Home Chuyên Đề Đức Chúa Trời Thật Sự Yêu Thương Y-sơ-ra-ên

Đức Chúa Trời Thật Sự Yêu Thương Y-sơ-ra-ên

by Hong An
30 đọc

Cơ sở cho mối quan hệ của Đức Chúa Trời với dân Y-sơ-ra-ên là tình yêu thương. Và bởi tình yêu thương ấy mà Ngài đã lập giao ước với Y-sơ-ra-ên, và đã xác nhận cho họ bằng một lời thề.
“…Đức Giê-hô-va tríu mến và chọn lấy các ngươi, chẳng phải vì các ngươi đông hơn mọi dân khác đâu; thật số các ngươi là ít hơn những dân khác. Nhưng ấy vì Đức Giê-hô-va thương yêu các ngươi, và giữ LỜI THỀ mà Ngài đã lập cùng tổ phụ các ngươi, nên Đức Giê-hô-va nhờ tay mạnh rút các ngươi ra, chuộc khỏi nhà nô lệ, và cứu khỏi tay Pha-ra-ôn, vua xứ Ai-cập. Vậy nên, phải nhận biết rằng Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi, ấy là Đức Chúa Trời, tức Đức Chúa Trời thành tín, giữ SỰ GIAO ƯỚC và nhân từ đến ngàn đời cho những người YÊU MẾN Ngài và vâng giữ các điều răn Ngài.” (Phục-truyền 7:7-9a).

TÌNH YÊU của Đức Chúa Trời dành cho dân Y-sơ-ra-ên được miêu tả như mối quan hệ giữa cha với con và như mối quan hệ giữa vợ với chồng. Giê-rê-mi thậm chí còn dùng hai bức tranh về mối quan hệ của Đức Chúa Trời đối với dân Y-sơ-ra-ên như cha – con và như vợ – chồng: “… Ta từng phán rằng: Ta sẽ đặt ngươi giữa vòng các con cái, ta sẽ cho ngươi một đất tốt, cơ nghiệp quí giá của cơ binh các nước là dường nào! Ta từng phán: Ngươi sẽ gọi ta bằng Cha tôi! Và chớ xây lại mà không theo ta. Nhưng, hỡi nhà Y-sơ-ra-ên, thật như một người đàn bà lìa chồng mình cách quỉ quyệt thể nào, thì các ngươi cũng quỉ quyệt với ta thể ấy, Đức Giê-hô-va phán vậy.” (Giê-rê-mi 3:19-20)

