Home Chuyên Đề TẠI SAO LẠI LÀ GIÊ-RU-SA-LEM? (PHẦN XII-28)

TẠI SAO LẠI LÀ GIÊ-RU-SA-LEM? (PHẦN XII-28)

by Hong An
30 đọc

Ai đã giết Chúa Jesus ở Giê-ru-sa-lem?
Giáo hội cho rằng người Do Thái đã giết Chúa Jesus, nhưng sự thật lịch sử là người ngoại bang La Mã phải chịu trách nhiệm. Chắc chắn, người Do Thái đã kết án tử hình Ngài trước Tòa Công Luận, nhưng họ không đủ thẩm quyển để thi hành án tử hình. Vì người La Mã nắm quyền nên người Do Thái phải xin phép viên tổng đống, trong trường hợp này là Bôn-xơ Phi-lát, bất cứ khi nào các tòa án luật Do Thái đưa ra án tử hình. Nếu ông chấp thuận lời thỉnh cầu của họ, binh lính La Mã sẽ thi hành bản án, như trường hợp của Chúa Jesus.

Bôn-xơ Phi-lát
Bôn-xơ Phi-lát là vị tổng đốc thứ năm của tỉnh Giu-đê thuộc La Mã vào năm 26-36 sau Công nguyên. Ông phục vụ dưới thời Hoàng đế Tiberius, và được biết đến nhiều nhất với việc chủ trì phiên tòa xét xử Chúa Jesus và ra lệnh đóng đinh Ngài.

Nguồn tư liệu về cuộc đời của Bôn-xơ Phi-lát là một bản văn khắc đã được gọi là Bia đá Bôn-xơ Phi-lát, xác nhận tính lịch sử của ông và thiết lập danh hiệu của ông là tổng đốc, trong đó có những đề cập ngắn gọn về Tacitus; Philo của Alexandria và Josephus. Ông xuất hiện trong bốn sách phúc âm kinh điển, Phúc âm Nicodemus, Phúc âm Marcion, và các tác phẩm ngụy thư khác. Dựa trên các nguồn tài liệu này, có vẻ như Bôn-xơ là một hiệp sĩ của gia đình Bôn-xơ, và kế vị Valerius Gratus làm tổng đốc của Giu-đê vào năm 26. Sau khi tại vị, ông đã xúc phạm sự nhạy cảm tôn giáo của người dân, dẫn đến sự chỉ trích gay gắt từ Philo, và nhiều thập kỷ sau là Josephus. Theo Josephus, vào năm 93 sau Công nguyên, Phi-lát được lệnh quay trở lại Rô-ma sau khi đàn áp gay gắt một cuộc nổi dậy của người Sa-ma-ri, xảy ra ngay sau cái chết của Tiberius, vào ngày 16 tháng 3 năm 37 sau Công nguyên. Marcellus là người thay thế Phi-lát.

Người Do Thái đã kết án tử hình Chúa Jesus và những người không phải là người Do Thái, người La Mã, đã đóng đinh Ngài khi họ thi hành bản án tử hình do Bôn-xơ Phi-lát chấp thuận và công bố. Chắc chắn Bôn-xơ Phi-lát đã bị áp lực nặng nề để thực hiện những gì người Do Thái muốn, mặc dù trong những dịp khác, ông ta không ngần ngại gửi quân đến để đàn áp đám đông Do Thái một cách đẫm máu, để cho họ thấy ai mới là chủ nhân thực sự của Y-sơ-ra-ên. Lu-ca 13:1 nói rằng Bôn-xơ Phi-lát đã trộn máu của người Ga-li-lê với của lễ của họ!: “…Chính lúc ấy, có vài người ở đó thuật lại cho Đức Chúa Jêsus về việc Phi-lát giết những người Ga-li-lê, khiến máu của họ hòa lẫn với sinh tế họ đang dâng…” Vì vậy, Bôn-xơ Phi-lát không phải là một người dễ bị đe dọa, nhưng trong trường hợp này, ông đã đồng ý với yêu cầu của đám đông. Nhưng ông vẫn là người phải chịu trách nhiệm, mặc cho ông đã rửa tay mình. Ma-thi-ơ 27:24: “…Vì vậy, khi Phi-lát thấy mình chẳng làm được gì, lại còn có thể nẩy sinh bạo động, nên lấy nước và rửa tay trước dân chúng, rồi nói: ‘Ta vô tội về huyết của người nầy; đó là việc của các ngươi!’…”

Đây là lý do tại sao, ngoài Chúa Jesus và Ma-ri, Phi-lát là cái tên duy nhất được đề cập rõ ràng trong Bài Tín Điều Các Sứ Đồ. Đây là một trong những Bài Tín Điều cổ nhất của Hội Thánh Cơ đốc đầu tiên, trong đó có chép: “(Ngài) chịu thương khó DƯỚI TAY BÔN-XƠ PHI-LÁT, bị đóng đinh trên thập tự giá, chịu chết và chôn.” Hội thánh đầu tiên vẫn biết ai phải chịu trách nhiệm. Vì vậy, về phương diện lịch sử, nói rằng chính người Do Thái đã sát hại Chúa Jesus là không chính xác.
(Còn tiếp…)

Giáo sĩ Willem J. J. Glashouwer
Chủ tịch Cơ Đốc Nhân vì Israel Quốc tế
Chủ tịch danh dự Liên Minh Châu Âu vì Israel
Biên Dịch Cơ Đốc Nhân Vì Israel Quốc Tế

https://www.facebook.com/C%C6%A1-%C4%90%E1%BB%91c-Nh%C3%A2n-V%C3%AC-Israel-Qu%E1%BB%91c-T%E1%BA%BF-108022747211273/photos/a.120082816005266/605124734167736

Bình Luận:

You may also like