Home Chuyên Đề Khoa Học Vật Lý Lượng Tử Giúp Chúng Ta Hiểu Thánh Kinh

Khoa Học Vật Lý Lượng Tử Giúp Chúng Ta Hiểu Thánh Kinh

by Sưu Tầm
30 đọc

Tôi có một người bạn xác thịt. Vợ của anh tin Chúa, nhưng tin theo kiểu của chị, nghĩa là không tin những phép lạ. Thật quá khó cho một Cơ đốc nhân giải nghĩa những sự kiện siêu nhiên như Môi-se giơ tay ra trên biển thì Đức Giê-hô-va dẫn trận gió đông thổi mạnh đến đùa biển lại trọn cả đêm; Ngài làm cho biển bày ra khô, nước phân rẽ để dân Do thái đi qua. Hay là thật khó tin mặt trời bèn dừng, mặt trăng liền ngừng theo lệnh của Giô Suê. Có thể chúng ta có thể giải thích dễ dàng hơn làm thế nào Đức Chúa Trời phán rằng: Phải có sự sáng; thì có sự sáng.

Khoa Vật lý lượng tử giúp chúng ta hiểu một phần nào những phép lạ kể trên.

“Khoa Vật lý lượng tử (Quantum physics) là môn nghiên cứu những vật quá nhỏ như nguyên tử, không thể thấy bằng mắt trần. Tuy nhiên chúng tạo nên những vật có thể nhìn thấy được.” Ứng dụng sự thật này là: Chúng ta không thấy Đức Chúa Trời, nhưng Ngài tạo ra những vật thấy được.

Lời là Năng Lượng

“Lời là năng lượng và năng lượng ảnh hưởng đến vật chất. Năng lượng trong máy hâm nóng chuyển động những phân tử nước và hâm nóng nước. Như vậy, chúng ta có thể nói rằng năng lượng ảnh hưởng đến vật chất. Lời nói là năng lượng và ảnh hưởng đến vật chất” (Annette Capps—Quantum Faith). Như vậy lời phán của Đức Chúa Trời phát ra năng lượng sáng tạo mọi vật Ngài muốn tạo ra.       

Hai mẩu chuyện sau đây chứng minh nguyên lý trên.

1. Lời của Nô-Ê: “Ca-na-an đáng rủa sả! Nó sẽ làm mọi cho các tôi tớ của anh em nó” làm cho người dân Châu Phi gặp nhiều khó khăn. (Sáng thế ký 9:20-17)

2. Tiên tri của Gia-cốp (Sáng 49) trên các con trai của ông đã được ứng nghiệm, đặc biệt là Chúa Cứu Thế đến từ chi phái Giu đa.

“Điều đáng chú ý là những nhà khoa học khám phá ra được hạt điện tử xoay chung quanh những hạt nhân không phải lúc nào cũng tồn tại dưới dạng hạt li ti. Nhưng nó tồn tại dưới dạng làn sóng cho đến khi có người nhìn nó. Ngay khi một nhà khoa học quan sát nó thì nó xuất hiện thành một chấm. Rõ ràng là nó đáp ứng lại hành động của nhà quan sát.

Một trong những khó khăn của môn vật lý lượng tử là hạt li ti cư xử cách khác nhau đối với mỗi nhà quan sát.”[1]

Chúa Giê-Xu khẳng định, “Nếu các ngươi có đức tin lớn bằng hột cải, các ngươi khiến cây dâu nầy rằng: Hãy nhổ đi mà trồng dưới biển, thì nó sẽ vâng lời” (Lu-ca 17:6).

Lời Ngài dạy có nghĩa là vật chất phản ứng lại đức tin và lời nói. Thế giới của chúng ta được tạo thành bằng vật chất, và lời nói ảnh hưởng đến vật chất. Những vật được cấu tạo bởi những nguyên tử. Những nguyên tử biết bạn tin gì, nghe bạn nói gì và đáp ứng theo.”   

Để minh họa, tôi xin kể một câu chuyện. Có một bà bị tai biến mạch máu não, mất chức năng truyền đạt, thân thể bị tê liệt. Một người bạn đến thăm và tuyên bố rằng bà phải nằm liệt giường cho đến chết. Bà tin lời người đó và không chịu cố gắng tập nói và tập cử động cho đến khi qua đời.

