Home Dưỡng Linh Bảo Vệ Tấm Lòng Bạn Qua Sự Thờ Phượng

Bảo Vệ Tấm Lòng Bạn Qua Sự Thờ Phượng

by Ban Biên Tập
30 đọc

Người ta không cần phải đi sâu vào sách Khải Huyền của Giăng để khám phá thấy rằng cả Đức Chúa Trời lẫn Ma quỉ đều đang đi tìm những người thờ phượng (Khải-huyền 14:7); 7:11; 13:4; 14:11). Lằn ranh được vạch ra rất nhiều lần giữa những người “thờ lạy con thú, và tượng nó” và những người thờ phượng Đức Chúa Trời.

Chúng ta hãy nhận biết trước rằng trong trận đại chiến truớc khi Chúa Jêsus trở lại, kết quả của mỗi đời người sẽ được cân trên cái cân thờ phượng ở giữa cuộc chiến và các trận chiến, chúng ta sẽ cúi đầu thờ lạy ai? Đức Chúa Trời hay Sa-tan ?

Bạn cần nhớ rằng sự kêu gọi của Chúa cho dân Y-sơ-ra-ên là kêu gọi để thờ phượng và hầu việc Ngài trong đồng vắng (Xuất Ê-dip-tô Ký 5:3; 7:16). Thật vậy, khi Môi-se lần đầu nói về mối quan tâm yêu thương của Ngài đối với họ, thì người Hê-bơ-rơ “…bèn cúi đầu thờ lạy” (Xuất Ê-dip-tô Ký 4:31). Nhưng khi những sự thử thách và các áp lực xảy đến, họ đã nhanh chóng rơi vào chỗ lầm bầm, phàn nàn và phản nghịch. Sự thờ phượng của họ là giả dối, một hình thức thờ phuợng mà không có lòng thành trong đó.

Mục đích của Đức Chúa Trời trong đồng vắng là để hoàn chỉnh sự thờ phượng thật vốn được căn cứ trên sự thực hữu của Đức Chúa Trời, chứ không phải trên những hoàn cảnh. Đức Chúa Trời biết rằng tấm lòng biết thờ phượng Ngài trong đồng vắng đau khổ sẽ tiếp tục thờ phượng Ngài trong đất hứa dư dật, trù phú.. Không có sự thờ phượng Đức Chúa Trời thực sự, sẽ không thể có chiến thắng trong cuộc chiến. Vì những gì chúng ta đổ máu khi bị thương tích bởi sự tấn công của Sa-tan hay của các nghịch cảnh chính là thước đo thật sự thờ phượng của chúng ta. Bạn thấy không, những gì phát xuất ra từ tấm lòng của chúng ta trong những thời gian bị áp lực vẫn cứ ở trong chúng ta, nhưng ẩn giấu, trong những thời gian thư thái. Nếu bạn là người thờ phượng thật, tâm linh của bạn sẽ ứa ra sự thờ phượng Đức Chúa Trời bất kể trận chiến bạn đang chiến đấu đó là gì. Trong cuộc chiến, sự thờ phượng chính là một tuờng thành vây quanh linh hồn chúng ta.

Hầu hết chúng ta đều hiểu những năng lực căn bản của linh hồn. Chúng ta đã được dạy rằng linh hồn là sự kết hợp của “tâm trí, ý chí và những tình cảm” của chúng ta. Nói chung, khi kẻ thù đến tấn công Hội Thánh, nó nhắm mục tiêu vào bất kỳ lãnh vực nào trong ba lãnh vực nầy. Chúng ta phải thấy rằng sự bảo vệ ba lãnh vực nầy là vô cùng quan trọng trong cuộc chiến của chúng ta chống lại Sa-tan. Để soi sáng thêm bản chất của trận chiến này, chúng ta hãy thêm ít nhiều vào định nghia của chúng ta về linh hồn. Nói chung, thực chất của chúng ta là gì được tạo thành bởi những biến cố và cách chúng ta phản ứng đối với những biến cố đó. Việc hôm nay chúng ta liên quan đến ai là tổng hợp của những gì chúng ta đã gặp trong cuộc đời và những phản ứng của chúng ta đối với những điều đó. Những sự ngược đãi và những đau khổ đè ép chúng ta mặt nầy, sự khuyến khích và khen ngợi thổi phồng chúng ta mặt kia. Những phản ứng của chúng ta đối với từng biến cố, dù biến cố đó là tiêu cực hay tích cực đã đổ vào cốt tủy sáng tạo của cá nhân chúng ta, ở đó nó trộn lẫn thành bản chất của cá tánh chúng ta.

