Home Chuyên Đề TẠI SAO LẠI LÀ GIÊ-RU-SA-LEM? (PHẦN X)

TẠI SAO LẠI LÀ GIÊ-RU-SA-LEM? (PHẦN X)

by Hong An
30 đọc

PHN X Bước Đi Bi Đức Tin


Tất cả bắt đầu từ lời CHÚA đã hứa với Áp-ra-ham – lời hứa về một vùng đất, một quốc gia và một phước lành. Khởi đầu là lời kêu gọi dành cho Áp-ra-ham trong Sáng Thế Ký 12:1-3: “… Đức Giê-hô-va phán vi Áp-ram: ‘Hãy ra khi quê hương, bà con thân tc và nhà cha ca con để đi đến vùng đất Ta s ch cho con. Ta s làm cho con thành mt dân ln, Ta s ban phước cho con, làm rng r danh con và con s thành mt ngun phước. Ta s ban phước cho người nào chúc phước con, nguyn ra k nào nguyn ra con. Mi dân trên đất s nh con mà được phước’…” (Sáng Thế Ký 12:1-3) Đây là giao ước nền tảng mà Đức Chúa Trời đã lập với tổ phụ của Y-sơ-ra-ên, và cũng là nền tảng của tất cả các giao ước về sau. Trong các cuộc đối thoại liên tiếp với Áp-ra-ham, nhiều chi tiết hơn về giao ước này đã được bày tỏ.
“…Trong ngày đó, Đức Giê-hô-va lp giao ước vi Áp-ram rng: “Ta ban cho dòng dõi con đất ny, t sông Ai Cp cho đến sông ln kia, tc sông Ơ-phơ-rát, là đất đai ca các dân Kê-nít, Kê-nê-sít, Cát-mô-nít, Hê-tít, Phê-rê-sít, Rê-pha-im, A-mô-nít, Ca-na-an, Ghi-rê-ga-sít và Giê-bu-sít…” (Sáng Thế Ký 15:18-21).

Như vậy, Đức Chúa Trời không hứa một vùng đất hoang vu cho Áp-ra-ham, mà là một vùng đất có nhiều dân tộc sinh sống. Một trong số này là dân Giê-bu-sít, sống ở Giê-ru-sa-lem. Giô-suê và dân Y-sơ-ra-ên phải ‘mạnh dạn và can đảm’ mà đặt bàn chân lên vùng Đất Hứa, như Chúa đã phán bảy lần (Phục truyền Luật lệ Ký 31:6,7,23; Giô-suê 1:3; 6-9; 18), và sau đó Chúa sẽ ban vùng đất cho Y-sơ-ra-ên.
Những người đó phải mạnh dạn, can đảm và bước đi trong đức tin. Trong quá trình di chuyển, họ sẽ cảm nghiệm được sự rộng rãi của Chúa và sự thành tín trong những lời hứa của Ngài. Vùng đất này là nơi sinh sống của dân Kê-nít, Kê-nê-sít, Cát-mô-nít, Hê-tít, Phê-rê-sít, Rê-pha-im, A-mô-nít, Ca-na-an, Ghi-rê-ga-sít và Giê-bu-sít. Do đó, đây không phải là một vùng đất hoang vu!

Có phải chính CHÚA đã sắp xếp để những dân tộc đó sẵn sàng ra đi trước khi dân Y-sơ-ra-ên chiếm lấy vùng Đất Hứa không? Hoàn toàn ngược lại, Y-sơ-ra-ên phải tự mình chinh phục vùng Đất Hứa. Để đạt được mục tiêu kế vị Môi-se, Giô-suê, người lãnh đạo dân Y-sơ-ra-ên tiến vào đất hứa sau khi lang thang trong sa mạc trong bốn mươi năm, phải thực sự mạnh mẽ và can đảm. Nhiều lần ông và dân Y-sơ-ra-ên được phán bảo: “… Bt c nơi nào bàn chân các con đạp đến thì Ta ban cho các con, như Ta đã phán vi Môi-se…” (Giô-suê 1:3). Lời hứa này có nghĩa là Giô-suê phải can đảm, bước đi trong đức tin và đặt bàn chân của mình xuống.

Đức tin là như thế đó. Nếu bạn có một khải tượng, nếu bạn biết trong đức tin rằng bạn được Chúa kêu gọi để làm điều gì đó, thì hãy bước đi trong đức tin và sự vâng lời. Và trong quá trình bước đi, bạn sẽ thấy mình sẽ sở hữu được ‘vùng đất’, và cũng thấy được Đức Chúa Trời thực hiện lời hứa của Ngài và khiến bạn nhận ra sự kêu gọi của mình. Nhưng bạn phải tự mình làm điều đó. Nó không phải chỉ là giữ ở trong lòng bạn như một món quà sinh nhật. Nhưng “có cùng thì mới có biến, có biến thì mới có thông!”

Sau khi tiến vào vùng Đất Hứa và chinh phục được các thành trì của kẻ thù như Giê-ri-cô và A-hi, Giô-suê và dân Y-sơ-ra-ên cũng lên kế hoạch chinh phục Giê-ru-sa-lem. Sau đó A-đô-ni Bê-xéc, vua của Giê-ru-sa-lem, liên kết với năm vua của A-mô-rít để chống lại dân Ga-ba-ôn, những người đã thoát khỏi việc phải chiến tranh với Giô-suê thông qua việc lập một hiệp ước với Y-sơ-ra-ên (Giô-suê 9). Năm vua đồng minh cố gắng chinh phạt Ga-ba-ôn, nhưng Giô-suê đã đánh bại họ. CHÚA đã thực hiện lời hứa của Ngài là giao kẻ thù vào tay dân Y-sơ-ra-ên. Mặt trời và mặt trăng đứng yên, những viên đá từ trên trời rơi xuống (‘barad’, thường có nghĩa là những hòn đá lửa hoặc thiên thạch, không phải mưa đá lạnh như thông thường) và Giô-suê đã thắng trận (Giô-suê 10). Mặc dù ông đã trừ khử năm vị vua đó, bao gồm cả vua của Giê-ru-sa-lem, nhưng chúng ta đọc thấy trong Giô-suê 10:22-27 rằng rõ ràng là ông vẫn chưa chinh phục được thành phố. “…Người Giu-đa không đui được dân Giê-bu-sít ti Giê-ru-sa-lem nên dân Giê-bu-sít còn chung vi người Giu-đa ti Giê-ru-sa-lem cho đến ngày nay…” (Giô-suê 15:63). Và tình trạng đó dường như vẫn kéo dài trong vài trăm năm sau hoặc lâu hơn nữa.
(Còn tiếp…)

Giáo s
ĩ Willem J. J. Glashouwer
Ch
tch Cơ Đốc Nhân vì Israel Quc tế
Ch
tch danh d Liên Minh Châu Âu vì Israel
Biên D
ch Cơ Đốc Nhân Vì Israel Quc Tế

https://www.facebook.com/C%C6%A1-%C4%90%E1%BB%91c-Nh%C3%A2n-V%C3%AC-Israel-Qu%E1%BB%91c-T%E1%BA%BF-108022747211273/photos/a.120082816005266/434596341220577

Bình Luận:

You may also like