ỨNG DỤNG

Khi bị bệnh, chúng ta không nên nghĩ “tôi sẽ mang bệnh suốt đời,” nhưng nên công bố sự chữa lành trên thân thể chúng ta.

Khi Hội thánh gặp hoạn nạn, chúng ta không nên nghĩ rằng Hội thánh sẽ tan lạc, nhưng công bố sự chiến thắng.

Khi bị khó khăn về tài chính, chúng ta không nên nghĩ rằng số mình phải nghèo khổ trọn đời, nhưng công bố no đủ sẽ đến trong nay mai. Khi gặp khó khăn trong liên hệ với người chung quanh, không nên chấp nhận tan vở, nhưng công bố sự giảng hòa.

Đức Tin Sàn Xuất Năng Lượng

Đức tin và tư duy cũng sản xuất năng lượng chung quanh chúng ta. Khi chúng ta giận dữ, mọi sự sẽ xảy ra không theo ý chúng ta mong muốn. Ví dụ, người khác sẽ nói năng tiêu cực với chúng ta, và oán ghét chúng ta. Nếu chúng ta nghĩ rằng không ai ưa thích chúng ta, chúng ta phát ra loại năng lượng bác bỏ, khiến cho người khác xa lánh chúng ta. Ngược lại, nếu chúng ta quan tâm đến người khác thì họ sẽ cảm thấy và xích lại gần với chúng ta. Để minh họa sự thật này, tôi xin chia sẻ một kinh nghiệm cá nhân. Cháu gái của chúng tôi có một con chó nhỏ. Trong tuần nó gởi con chó cho chúng tôi chăm sóc hộ. Nó thường theo tôi, chờ cho ăn. Nhiều khi nó mang đồ chơi đến để mời tôi chơi với nó vì nó biết tôi quan tâm đến nó. Trong khi đó, nó không chạy theo con trai tôi vì nó con trai tôi ít dành thì gian cho nó. Có phải vợ chồng đi đến li dị vì không quan tâm đến nhau?  

Chúa Giê -Su dạy, “Các ngươi muốn người ta làm cho mình thể nào, hãy làm cho người ta thể ấy (Lu-ca 6:31). Việc tốt mình làm cho người khác là một năng lượng tạo ra việc tốt người khác đáp lại cho chúng ta. Khi chúng ta đến gần một người vui tính và thân thiện, chúng ta có thể cảm nhận một năng lượng. Năng lượng của tình yêu là một sức mạnh có lợi cho chúng ta. “Đức Chúa Trời là tình yêu thương.”

Khi chúng ta tin rằng Đức Chúa Trời yêu thương chúng ta và ban phước chúng ta, chúng ta thay đổi tư duy và lời nói của chúng ta. Khi gặp khó khăn về kinh tế chúng ta đâm ra lo sợ và nghĩ rằng mình sắp bị phá sản. Lo sợ và nói về sự này là một năng lực ảnh hưởng đến thu nhập và kinh tế của chúng ta. Trái lại, khi chúng ta tin lời chúa Giê-xu: “Còn Ta đến để cho chiên sống và sống sung mản” (Giăng 10:10) thì thịnh vượng sẽ đến.

Đến đây tôi cũng xin được phép nhắc đến đức tin của mẹ tôi. Lúc còn nhỏ, mẹ tôi thường nói, “Trời sinh voi, sinh cỏ.” Khi còn ở nhà, dù gia đình nghèo, ăn không no, nhưng chúng tôi không thiếu. Khi nấu cơm bà lúc nào cũng nấu dư. Bà nói chỉ nấu đủ ăn thì nghèo.” Quả thật, đức tin của bà tạo ra năng lượng để cung ứng mọi nhu cần của chúng tôi.

Chúng ta ai cũng biết và kính trọng Sa-mu-ên. Ông vừa là tiên tri, thầy tế lễ và quan xét. Lời nói của ông có sức nặng mà ai cũng nghe theo. Sự vĩ đại và quyền năng của ông bắt nguồn từ đức tin của bà mẹ. Bà xin Chúa cho một người con. Chúa nhận lời cầu xin của bà, và bà không giữ người con cho bà, nhưng dâng con cho Ngài. Chính đức tin của bà là năng lượng biến con bà trở nên vĩ đại. Theo gương của bà An-ne chúng ta cũng có thể cầu nguyện cho con cháu mình để Chúa đại dụng chúng. Trong Tân Ước trường hợp Ti-mô-thê cũng là một bằng chứng của đức tin dựng nên sự thành công của người của Đức Chúa Trời.

