Home Chuyên Đề Ý Nghĩa Của Lúa Mì Và Cỏ Lùng Trong Thời Đại Chúng Ta

Ý Nghĩa Của Lúa Mì Và Cỏ Lùng Trong Thời Đại Chúng Ta

by Oneforisrael.org
30 đọc

Bạn có nhớ câu chuyện dụ ngôn về lúa mì và cỏ lùng không? Làm thế nào mà cái thiện và cái ác lại lớn lên cùng nhau?

Chúng ta đang đến rất gần thời điểm của mùa gặt. Chúng ta thường nghĩ về điều này theo hướng tích cực – một mùa gặt linh hồn bội thu cho vương quốc của Đức Chúa Trời – nhưng đi cùng với mùa gặt thường là sự sàng lọc.

Thiện và ác đều tồn tại – và cả hai đều đang phát triển!

Chúa Giê- xu đã dạy dỗ các môn đồ trong một ẩn dụ khác, Ngài nói: “Vương quốc thiên đàng ví như một người gieo giống tốt trong đồng ruộng mình. Nhưng lúc mọi người đang ngủ thì kẻ thù của người ấy đến, gieo cỏ lùng vào giữa lúa rồi đi. Khi lúa mọc lên và trổ bông thì cỏ lùng cũng xuất hiện. Các đầy tớ của chủ nhà đến trình rằng: ‘Thưa chủ, chẳng phải chủ đã gieo giống tốt trong đồng ruộng của chủ sao? Vậy, cỏ lùng do đâu mà có?’ Chủ đáp: ‘Một kẻ thù đã làm điều ấy.’ Các đầy tớ thưa rằng: ‘Vậy chủ có muốn chúng tôi nhổ cỏ đó không?’ Chủ đáp: ‘Không nên, e khi nhổ cỏ lùng, các ngươi nhổ lầm cả lúa chăng. Cứ để cả hai cùng lớn lên cho đến mùa gặt; khi vào vụ gặt, ta sẽ dặn thợ gặt thu gom cỏ lùng trước, bó lại từng bó rồi đốt đi; còn lúa thì thu trữ vào kho của ta.” (Ma thi ơ 13:24-30)

Chúa chỉ tạo ra những điều tốt lành, Sáng-thế Ký chương một đã nói rất rõ điều này. Nhưng không bao lâu sau thì cái ác len lõi vào câu chuyện và nó đã  gieo rắc một vài hạt giống xấu cho riêng mình. Đây là cái giá phải trả để có thể tạo ra một tình yêu đích thực. Tình yêu thật xuất phát từ sự tự nguyện, và ý chí đòi hỏi sự tự do. Tự do cần phải để cửa mở, và cái ác đã lẻn vào.

Giờ đây khi chúng ta nhìn vào thế gian này, chúng ta thấy tốt xấu lẫn lộn. Một số người chỉ muốn nhìn vào khía cạnh này hay khía cạnh kia: “Về cơ bản loài người là tốt đẹp!” Hoặc ngược lại: “Chúng ta là dòng dõi của những kẻ tự cao bại hoại!”  Cả hai bức tranh này đều hoàn chỉnh, tôi mong bạn sẽ cùng ý kiến với tôi. Con người chúng ta có vô số những mặt tốt và mặt xấu cùng tồn tại lẫn lộn một cách khó chịu và mâu thuẫn.

Tầm quan trọng của việc nhìn thấy cả lúa mì và cỏ lùng cùng một lúc

Chúa Giê-xu kể cho chúng ta câu chuyện dụ ngôn về lúa mì và cỏ lùng nhằm giúp chúng ta hiểu được hoàn cảnh mà mình đang sống. Chúng ta phải chấp nhận một thực tế rằng cái xấu không thể bị tách rời khỏi cái tốt. Mọi người có thể mong muốn tạo ra một khoảng cách rạch ròi giữa tốt và xấu, nhưng đó không phải là điều chúng ta cứ muốn là được. Thay vào đó, chúng ta có được sự bảo đảm rằng đến cuối cùng Chúa sẽ đích thân phân loại mọi điều tốt đẹp và xấu xa bởi sự công bình trọn vẹn của Ngài.

Đừng sợ cái ác

Dạo gần đây tôi đã bị thử thách bởi một thực tế là: Chúa Giê-xu không xa lánh những kẻ làm điều ác – Ngài gặp gỡ qua lại với cả những cô gái mại dâm và những người có tội hay như chúng ta thường gọi là “dòng dõi gian ác” từ những tổ chức tôn giáo cứng nhắc. Ngài giữ vững quan điểm và lập trường của mình đối với bất cứ ai mà ngài gặp. Không có “sự phân biệt hay ghét bỏ” nào ở đây. Đó là chuyện của sau này.

Các đầy tớ thưa rằng: ‘Vậy chủ có muốn chúng tôi nhổ cỏ đó không?’

Chủ đáp: ‘Không nên, e khi nhổ cỏ lùng, các ngươi nhổ lầm cả lúa chăng. Cứ để cả hai cùng lớn lên cho đến mùa gặt.

Bây giờ, cứ để cả hai cùng lớn lên.

Một số người chỉ tập trung vào những cánh đồng chín rộ trong khi đó lại phớt lờ sự tàn phá ngông cuồng của kẻ thù, một số khác lại bị lấn át bởi ma quỷ và lỡ mất sự mặc khải phi thường đang tuôn đổ trên rất nhiều người trong thời điểm này. Nhưng người khôn ngoan nhận ra cả hai điều này.

Cũng hãy nhớ rằng câu chuyện dụ ngôn về lúa mì và cỏ lùng là một bức tranh không tĩnh–bức tranh sống động này miêu tả cái thiện và cái ác đang cùng lớn lên.

Cả thiện và ác đều đang gia tăng. Chúng ta sẽ không ngạc nhiên khi nói rằng theo thời gian cái ác sẽ tăng lên về cả mức độ nghiêm trọng và số lượng của nó. Chúng ta cũng có thể mong đợi, rằng nhiều tuần, nhiều tháng và nhiều năm trôi qua, điều tốt sẽ thêm lên. Chúng ta có thể mong đợi được thấy nhiều hơn nữa vinh quang của Đức Chúa Trời trong khi chúng ta còn ở đây trên đất này, nhiều người sẽ đến với đức tin, nhiều minh chứng hơn về quyền năng và sự cứu rỗi của Đức Chúa Trời.

Câu hỏi đặt ra ở đây là, chúng ta có phải là những thợ gặt của Đức Chúa Trời, đã vào vị trí và sẵn sàng cho mùa gặt hay chưa?

Dịch: Trinh Tran

Nguồn: Oneforisrael.org

Bài vở cộng tác hoặc góp ý xin gửi về tintuc@hoithanh.com

Bình Luận:

You may also like