Home Chuyên Đề Lịch Sử Truyền Giáo: Amy Carmichael

Lịch Sử Truyền Giáo: Amy Carmichael

by thetravelingteam.org
30 đọc

Những nữ giáo sĩ độc thân luôn là nhân tố chính trong lịch sử vĩ đại của công cuộc truyền giáo toàn cầu. Amy Wilson Carmichael là một trong số đó. Sinh ra tại Ireland vào ngày 16 tháng 12 năm 1867 trong một gia đình giàu có, Amy là chị cả trong gia đình có bảy người con. Tuổi thơ êm đềm của cô kết thúc bằng cái chết của cha cô khi gần đến sinh nhật thứ mười tám của mình. Gia đình cô rơi vào cảnh bất an về tài chính và Amy giờ đây phải đối mặt với trách nhiệm nuôi dưỡng các em mình.

Trong thời gian này, Amy chịu sự ảnh hưởng của các buổi hội thảo lan tỏa khắp Châu Âu của tổ chức Keswick. Một điểm nhấn xuyên suốt các buổi hội thảo này bao gồm sự tập trung vào sứ mạng truyền giáo và nhu cầu của thế giới. Có một lần, Amy được nghe Hudson Taylor nói về việc có bốn ngàn người chết mỗi giờ mà không có Chúa. Về sau, Amy đã viết trong nhật ký của mình rằng, “Điều này không khuấy động tấm lòng của chúng ta để đi ra và cứu lấy họ sao, nó không khiến chúng ta sẵn sàng rời bỏ sự xa hoa, nơi có ánh sáng quá đỗi dư dật của mình, để đi đến với những con người đang ngồi trong sự tối tăm sao?”

Ở tuổi 24, Amy lần đầu tiên bước vào nơi tối tăm đó. Điểm đến của cô là Nhật Bản, nơi cô đã phục vụ 15 tháng trước khi gặp phải những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Mặc dù thời gian ở Nhật Bản khá ngắn ngủi, nhưng đó là khoảng thời gian phát triển và rèn luyện có tác động lâu dài đến chức vụ của Amy sau này. Chính tại đây cô bắt đầu mặc trang phục truyền thống của người Nhật, một sự thích nghi với cái mới mà sẽ còn tiếp diễn sau này trong chức vụ của cô tại Ấn Độ. Tất cả những người đồng công và trẻ em trong mục vụ của Amy đều mặc trang phục Ấn Độ và có tên Ấn Độ.

Một năm sau, sau khi đã được điều trị về y tế, làm việc một thời gian ngắn tại Trung Quốc và nghỉ ngơi tại quê nhà, Amy lên đường đến Ấn Độ. Ban đầu, Amy bác bỏ ý kiến cho rằng Ấn Độ là “một nơi quá dễ sống”, có thể do lúc này đã có sự hiện diện của người Anh ở đó. Những năm đầu tại Ấn Độ cô đã hoạt động như một phần của nhóm truyền giáo. Đến năm 1901, trọng tâm của Amy chuyển từ truyền giáo lưu động sang việc giải cứu những đứa trẻ mồ côi bị hiến tế trong các buổi lễ thờ cúng các thần của đạo Hindu. Đây là nơi mà tổ chức Dohnavur Fellowship được thành lập; một nhóm phụ nữ cống hiến đời mình để giải cứu và nuôi dưỡng nhứng đứa trẻ mồ côi bị bắt làm nô lệ tình dục trong các ngôi đền. Sự nghiệp truyền giáo của Amy tại Ấn Độ kéo dài hơn 55 năm mà không có một kỳ nghỉ phép nào.

Một tinh thần phục vụ và tình yêu thương dành cho những người bị người khác coi là “không thể yêu nổi” luôn chi phối chức vụ của Amy ngay cả khi cô còn ở Châu Âu trước khi bắt đầu chức vụ truyền giáo xuyên văn hóa. Ở độ tuổi đôi mươi, cô làm việc với một nhóm phụ nữ trẻ có biệt danh là “những cô gái choàng khăn” bởi những chiếc khăn mà họ đội trên đầu. Nhiều thành viên trong Hội-thánh của Amy đã bị sốc khi thấy những người tự hạ mình để giảng dạy Kinh Thánh cho những thành phần thấp kém trong xã hội.

