Điều đầu tiên con cần biết đó là Chúa yêu con rất nhiều. Ngài biết mọi thời điểm con buồn hay thất vọng. Ngài thấy nước mắt của con. Ngài cảm nhận được nỗi buồn của con khi ai đó đối xử sai với con. Ngài quan tâm đến cảm xúc của con. Nên Ngài muốn người đó phải hối hận vì đã làm tổn thương con. Ngài muốn họ xin lỗi con. Con hiểu không? Tất nhiên rồi! “vì Đức Chúa Trời là sự yêu thương” (1 Giăng 4:8) và Chúa yêu con.
Nhưng nhớ rằng: Chúa yêu cả anh chị em con nhiều như Ngài yêu con. Chúa yêu bạn bè và hàng xóm con. Ngài cũng quan tâm đến cảm nhận của họ nữa. Và Ngài muốn con yêu họ và quan tâm đến cảm nhận của họ. Đó là lý do tại sao một trong những mạng lệnh lớn nhất là: “Ngươi hãy yêu kẻ lân cận như mình” (Ma-thi-ơ 22:39). Con để ý khi người khác tổn thương con đúng không? Con để ý khi ai đó tổn thương anh chị em con đúng không? Vậy con cũng nên để ý nếu con làm tổn thương họ.
Sứ đồ Phi-e-rơ nói về điều này rất hay. Ông nói thế này, “Rốt lại, hết thảy anh em phải đồng lòng đầy thương xót và tình yêu anh em, có lòng nhân từ và đức khiêm nhường” (1 Phi-e-rơ 3:8). Con nên cảm thông với người khác. Con nên có một tấm lòng quan tâm, nhân từ với họ.
Nhưng nếu con vẫn còn tức giận họ, thì thật khó để con nói lời xin lỗi. Khi cha mẹ bảo con xin lỗi ai đó, con có thể không thích làm vậy. Ngay cả nếu con biết con đã làm sai với người đó. Xin lỗi sẽ không có ý nghĩa gì nếu con vẫn muốn tổn thương người đó. Họ sẽ biết con không hối lỗi. Họ biết con vẫn muốn làm tổn thương họ. Trước khi con nói lời xin lỗi, con cần hối lỗi đã. Con cần phải biết mình đã làm sai và cảm thấy rất tệ về điều đó.
Nhưng nhiều lúc, sự kiêu ngạo sẽ ngăn cản con. Con biết con đã làm sai nhưng con không muốn nói “Tôi xin lỗi.” Thường thì sự kiêu ngạo ngăn cản người ta xin lỗi. Đấy là khi con nên nhớ điều Phi-e-rơ nói: “có lòng nhân từ và đức khiêm nhường” (1 Phi-e-rơ 3:8). Nếu con kiêu ngạo, con sẽ không bao giờ xin lỗi. Tốt hơn là con nên khiêm nhường.
Nuốt trôi sự kiêu ngạo và xin lỗi người mà con tổn thương. Con sẽ bắt đầu cảm thấy tốt hơn rất nhanh. Và người khác cũng vậy. Và sẽ hiệu quả hơn nếu con ôm họ.
*****
Tại sao Chúa muốn con quan tâm tới cảm xúc của người khác?
Điều gì ngăn trở con hối lỗi?
Nguồn: Viện Đào Tạo Môn Đồ Việt Nam
Bài vở cộng tác hoặc góp ý xin gửi về tintuc@hoithanh.com