Home Chuyên Đề TẠI SAO LẠI LÀ GIÊ-RU-SA-LEM? (PHẦN VII)

TẠI SAO LẠI LÀ GIÊ-RU-SA-LEM? (PHẦN VII)

by Hong An
30 đọc

Phần VII: Thầy Tế Lễ

Trong Sáng Thế Ký 14:18-20 chúng ta đọc thấy: “…Mên-chi-xê-đéc, vua Sa-lem, cũng là thầy tế lễ của Đức Chúa Trời Chí Cao, đem bánh và rượu ra đón, và chúc phước cho Áp-ram. Ông [Mên-chi-xê-đéc] nói: “Nguyện Đức Chúa Trời Chí Cao, Đấng dựng nên trời và đất, ban phước cho Áp-ram! Chúc tụng Đức Chúa Trời Chí Cao, Đấng đã trao kẻ thù vào tay ngươi!” Áp-ram dâng cho vua [Mên-chi-xê-đéc] một phần mười chiến lợi phẩm…”

Như vậy là trong hành trình của Áp-ra-ham, cuộc gặp gỡ với Mên-chi-xê-đéc đã diễn ra ở Đất Hứa, một vị vua đồng thời là thầy tế lễ kính sợ Đức Chúa Trời của Sa-lem. Không hề có sự đề cập nào về một gia phả, không ai biết ông ấy đến từ đâu và sau cuộc gặp gỡ đó không ai biết chuyện gì đã xảy ra với ông. Lai lịch của ông ấy không được nhắc đến. Rõ ràng là ông đứng trong hàng ngũ những người kính sợ Đức Chúa Trời của nhân loại từ A-đam đến Nô-ê và ông phục vụ El Eljon, Đức Chúa Trời Có Một Và Thật… ở Sa-lem!

Thật là một niềm an ủi lớn dành cho Áp-ram. Ông đã được Đức Chúa Trời Chí Cao kêu gọi để đi đến vùng Đất Hứa. Ông đã vâng lời và dường như không có gì ngoài những rắc rối chờ ông ở phía trước. Khi ông đến được vùng Đất Hứa, nơi này thậm chí còn không thể nuôi sống ông. Có nạn đói ở đó, vì vậy ông phải chuyển đến Ai Cập để tìm lương thực. Nhưng rồi rắc rối tiếp theo lại nảy sinh khi Pha-ra-ôn của Ai Cập muốn có được người vợ xinh đẹp của ông là Sa-ra. Chỉ còn cách nói rằng nàng là em gái mình thì ông mới có thể bảo toàn mạng sống được. Đó là một nửa của sự thật, bởi vì bà thực sự là em gái cùng cha khác mẹ của ông nhưng một nửa sự thật chính là một lời nói dối hoàn toàn. Sự xấu hổ được che đậy, ông trở lại với vùng Đất Hứa. Nhưng đây không phải là dấu chấm hết cho những rắc rối của ông!

Sau khi trở lại vùng Đất Hứa, Áp-ra-ham sớm phải gây chiến với năm vị ‘vua’, có lẽ là các lãnh chúa địa phương, những người đã bắt cóc cháu trai của ông là Lót, cùng với gia đình và toàn bộ tài sản của người này. Áp-ra-ham đã chiến thắng trong cuộc chiến này khi thành lập một đội quân nhỏ gồm 318 thuộc hạ, nhưng có lẽ ông cũng đã tự hỏi liệu đây có phải là vùng Đất Hứa hay không. CHÚA đã hứa ban cho ông một vùng đất, một dân tộc/ quốc gia và một phước lành, nhưng dường mọi thứ không giống như vậy – thậm chí là cũng không gần giống luôn! Ngay cả khi có một đứa con trai mà cũng không thực sự là con của vợ chồng ông và việc đấu tranh cho những nhu cầu thiết yếu hàng ngày của một đứa trẻ cũng là một gánh nặng phiền phức.

Và rồi, một cách đột ngột và hoàn toàn bất ngờ, Mên-chi-xê-đéc này đã xuất hiện, với lễ vật là bánh và rượu. Đó là một sự khích lệ, được Đức Chúa Trời Toàn Năng gửi đến để ban sức mạnh cho Áp-ra-ham để ông có thể tiếp tục cuộc sống hàng ngày của mình với những thử thách và gian khổ.