Một lần nữa, tại Ấn Độ, phần lớn cộng đồng truyền giáo xa lánh Amy và chức vụ của cô bởi việc phục vụ những đứa trẻ mồ côi. Một số người tin rằng những đứa trẻ trong đền thờ không hề tồn tại, trong khi một số khác coi thường công việc phục vụ và tầm quan trọng của tổ chức Dohnavur đối với việc giáo dục, chăm sóc thể chất và xây dựng nhân cách cho những đứa trẻ. Một lần nọ Amy nhờ một nhà truyền giáo đến thăm xách giúp cô một cái thùng, nhà truyền giáo đó đã đáp lại rằng anh ấy thà “xách quyển Kinh Thánh của mình còn hơn”. Amy cảm thấy rằng sự phục vụ là một phần thiết yếu trong công tác truyền giáo, mặc dù không phải lúc nào cô cũng chấp nhận những hy sinh để có được tinh thần phục vụ này.

Trong một lần trở lại Ireland, khi Amy và gia đình cô đang trở về từ nhà thờ, họ tình cờ bắt gặp một bà cụ đang mang một bó vải vụn nặng nề. Amy và các em trai của cô đã giúp bà cụ mang bó vải đó đến tận nơi mà bà cần đến. Đối với Amy, hành động hy sinh và lòng tốt này lại bị “ghét bỏ”. Khi họ quay lại và bước đi ngang qua những người đi lễ nhà thờ khác, cô lo lắng rằng “những người đáng kính” này sẽ nghĩ gì. Trước khi đưa bà lão này đến nơi bà cần đến, Amy và các em trai của cô đã đi ngang qua một đài phun nước thời Victoria.

Một giọng nói đã khắc sâu vào lòng Amy từ những lời trong 1 Cô-rinh-tô 3:12-14: …vàng, bạc, bửu thạch, gỗ, cỏ khô, rơm rạ… công việc của mỗi người đáng giá nào, lửa sẽ chỉ ra. Chiều hôm đó, Amy đã tìm kiếm Chúa cách cá nhân trong phòng riêng với những sầu não khi suy nghĩ về những gì sẽ còn lại đời đời từ chính đời sống của mình. Những bài học về sự vâng lời và hy sinh trong ngày đó sẽ còn vang vọng mãi trong suốt phần đời còn lại của cô.

Ngoài tình yêu thương đầy sự hy sinh mà Amy đã trao cho rất nhiều người, cô còn được nhớ đến bởi những tác phẩm của mình. Amy đã viết hơn 35 cuốn sách từ lĩnh vực này, nhiều cuốn được viết sau khi cô gặp tai nạn vào năm 1931 khiến cô phải nằm liệt giường cho đến khi qua đời ở tuổi 83. Có lần Amy gửi một cuốn sách về quê nhà để xuất bản nhưng bị nhà xuất bản từ chối, sau đó họ gửi trả lại và yêu cầu cô hãy viết lại về một bức tranh tươi sáng hơn trong công tác truyền giáo. Nhà xuất bản lo lắng nhiều người sẽ cảm thấy bị khinh bỉ trước thực tế khắc nghiệt trên cánh đồng truyền giáo mà cô đã khắc họa. Amy đã gửi lại bản thảo mà không có bất kỳ chỉnh sửa nào ngoại trừ tiêu đề được đổi thành “Những điều đang hiện hữu” (Things as they Are). Khi viết thư cho các ứng cử viên có ý định tham gia vào công tác truyền giáo, cô được trích dẫn rằng, “người mang đến cho Ấn Độ một sự khôi hài mạnh mẽ và không mấy mùi mẫn.” Đối với một ứng cử viên khác, Amy đã viết nên một sự thật sâu sắc rằng công tác truyền giáo mang lại một và chỉ một điều duy nhất, “Một cơ hội để chết sao cho ý nghĩa.”

Dịch: NCMV

Nguồn: Thetravelingteam.org

Bài vở cộng tác hoặc góp ý xin gửi về tintuc@hoithanh.com

Bình Luận:

You may also like