Điều mà chúng ta gọi là “ký ức” thực ra là tâm linh chúng ta chú mục vào bản chất của linh hồn chúng ta. Ngoại trừ một vài truờng hợp, những biến cố mà chúng ta nhớ nhiều nhất đã thành hình con người chúng ta nhiều nhất. Thực vậy, lý do tâm trí tự nhiên của chúng ta không thể quên những biến cố nào đó là vì những kinh nghiệm đó đã thực sự trở thành một phần bản chất của chúng ta !

Chúng ta hiện là những gì quá khứ đã tạo ra chúng ta. Thế nhưng chúng ta được lệnh “đừng ngó lại đàng sau” và “hãy quên lửng những việc ở đang sau” (Phi-líp 3:13; Lu-ca 9:62; Hê-bo-ro 11:15). Với Đức Chúa Trời, điều nầy không khó khăn gì, vì mặc dầu những biến cố của cuộc đời chúng ta là không thể đảo ngược được, những phản ứng của chúng ta đối với những biến cố đó có thể vẫn còn được thay đổi. Và khi những phản ứng của chúng ta thay đổi, thì chúng ta thay đổi. Nói cách khác, dù chúng ta không thể thay đổi quá khứ, chúng ta thể đặt quá khứ của chúng ta trên “bàn thờ“ như một hành động thờ phượng. Một tấm lòng đang thờ phượng thực sự để cho Đức Chúa Trời khôi phục lại linh hồn.

Tất cả chúng ta đều nhận lãnh một phần của cả điều tốt lẫn điều xấu trên thế gian nầy. Nhưng vì sự sống lâu dài, Đức Chúa Trời vốn là thực chất của sự sống, phải đụng đến những kinh nghiệm của chúng ta và giải cứu chúng ta khỏi những phản ứng tiêu cực của chúng ta. Cái ống dẫn mà qua đó Chúa mở rộng chính mình Ngài, thậm chí vào tận trong quá khứ của chúng ta, là sự yêu thuong và sự thờ phuợng Ngài của chúng ta.

“Vả, chúng ta biết rằng mọi sự hiệp lại làm ích cho kẻ yêu mến Đức Chúa Trời…” (Rô-ma 8:28a). Bí quyết để làm ứng nghiệm câu này là chúng ta trở nên những người yêu mến Chúa trong tâm linh của chúng ta. Khi chúng ta phó mình để yêu thương Ngài thì tất cả những gì chúng ta đã trải qua trong cuộc đời đều được tẩy sạch trong tình yêu đó. Nó đã được cứu chuộc và trở thành điều ích lợi ở bên trong chúng ta.

Vì vậy, điều tối cần thiết cho cả sự cứu rỗi linh hồn của chúng ta và sự bảo vệ của chúng ta trong cuộc chiến, đó là chúng ta phải là những người thờ phượng. Vì con tàu an toàn đưa chúng ta đi qua con hoạn nạn chính là sự thờ phượng.

Thi-Thiên 84 diễn tả bằng sự ngợi khen Đức Chúa Trời về hiệu quả kỳ diệu của sự thờ phượng trên linh hồn. “Phuớc cho nguời nào được sức lực trong Chúa, và có lòng hướng về đường dẫn đền Si-ôn ! Đương khi đi qua trũng khóc lóc, họ làm trũng ấy trở nên nơi có mạch. Mưa sớm cũng phủ phước cho nó” (câu 5-6). Nếu bạn “ngợi khen Chúa không ngớt” (câu 4), thì sự thờ phượng Đức Chúa Trời của bạn sẽ biến đổi sự tấn công tiêu cực của kẻ thù trở thành một mạch nước ngọt ngào làm tươi mát bạn. Bất kể điều chi đổ xuống trên một người thờ phượng, thì “trũng khóc lóc” của họ cũng luôn luôn trở nên những nguồn mạch tràn đầy phước hạnh. Bạn không thể đắc thắng trong cuộc chiến, cũng không thể vượt qua sa mạc của đời nầy bình an, nếu trước hết bạn không trở nên một người thờ phượng Đức Chúa Trời.

Francis Frangipane

Bài vở cộng tác và góp ý xin gởi về tin tuc@hoithanh.com

Bình Luận:

You may also like