Gia Cơ dành một phân đoạn Kinh Thánh để nói về sức mạnh của lời nói (Gia Cơ 3:1-12).   

Vật Chất Đầu Phục Ngôn Từ

Chúa Giê-xu phán cùng cây vả rằng: “Mầy chẳng khi nào sanh ra trái nữa! Cây vả tức thì khô đi.” Khi Ngài truyền cho sóng và gió im thì chúng vâng theo. Ngài không biểu diển, nhưng Ngài chứng minh nguyên tắc Vật chất đầu phục ngôn từ.

Ngài dạy rằng chúng ta là những linh vật có quyền năng, có thể truyền những rào cản đang ở trước chúng ta phải lui, thì chúng sẽ nghe theo.

Vì sự vật đáp úng lời nói, cho nên chúng ta nên cẫn thận khi phát ngôn. Chúng ta phải giám sát tư tưởng và lời nói vì chúng có thể tạo ra vật chất trong thế giới chúng ta.

Tần Số và Sự Run Chuyển

Mọi vật đều được tạo thành với những nguyên tử. Chúng là những vật rắn chắc. Chúng ta không thể nhìn thấy khoảng trống giữa những nguyên tử, nhưng nếu chúng ta có thể thấy được vật cực nhỏ đến như thế thì chúng ta có thể nhìn thấy sự vận chuyển. Bàn ghế trong nhà run chuyển. Cơ thể của chúng ta, xe máy và ngay cả quả núi đều có tần số của sự run chuyển. Chúng đều có tần số tự nhiên.

Trở lại lò hâm nóng. Tần số run chuyển lớn hơn tần số của nước. Khi những làn sóng có tần số cao bắt đầu bắn vào những phân tử nước, những điện tử được kích động và di chuyển càng lúc càng nhanh hơn. Kết quả là vật chất (nước) trở nên nóng hơn. Những điện tử nhảy lên một quỹ đạo cao hơn và làm cho nước sôi.

Trái lại khi chúng ta làm lạnh nước hâm hẩm, thì chúng ta làm chậm lại sự run chuyển của cấu trúc nguyên tử để nước đông đặc. Chúng ta có khả năng sản xuất năng lượng và ảnh hưởng đến mọi vật chung quanh mình. Chúng ta có nói lên những lời đầy đức tin năng động có tần số cao với người chung quanh? Hay là chúng ta phát âm những lời tiêu cực có tần số thấp khiến hoàn cảnh của chúng ta đông đặc, và tạo ra khủng hoảng triền miên?  

Bài học Ứng Dụng

Cơ đốc nhân có tính xác thịt giống như nước hâm hẩm. Nếu liên hệ chặc chẻ với người trưởng thành trong Chúa, những phân tử có tần số thấp trong họ sẽ run chuyển nhanh hơn. Nói cách khác con cái Chúa tăng trưởng nhờ sự vận động tích cực của lời Chúa, của sự cầu nguyện, và của sự nghe giảng lời Chúa. Ngược lại con cái Chúa kết giao với con cái của đời thì cũng như nước hâm hẩm bị bỏ vào tủ đông lạnh.

Ta biết công việc của ngươi; ngươi không lạnh cũng không nóng. Ước gì ngươi lạnh hoặc nóng thì hay! 16 Vậy, vì ngươi hâm hẩm, không nóng cũng không lạnh, nên ta sẽ nhả ngươi ra khỏi miệng ta” (Khải huyền 3:15)

Bài viết này dùng những dữ kiện trong sách Quantum Faith của Annette Capps


[1] Annette Capps, Quantum Faith

Giáo sư Huỳnh Ngọc Ẩn

Trích từ sách “Sống đạo hay có đạo”

Bài vở cộng tác hoặc góp ý xin gửi về tintuc@hoithanh.com

Bình Luận:

You may also like