Home Chuyên Đề BÀN LUẬN VỀ SÁCH KHẢI HUYỀN – Phần 6: Cảnh thờ phượng trên Trời

BÀN LUẬN VỀ SÁCH KHẢI HUYỀN – Phần 6: Cảnh thờ phượng trên Trời

by Sưu Tầm
30 đọc

Tín Hữu:

Tiếp theo những bức thư cho bảy hội thánh (chương 2 và 3) là phần thờ phượng trên Thiên Đàng. Xin mục sư giải thích về các nhân vật có mặt trong buổi thờ phượng Thiên Đàng này.

Mục sư:

Mục sư đã nói rõ: Phần lớn sách Khải Huyền mô tả thờ phượng và thờ phượng là vũ khí thuộc linh của Hội Thánh

Nhân Vật chính là Đức Chúa Trời Ngồi trên Ngôi (4:3) và Chiên Con ở giữa Ngôi (5:6) là điều dễ hiểu, rất xứng đáng mô tả và ca ngợi. Nhưng vì khuôn khổ thời gian cho phép, mục sư xin hướng vào những điều khó hiểu hơn.

Trước hết, phía trước Ngôi có biển pha-lê, Chúng ta nghĩ đến biển như đại dương, nhưng ngữ cảnh liên tưởng tới hồ nước bằng đồng  đứng trên 12 con bò, trong đền thờ Sô-lô-môn, đường kính 5,4 m cao khỏang 2.5 m. (Các vua 7:23-26, 2Sử ký 4:2-5).

Xung quanh Ngôi có 4 sinh vật có sáu cánh và đầy con mắt. Giải thích thế nào bây giờ?

(a) Đây là sự liên tưởng Cựu Ước tới các Sê-ra-phim trong Ê-sai 6:2 hay Ê-xê-chiên 1:5; 10:12, đó là các sinh vật thần linh.

(b) Số 4 là biểu tượng trần gian, nên có thể ở đây là các sinh vật tượng trưng cho tạo hóa: dã thú,  gia súc, con người, chim trời.

(c) Bốn sinh vật này có thể là biểu tượng của 4 Phúc Âm, trong đó Ma-thi-ơ miêu tả Chúa Giê-su như vị Vua (sư tử), Mác miêu tả Chúa như một đầy tớ (con bò), Lu-ca miêu tả Chúa là Con Người, (Con Loài Người), và Giăng miêu tả Chúa như là Ngôi Lời từ Thiên Đàng (Đại Bàng, KH 8:13).  Sinh vật nào cũng có đầy con mắt, ám chỉ về sự hiểu biết mọi việc Chúng có sáu cánh, hai cánh để di chuyển, hai cánh để thờ phượng và hai cánh che thân, dường như che khuất sự khiếm toàn bản thân. Số sáu ám chỉ con người, ở đây chắc là các tác giả của Phúc Âm.

(d). Công việc của 4 sinh vật này là ca ngợi Đức Chúa Trời. Nhưng ở một thời điểm (chương 6) , bốn sinh vật này lần lượt hô và bốn ấn đầu được lần lượt mở ra và các con ngựa xuất hiện. Dường như ngoài thờ phượng chúng cũng là “phát ngôn viên” hay “thư ký” của Chúa. Ở một thời điểm khác (15:7) một trong 4 sinh vật này trao 7 chén cho 7 thiên sứ. Phải chăng đó là sinh vật có mặt người (trong cách giải thích (b), hay là Phúc Âm Giăng (trong cách giải thích (c), trong đó có những câu như: “Xong rồi” (Giă 19:28-30), hay “trong thế gian các ngươi sẽ có hoạn nạn, nhưng đừng sợ, TA ĐÃ CHIẾN THẮNG THẾ GIAN” (Giă 16:33).

Mặc dầu không hiểu hết, và cách giải thích (b), (c), (d) cũng có lý nhưng mục sư nghĩ đây là các sinh vật thần linh theo cách (a) một cách đơn giản. Con nghĩ sao?

Có  24 vị trưởng lão đội mão ngồi trên ngai… (4:4). Mục sư chỉ cho con một mẹo nhỏ: các thiên sứ không bao giờ đội mão, chỉ có con người trong vinh hiển . Mão của họ không phải là vương miện, mão triều thiên, nhưng là mão chiến thắng. (2Ti-mô-thê 4:8) Chính vì vậy 24 vị này không phải thiên sứ, nhưng là thánh đồ. Theo Khải huyền 21, chúng ta biết họ đại diện cho con dân Chúa từ Cựu-ước và Tân-ước

Ngoài ra còn có vô vàn người thuộc các dân tộc, thứ tiếng (5:10, 7:9) hát ca ngợi về sự cứu rỗi. Chắc con muốn hỏi câu hỏi, có thấy tín đồ được cứu trong các buổi thờ phượng trên Thiên Đàng đó không? Mục sư khích lệ con nên để ý các phần chen[1] 7:1-17 và 10:1-11: 14.  Phần chen thứ nhất này nằm giữa dấu ấn thứ sáu và thứ bảy, và phần chen thứ hai nằm giữa tiếng kèn thứ sáu và thứ bảy. Dấu ấn thứ sáu và tiếng kèn thứ sáu là những tai họa lớn trên trần gian. Những phần chen trả lời câu hỏi của độc giả: Vậy những tín đồ có ở trong các tai họa đó không? Mục sư chỉ thấy người vô đạo chạy trốn vào hang đá (6:15-17) và người vô đạo sống sót không chịu ăn năn (9:20-21)., không thấy con dân Chúa.

Nếu quý độc giả có bình luận hoặc thắc mắc gì về bài viết trên xin liên hệ với tác giả qua email: ChanlyChanTinh@yahoo.com


[1]                Phần chen, màn chen là phần xen vào giữa hai đơn vị văn chương để giải thích cho rõ hơn những gì đang xảy ra. 

Mục sư: Nguyễn Ngọc Hà

Bài vở cộng tác hoặc góp ý xin gửi về tintuc@hoithanh.com

Bình Luận:

You may also like