Hãy thử lý giải từ ngữ TÌNH YÊU! Tại sao một người đàn ông lại yêu vợ mình và cưới cô ấy? Có phải là bởi vì anh ta tin rằng cô ấy chắc chắn là người phụ nữ đẹp nhất trên trái đất này? Hoặc bởi vì anh ta nghĩ rằng cô ấy là người nấu ăn ngon nhất? Hoặc bởi vì anh ta tin rằng cô ấy sẽ là người mẹ tốt nhất của các con mình? Hoặc bởi vì cô ấy là người giàu có? Hoặc bởi vì cô ấy là người nghèo và anh ta thương hại cô và yêu cô phải không? Hoặc vì…? Lý do dựa trên lý trí không thể lý giải được sự mầu nhiệm của tình yêu. Nó là một món quà từ Đức Chúa Trời. I Giăng 4:8b nói: “… vì Đức Chúa Trời là tình yêu thương.” Các nhà thần học xưa đã từng nói rằng “Đức Chúa Trời tự viện lý do. I Giăng 4:8b nói: “… vì Đức Chúa Trời là tình yêu thương.” Ngài yêu bởi vì Ngài yêu. Ngài chọn bởi vì Ngài chọn. Luôn luôn với mục đích ban phước. Ngài đã chọn Y-sơ-ra-ên để làm cho dân ấy được phước trên tất cả các dân tộc trên đất – qua dân Y-sơ-ra-ên, tuyển dân của Ngài, để bày tỏ chính Ngài cho thế giới.
“Bởi vì Ngài yêu mến các tổ phụ ngươi, nên chọn lấy dòng dõi các người ấy, và chánh Ngài nhờ quyền năng lớn mình rút ngươi ra khỏi xứ Ai-cập, đặng đuổi khỏi trước mặt ngươi những dân tộc lớn hơn và mạnh hơn ngươi, đặng đưa ngươi vào xứ của dân đó, và ban cho làm sản nghiệp, y như điều ấy xảy đến ngày nay.” (Phục truyền 4:37-38).
“…Vì họ chẳng nhờ thanh gươm mình mà được xứ, cũng chẳng nhờ cánh tay mình mà được cứu; bèn nhờ tay hữu Chúa, cánh tay Chúa, và sự sáng mặt Chúa, vì Chúa làm ơn cho họ.” (Thi thiên 44:3).
Bởi vì Y-sơ-ra-ên là con của Đức Chúa Trời, nên Y-sơ-ra-ên có quyền gọi Đức Chúa Trời là ‘Cha’. “…Thật Ngài là Cha chúng tôi, dầu Áp-ra-ham chẳng biết chúng tôi, Y-sơ-ra-ên cũng chẳng nhận chúng tôi; hỡi Đức Giê-hô-va, Ngài là Cha chúng tôi, danh Ngài là Đấng Cứu chuộc chúng tôi từ trước đời đời.” (Êsai 64:16) “Hỡi Đức Giê-hô-va, dầu vậy, bây giờ Ngài là Cha chúng tôi!” (Ê-sai 64 :8a)
Chúa Giê-xu dạy những người bạn Do Thái của Ngài cầu nguyện: “… Lạy Cha chúng con ở trên trời.” (Ma-thi-ơ 6:9). Y-sơ-ra-ên là con trưởng nam của Đức Chúa Trời và Chúa Giê-xu là Con Một của Ngài. Sự tương đồng giữa Chúa Giê-xu và dân Y-sơ-ra-ên thật đáng kinh ngạc.
Khi chúng ta đọc Ô-sê 11:1: “… Khi Y-sơ-ra-ên còn thơ ấu, ta yêu dấu nó; ta gọi con trai ta ra khỏi Ai-cập.” Chúng ta là những Cơ-đốc nhân, chúng ta phải nghĩ đến Ma-thi-ơ 2:13-15: “… Khi các nhà thông thái đi rồi, một thiên sứ của Chúa hiện đến với Giô-sép trong chiêm bao và truyền rằng: “Hãy thức dậy, đem con trẻ và mẹ Ngài lánh sang Ai Cập, và cứ ở đó cho đến khi ta truyền bảo, vì vua Hê-rốt sắp tìm con trẻ ấy để giết.” Đang đêm, Giô-sép thức dậy, đem con trẻ và mẹ Ngài lánh sang Ai Cập, rồi cứ ở đó cho đến khi vua Hê-rốt băng hà. Việc nầy xảy ra để lời Chúa phán qua nhà tiên tri được ứng nghiệm:“Ta đã gọi Con Ta ra khỏi Ai Cập.”
Một số nhà thần học nói rằng: “Tất cả các lời tiên tri của Cựu Ước đều được ứng nghiệm trong Chúa Giê-xu.” Nhưng từ ngữ “ứng nghiệm” có nghĩa là gì? Nó có nghĩa là đường đi của Chúa Giê-xu là đường đi của Y-sơ-ra-ên và đường đi của Y-sơ-ra-ên là đường đi của Chúa Giê-xu. Tất cả các nguyên lý đều là kết quả của việc dân Y-sơ-ra-ên được Đức Chúa Trời kêu gọi để bày tỏ chính Ngài cho thế giới và trở thành nguồn phước cho các dân tộc – và tất cả những đau khổ đến cùng với sự kêu gọi này – sẽ được nhìn thấy trong lịch sử Y-sơ-ra-ên, tuyển dân của Đức Chúa Trời – và thậm chí được bày tỏ nhiều hơn trong cuộc đời của Chúa Giê-xu. Ngài là Con của Đức Chúa Trời và là người con tuyệt vời nhất của họ (Y-sơ-ra-ên). Chúa Giê-xu và Y-sơ-ra-ên có liên hệ chặt chẽ với nhau. Ngài là đỉnh điểm của sự tồn tại của Y-sơ-ra-ên. Trong những người được Đức Chúa Trời tuyển chọn, Chúa Giê-xu được sinh ra từ một người phụ nữ, sinh ra dưới Kinh Luật Torah, được sinh ra trong Giao Ước Luật Pháp mà Đức Chúa Trời đã lập với Y-sơ-ra-ên, Ngài là Đấng Vượt Trội Duy Nhất Được Tuyển Chọn. Ngài làm ứng nghiệm cuộc tuyển chọn dân Y-sơ-ra-ên. Ngài bày tỏ sự thành tín đời đời của Đức Chúa Trời đối với Y-sơ-ra-ên, mặc dù tuyển chọn có nghĩa là phải chịu đựng gian khổ trong một thế giới đầy sự gian ác, tội lỗi. Những gian khổ của Y-sơ-ra-ên là những gian khổ của Ngài. Nhờ ân điển của Đức Chúa Trời đã giải thoát Y-sơ-ra-ên khỏi thời kỳ nô lệ và tình trạng nô lệ ở Ai Cập, nhờ huyết của những con chiên đã bị giết trong nhà của người Do Thái trong đêm Lễ Vượt Qua, cũng như nhờ ân điển của Đức Chúa Trời mà Chúa Giê-xu đem lại sự tự do cho chúng ta và giải thoát chúng ta khỏi nô lệ cho tội lỗi.

Có vô số những điểm tương đồng được đưa ra giữa sự tuyển chọn, cuộc đời và những đau khổ của Chúa Giê-xu và câu chuyện của Y-sơ-ra-ên. Chúa Giê-xu bày tỏ tất cả về Y-sơ-ra-ên. Điều đó có nghĩa là Chúa Giê-xu đã làm ứng nghiệm ‘tất cả’ những lời tiên tri. Nhưng không có nghĩa là nhiều lời tiên tri liên quan đến Y-sơ-ra-ên và người Do Thái trong tương lai không cần phải chờ được ứng nghiệm, như một số nhà thần học cho tuyên bố. Chúng đang được ứng nghiệm và sẽ được ứng nghiệm, hôm nay và ngày mai, cho đến khi Vương Quốc của Ngài đến.

Trích: Tại sao là Y-sơ-ra-ên?
Rev. Willem J.J. Glashouwer
Ảnh: Jerusalem Photo

https://www.facebook.com/photo/?fbid=706751807338361&set=a.120082816005266

Bình Luận:

You may also like