Home Chuyên Đề TẠI SAO LẠI LÀ GIÊ-RU-SA-LEM? (PHẦN XI)

TẠI SAO LẠI LÀ GIÊ-RU-SA-LEM? (PHẦN XI)

by Hong An
30 đọc

Phn XI Giê-ru-sa-lem – Vn Chưa?
Đây là điều đáng chú ý. Mặc dù dân Y-sơ-ra-ên đã chinh phục vùng Đất Hứa và phân chia nó cho mười hai chi phái, nhưng họ vẫn chưa giành được Giê-ru-sa-lem! Chúng ta phải đợi cho đến khi Đa-vít trở thành vua Y-sơ-ra-ên, sau cái chết của Sau-lơ.

Trong II Sa-mu-ên 5:6-10 và I Sử-ký 11:4-9, chúng ta thấy cuối cùng thì người Giê-bu-sít cũng đã bị khuất phục. “Vua [Đa-vít] và các thuc h tiến đến Giê-ru-sa-lem, đánh người Giê-bu-sít, là dân bn x. Chúng (dân Giê-bu-sít, có l là vn rt t tin) nói vi Đa-vít: “Ông s không vào đây được đâu, nhng người mù và què cũng đủ sc đánh đui ông!” Chúng nghĩ: Đa-vít s không th vào đây được.” Nhưng Đa-vít đã chiếm lấy đồn lũy Si-ôn, đó là thành Đa-vít…” Ông theo đường hầm để xuống lấy nước mà đánh chúng. “…Đa-vít bt đầu tr vì lúc ba mươi tui, và làm vua được bn mươi năm. Ti Hếp-rôn, Đa-vít tr vì trên Giu-đa by năm sáu tháng; ri ti Giê-ru-sa-lem, ông tr vì trên c Y-sơ-ra-ên và Giu-đa ba mươi ba năm…” (II Sa-mu-ên 5:4-5)

Ở đây chúng ta nhìn thấy một sự tương đồng nổi bật với tình hình hiện tại của Y-sơ-ra-ên. Ngay cả khi đã có Nhà nước Y-sơ-ra-ên độc lập, vị thế của Giê-ru-sa-lem vẫn bị tranh chấp gay gắt. Có những tuyên bố từ người Palestine, từ giới Hồi giáo Ả Rập vì họ xem Giê-ru-sa-lem là thành thánh thứ ba của họ. Còn đối với Giáo hoàng, ông muốn ‘quốc tế hóa’ Giê-ru-sa-lem như một Thành phố Thánh cho Cơ Đốc giáo, Hồi giáo và Do Thái giáo. Trong khi đó, Liên Hợp Quốc không chấp nhận quyết định của Y-sơ-ra-ên sau cuộc Chiến tranh Sáu Ngày vào năm 1967, là biến Giê-ru-sa-lem trở thành thủ đô không bị chia cắt của Nhà nước Do Thái độc lập của Y-sơ-ra-ên! Như vậy, chúng ta cũng nhận thấy đã gần 70 năm trôi qua giữa cuộc “chinh phục” vùng đất và số phận cuối cùng của Giê-ru-sa-lem ở giữa Y-sơ-ra-ên!

Vùng Đất Ha ngày nay
Vào ngày 14 tháng 5 năm 1948, David Ben-Gurion tuyên bố thành lập nhà nước Y-sơ-ra-ên. Trước đó vào ngày 29 tháng 11 năm 1947, Liên hợp quốc đã thông qua kế hoạch phân chia Palestine. Ngay sau khi đề xuất đó được công bố, các quốc gia Ả Rập hùng mạnh xung quanh đã lao vào một cuộc chiến dữ dội để xua đuổi người Do Thái xuống biển, và bóp chết nhà nước Do Thái từ trong trứng nước. Mặc dù bị tổn thất nặng nề, người Do Thái đã thắng thế. Cuộc xung đột đẫm máu này cùng với sự phản đối của Anh quốc đối với kế hoạch, được sự hỗ trợ và tiếp tay từ người Ả Rập, khiến Liên Hợp Quốc đề xuất giải tán kế hoạch phân vùng. Nhưng trong vòng sáu tháng trước khi kế hoạch bị thu hồi, David Ben-Gurion đã tuyên bố thành lập Nhà nước Do Thái độc lập. Những người lính Anh cuối cùng đã rời khỏi đất nước vào ngày hôm sau, cùng ngày mà bảy quốc gia Ả Rập tấn công Y-sơ-ra-ên. Bởi một phép màu thiên thượng, Y-sơ-ra-ên đã chiếm ưu thế trong trận chiến không cân sức này và do đó vào đầu năm 1949, một hiệp định đình chiến đã được tuyên bố. Tuy nhiên, vào thời điểm đó Ai Cập đã chinh phục dải Gaza, còn Jordan đã chiếm Bờ Tây và Đông Giê-ru-sa-lem. Do đó họ đã từ chối thay thế hiệp định đình chiến bằng một hiệp ước hòa bình.

