 9 hoặc đầu thế kỷ thứ 10.

Các học giả coi cuốn Kinh Thánh này là bộ sưu tập những ghi chép bằng tiếng Hê-bơ-rơ cổ xưa nhất và đầy đủ nhất được tập hợp thành một cuốn sách thay vì viết liền thành cuộn giấy. Cuốn sách gồm 24 sách nhỏ lướt qua Cựu Ước, được người Do Thái biết đến nhiều hơn với tên gọi Tanakh, theo The Wall Street Journal.

Chúng tôi muốn quyển sách này trở về quê nhà,” Irina Nevzlin, chủ tịch hội đồng quản trị của bảo tàng, chia sẻ với giới truyền thông. Nevzlin cho biết bảo tàng muốn sở hữu cuốn sách sau khi trưng bày được một tuần trong tháng 3, khi cuốn sách đã ngay lập tức gây ấn tượng với công chúng.

Cô nói, “Đây là thứ kết nối tất cả chúng ta với cội nguồn và cho chúng ta biết nền tảng của con người mình—cho tất cả mọi người trên thế giới.

Sharon Liberman Mintz, chuyên gia về Do Thái giáo của Sotheby’s, cho biết mức giá 38 triệu đô la, bao gồm phí của nhà đấu giá, “phản ánh sức mạnh, tầm ảnh hưởng và ý nghĩa sâu sắc của Kinh Thánh tiếng Hê-bơ-rơ, vốn là trụ cột không thể thiếu của nhân loại.

Mintz cho biết cô “hoàn toàn vui mừng trước kết quả hoành tráng của ngày hôm nay và Codex Sassoon sẽ sớm quay trở lại Israel, để trưng bày cho cả thế giới chiêm ngưỡng.

Nhà đấu giá đã đổi tên cuốn Kinh Thánh thành “Codex Sassoon” để vinh danh David Solomon Sassoon, người mua trước đó vào năm 1929. Là con trai của một ông trùm kinh doanh người Do Thái ở Iraq, Sassoon đã lấp đầy nhà riêng ở London bằng bộ sưu tập các bản ghi chép tiếng Hê-bơ-rơ.

Tài sản của Sassoon đã bị chia nhỏ sau khi ông qua đời và bản chép tay Kinh Thánh này đã được bán bởi Sotheby’s ở Zurich vào năm 1978 cho Quỹ Hưu trí Đường sắt Anh với giá khoảng 320.000 đô la, tương đương 1,4 triệu đô la ngày nay.

Quỹ hưu trí đã bán Codex Sassoon vào 11 năm sau cho Safra, một chủ ngân hàng và nhà sưu tập nghệ thuật. Ông đã mua lại vào năm 1989 với giá 3,19 triệu đô la (7,7 triệu đô la ngày nay).

Dịch: Eunice Tu
Nguồn: cbn.com
Bài vở cộng tác hoặc góp ý xin gửi về tintuc@hoithanh.com

Bình Luận:

You may also like