Cùng một cách như vậy, về sau trong Kinh Thánh cũng có sự khích lệ dành cho tiên tri Ê-li. Sau chiến thắng ngoạn mục trước các thầy tế lễ và tiên tri của thần Ba-anh (I Các Vua 18), một lần nữa vua A-háp muốn lấy mạng ông, nên Ê-li-sê đã lại phải chạy trốn để cứu lấy mạng sống mình.

I Các Vua 19:1-5a “…A-háp thuật cho Giê-sa-bên mọi việc Ê-li đã làm, kể cả việc ông dùng gươm giết tất cả tiên tri Ba-anh. Giê-sa-bên sai một sứ giả đến gặp Ê-li và nói: “Nếu vào giờ nầy ngày mai, ta không xử mạng sống ngươi như mạng sống của một trong những tiên tri mà ngươi đã giết, nguyện các thần phạt ta cách nặng nề.” Ê-li sợ hãi và đứng dậy chạy trốn để cứu mạng sống mình. Đến Bê-e Sê-ba thuộc Giu-đa, ông để đầy tớ mình ở lại đó. Còn ông thì đi một ngày đường nữa vào trong hoang mạc. Ông đến ngồi dưới một cây giếng giêng và cầu xin được chết: “Ôi Đức Giê-hô-va! Đã đủ rồi. Xin cất mạng sống con đi, vì con không hơn gì các tổ phụ con.” Rồi ông nằm ngủ dưới cây giếng giêng…”

Nhưng rồi một thiên sứ xuất hiện và nói – câu 5b-8: “…Có một thiên sứ chạm vào ông và bảo: “Hãy dậy mà ăn.” Ông nhìn thấy phía trên đầu mình một cái bánh nhỏ nướng trên than, và một bình nước. Ăn uống xong, ông lại nằm xuống. Thiên sứ của Đức Giê-hô-va đến lần thứ nhì, chạm vào ông và nói: “Hãy dậy mà ăn thêm đi, vì đường còn xa lắm cho con.” Ông thức dậy và ăn uống, rồi nhờ lương thực ấy, ông có sức để đi bốn mươi ngày và bốn mươi đêm đến Hô-rếp, là núi của Đức Chúa Trời…”

Và sau đó, một cuộc gặp gỡ cực kỳ ấn tượng với CHÚA đã diễn ra tại núi Hô-rếp. Câu 9-13: “…Đến nơi, ông vào trong hang đá và ngủ đêm ở đó. Có lời của Đức Giê-hô-va phán với ông: “Hỡi Ê-li, con đang làm gì ở đây?” Ông thưa rằng: “Con rất nhiệt thành với Giê-hô-va Đức Chúa Trời vạn quân. Vì dân Y-sơ-ra-ên đã loại bỏ giao ước Ngài, phá hủy các bàn thờ Ngài, dùng gươm giết các nhà tiên tri của Ngài; chỉ một mình con còn lại, và họ cũng đang truy tìm để lấy mạng sống con.” Đức Chúa Trời phán với ông: “Hãy đi ra, đứng trên núi trước mặt Đức Giê-hô-va.” Kìa, Đức Giê-hô-va đang đi ngang qua; có một ngọn gió thổi rất mạnh, xé núi ra và làm vỡ các tảng đá trước mặt Đức Giê-hô-va, nhưng không có Đức Giê-hô-va trong ngọn gió ấy. Sau ngọn gió, có trận động đất, nhưng không có Đức Giê-hô-va trong trận động đất ấy. Sau trận động đất, có đám lửa, nhưng cũng không có Đức Giê-hô-va trong đám lửa ấy. Sau đám lửa, có một tiếng êm dịu nhỏ nhẹ. Vừa nghe tiếng ấy, Ê-li lấy áo choàng phủ kín mặt mình, ra đứng nơi miệ Ông thưa: “Con rất nhiệt thành với Giê-hô-va Đức Chúa Trời vạn quân. Vì dân Y-sơ-ra-ên đã loại bỏ giao ước Ngài, phá hủy các bàn thờ Ngài, dùng gươm giết các nhà tiên tri của Ngài; chỉ một mình con còn lại, và họ cũng đang truy tìm để lấy mạng sống con.” Nhưng Đức Giê-hô-va phán với ông: “Hãy theo con đường hoang mạc đi đến Đa-mách…”