S chng đối ca người Anh
Vai trò của Anh quốc trong tất cả những cuộc chiến này là không rõ ràng và thường là công khai chống lại người Do Thái. Vì sự tín nhiệm của Anh quốc, phải nói rằng nhờ đó mà tuyên bố Balfour năm 1917 được thông qua, trong đó thừa nhận quyền của người Do Thái đối với “ngôi nhà dân tộc” ở Palestine. Tuyên bố này (ngày 2 tháng 11 năm 1917) là một lá thư của Bộ trưởng Ngoại giao Vương quốc Anh Arthur James Balfour gửi cho Walter Rothschild, Nam tước Rothschild thứ hai, một nhà lãnh đạo của cộng đồng Do Thái ở Anh, để chuyển đến Liên đoàn Zionist của Vương quốc Anh và Ireland. Nội dung lá thư như sau: “Quan điểm của chính phủ Hoàng gia với việc ủng hộ việc thành lập ở Palestine một nhà dân tộc cho người Do Thái và sẽ tận dụng những nỗ lực của họ để tạo điều kiện thuận lợi cho việc đạt được mục tiêu này, điều đó được hiểu rõ rằng không có điều gì làm thay đổi các quyền dân sự và tôn giáo các cộng đồng không phải Do Thái hiện tại ở Palestine, hoặc các quyền và địa vị chính trị mà người Do Thái ở bất kỳ nước nào khác được hưởng.”


Nhưng khi người Anh nắm vai trò ủy trị Palestine sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, kết thúc bốn trăm năm bị Thổ Nhĩ Kỳ chiếm đóng, người Anh ngày càng ủng hộ người Ả Rập. Quân đội Anh ở Palestine kiếm cớ khiến cho người Ả Rập và người Do Thái gây chiến với nhau. Ngay từ đầu năm 1923, London đã quyết định bí mật sử dụng các phương tiện chính trị và kinh tế để đè bẹp chủ nghĩa Phục quốc của người Do Thái. Vào năm 1922, cao ủy người Anh đầu tiên tại Palestine, Herbert Samuel, đã phê duyệt việc thành lập Trans-Jordan như một khu vực tự trị sẽ không trở thành một phần của quốc gia Do Thái trong tương lai. Việc phân chia đất đai thực ra chỉ được thực hiện vào năm 1928, khiến một phần chính của vùng Đất Hứa trong Kinh thánh chỉ đơn giản là bị chia cắt và trao cho người Ả Rập.


Đầu năm 1919, Đại hội Quốc gia Ả Rập ở Damascus đã biến Syria và Iraq thành hai quốc gia riêng biệt, để bản đồ Trung Đông dần dần tiến đến hình dáng hiện đại của nó. Năm 1945, Liên đoàn Ả Rập được thành lập và Jordan trở thành thành viên. Ngày 22 tháng 3 năm 1946, Anh công nhận Liên đoàn Ả Rập và trao cho Jordan quyền độc lập hoàn toàn. Và sau đó vào năm 1948, Jordan, cùng với quân đội từ Ai Cập, Syria và Iraq, đã tấn công nhà nước mới thành lập Y-sơ-ra-ên.