Tương tự như vậy, về sau nữa trong Kinh Thánh, Chúa Jesus đã khích lệ các môn đồ của Ngài, những người bạn trẻ tuổi mà sau này sẽ trở thành sứ đồ của Ngài. Mác 6:30-31: “…Các sứ đồ tụ họp chung quanh Đức Chúa Jêsus, tường trình với Ngài mọi việc họ đã làm và dạy dỗ. Ngài bảo các sứ đồ: “Các con hãy đi tẽ vào nơi thanh vắng, nghỉ ngơi một lúc.” Vì kẻ qua người lại quá đông, nên Ngài và sứ đồ không có thì giờ để ăn…”

Chúa Jesus bảo: “Hãy nghỉ ngơi một lúc”. Ngài không giống như một chủ nô hết lần này đến lần khác sai họ đi làm việc cho đến khi họ hoàn toàn kiệt sức. Ngài biết rằng hành trình đi hết cuộc đời này sẽ mất một khoảng thời gian dài, với nhiều thử thách và gian nan, và có thể có cả những nghi ngờ, cám dỗ và tuyệt vọng. Nhưng rồi Ngài đến với chúng ta với tư cách là Thầy Tế Lễ Thượng Phẩm thiên thượng của chúng ta, với bánh và chén, thân thể vỡ nát và dòng huyết tuôn rơi của Ngài. Ngài cứ làm và cứ làm như vậy, để cho chúng ta sức mạnh, bởi vì hành trình đi hết cuộc đời này hãy còn dài; để có một cuộc gặp gỡ cá nhân với chúng ta bởi Đức Thánh Linh và trong bánh và chén, và để phục hồi sức lực của chúng ta theo một cách đầy năng quyền và thuộc linh. Ma-thi-ơ 11:28 “…Hỡi những ai mệt mỏi và gánh nặng, hãy đến với Ta, Ta sẽ cho các ngươi được an nghỉ…” Ngài kéo chúng ta lại gần với Ngài trong một mối quan hệ mật thiết, để rồi sau đó chúng ta có thể tiếp tục hành trình trong quyền năng tràn đầy bởi Đức Thánh Linh. Ngài mời gọi tất cả chúng ta đến với Ngài, không có ngoại lệ! Mọi người đều được chào đón!

Bởi vì hình bóng này liên hệ Mên-chi-xê-đéc với Đấng Christ, nên sự việc Mên-chi-xê-đéc đem ‘bánh và rượu’ ra đón Áp-ra-ham có thể được hiểu rõ hơn. Đây là những yếu tố của Giao Ước Mới mà Chúa Jesus đã thiết lập với nhà Y-sơ-ra-ên và nhà Giu-đa (Giê-rê-mi 31:31-34). Lu-ca 22:19-20: “…Rồi Ngài lấy bánh, tạ ơn, bẻ ra, phân phát cho các môn đồ và phán: “Nầy là thân thể Ta vì các con mà phó cho. Hãy làm điều nầy để nhớ đến Ta.” Khi ăn xong, Ngài cũng làm như vậy, lấy chén trao cho các môn đồ và phán: “Chén nầy là giao ước mới trong huyết Ta vì các con mà đổ ra…” Như vậy, Chúa Jesus đến với dân Y-sơ-ra-ên và với chúng ta trên hành trình đến vùng Đất Hứa cùng bánh và chén, hết lần này đến lần khác. Nếu không thì hành trình sẽ trở nên quá dài và quá xa xôi.

(Còn tiếp…)

Giáo sĩ Willem J. J. Glashouwer
Chủ tịch Cơ Đốc Nhân vì Israel Quốc tế
Chủ tịch danh dự Liên Minh Châu Âu vì Israel
Biên Dịch Cơ Đốc Nhân Vì Israel Quốc Tế

Bình Luận:

You may also like