Y-sơ-ra-ên đã trở lại vũ đài thế giới, nhưng những kẻ thù của Y-sơ-ra-ên cũng vậy. Vai trò của nước Anh ngay trước Chiến tranh Thế giới thứ hai là một sự thật đau đớn khi nhắc lại. Thậm chí là trước chiến tranh, các nhà hội Do Thái đã bị thiêu rụi ở các thành phố trên khắp nước Đức; chúng bị đốt bởi Đức quốc xã và những người dân Đức quá khích. Các báo cáo ban đầu về sự tồn tại của các trại tập trung cũng bắt đầu được tiết lộ. Bất cứ ai đã đọc cuốn sách ‘Mein Kampf’ (Cuộc Tranh Đấu Của Tôi) của Hitler đều có thể nhận ra điều gì sắp xảy đến với người Do Thái.


Tuy nhiên, đến ngày 17 tháng 5 năm 1939, London quyết định hạn chế số người Do Thái nhập cư đến Palestine xuống còn 75.000 người. Cao ủy đã được hướng dẫn để ngăn chặn tất cả việc thu hồi đất đai của người Do Thái, và một kế hoạch đã được vạch ra cho một chính quyền độc lập trong vòng mười năm. Kế hoạch này sẽ đảm bảo rằng người Do Thái sẽ mãi là một dân tộc thiểu số ở Palestine, ngôi nhà dân tộc Do Thái tương lai của họ. Một người Anh đã viết: “Trong khi ở dưới chế độ ác quỷ của Goebbels, nửa triệu người Do Thái bị ngược đãi, nhiều người bị chết đói hoặc cận kề cái chết, không cửa nhà, không việc làm, không hy vọng, và đang cố gắng trốn sang Palestine, chính phủ của chúng ta chỉ đơn giản coi họ như là ‘những người nhập cư bất hợp pháp’.”

Anh duy trì chính sách này trong suốt cuộc chiến tranh, bất chấp những gì đang xảy ra với người Do Thái dưới chế độ Đức Quốc xã. Ngay cả sau khi Hitler sụp đổ, binh lính Anh vẫn được chỉ đạo để bắn những con người tàn tạ đó, như những bộ xương, những người chỉ mới thoát khỏi các trại tập trung, đang cố gắng chạy đến Palestine. Người Ả Rập ở Palestine vui mừng trước việc Hitler tiêu diệt người Do Thái. Grand Mufti, thủ lĩnh của người Hồi giáo ở Giê-ru-sa-lem, Amin Al-Husseini, là bạn thân của Hitler. Nhưng nước Anh đã chọn chống lưng cho Mufti và người của ông ta, những kẻ thường xuyên sát hại người Do Thái trong các cuộc tàn sát ở Giê-ru-sa-lem và phần còn lại của thế giới Ả Rập, và đi ngược lại lợi ích của người Do Thái. Bất chấp sự tàn khốc của cuộc Chiến Tranh Thế Giới Thứ Hai, người Anh đã buộc những người Do Thái còn sống sót ở lại các trại tập trung, và đánh chìm những chiếc thuyền cố gắng đến bờ biển Palestine một cách bất hợp pháp. Những người Do Thái không bị chết đuối, nhưng bơi được vào bờ, đã bị người Anh một lần nữa bắt đưa vào các trại tập trung mới trên đảo Síp. Còn những người Do Thái yêu nước ở Palestine đã bị treo cổ.

Từ năm 1947 đến tháng 5 năm 1948, hàng trăm người Do Thái bị sát hại trên những con đường và trên các cánh đồng ở Palestine mỗi tháng, nhưng người Anh vẫn không cho phép đưa người Do Thái vào các đoàn xe hộ tống để đảm bảo an toàn. Họ đã làm ngơ trước những kẻ sát nhân Ả Rập.
(Còn tiếp…)

Giáo sĩ Willem J. J. Glashouwer
Chủ tịch Cơ Đốc Nhân vì Israel Quốc tế
Chủ tịch danh dự Liên Minh Châu Âu vì Israel
Biên Dịch Cơ Đốc Nhân Vì Israel Quốc Tế

https://www.facebook.com/C%C6%A1-%C4%90%E1%BB%91c-Nh%C3%A2n-V%C3%AC-Israel-Qu%E1%BB%91c-T%E1%BA%BF-108022747211273/photos/a.120082816005266/438767707470107

Bình Luận:

You may also like