Home Chuyên Đề Sách Khải Huyền – “Hãy Viết” Lần Thứ Tư (Phần Một)

Sách Khải Huyền – “Hãy Viết” Lần Thứ Tư (Phần Một)

by Hong An
30 đọc

Hãy viết cho thiên sứ của Hội Thánh Si-miệc-nơ rằng: Nầy là lời phán của Đấng trước hết và Đấng sau cùng, Đấng chết rồi mà đã sống lại: Ta biết sự khốn khó nghèo khổ của ngươi (dầu ngươi giàu có mặc lòng), và những lời gièm pha của kẻ xưng mình là người Giu-đa, mà kỳ thực không phải, chúng nó vốn thuộc về hội quỷ Sa-tan. Ngươi chớ ngại điều mình sẽ chịu khổ. Nầy, ma quỷ sẽ quăng nhiều kẻ trong các ngươi vào ngục, hầu cho các ngươi bị thử thách; các ngươi sẽ bị hoạn nạn trong mười ngày. Khá giữ trung tín cho đến chết, rồi Ta sẽ ban cho ngươi mão triều thiên của sự sống.” – Khải-huyền 2:8-10.

Cái tên Si-miệc-nơ hàm chứa ý niệm của sự cay đắng. Si-miệc-nơ có nghĩa là ‘myrrh’ – ‘chất nhựa thơm’, một chất đã được sử dụng dưới dạng phấn khi ướp xác người chết. Điều này cũng đã được thực hiện đối với Chúa Giê-xu. Giăng 19:38-40 “Sau đó, Giô-sép người A-ri-ma-thê, làm môn đồ Đức Chúa Giê-xu một cách kín giấu, vì sợ dân Giu-đa, xin phép Phi-lát cho lấy xác Đức Chúa Giê-xu; thì Phi-lát cho phép. Vậy, người đến và lấy xác Ngài. Ni-cô-đem, là người khi trước đã tới cùng Đức Chúa Giê-xu trong ban đêm, bấy giờ cũng đến, đem theo độ một trăm cân một dược hòa với lư hội. Vậy, hai người lấy xác Đức Chúa Giê-xu, dùng vải gai và thuốc thơm gói lại, theo như tục khâm liệm của dân Giu-đa.”

Cuộc sống đối với Hội Thánh Si-miệc-nơ lúc bấy giờ rất cay đắng, và rất nhiều người đã chết trong suốt lịch sử của Hội Thánh này. Một trong những trường hợp nổi tiếng nhất là Polycarp. Cái chết của ông với tư cách là một người tử vì đạo được mô tả trong một tài liệu Cơ Đốc ban đầu thuộc về tập ‘The Apostolic Fathers’ (tạm dịch: ‘Những Người Cha Tông Đồ’) – một bản thảo về những Nhà Thần học Cơ Đốc sống ở cuối thế kỷ thứ I và đầu thế kỷ II sau Công Nguyên.

Câu chuyện về người đàn ông này được gọi là “Sự tử đạo của Polycarp” và nó chứa đựng sự trả giá của sự tử đạo huy hoàng của Polycarp ở tuổi 86 của mình. Tác phẩm này là mô tả về sự tử đạo đầu tiên được biết đến bên ngoài sách Tân Ước. Một bản thảo khác chứa cái tên Polycarp là: “Thư tín của Polycarp”, chứa đựng lá thư của chính ông, vị giám mục của Si-miệc-nơ và là người tử đạo tương lai, gửi đến cho Hội Thánh Phi-líp, điều mà các học giả thần học tin rằng đó là một lá thư đã được gửi kèm với bộ sưu tập các thư tín của thuộc Polycarp của Ignatius, mặc dù nó liên quan chủ yếu đến các chủ đề khác, ví dụ như sự ca ngợi dành cho Sứ đồ Phao-lô và một lời hô hào chống lại dị giáo.

Thuật ngữ “Apostolic Fathers” đã được sử dụng kể từ thế kỷ thứ XVII để nhấn mạnh rằng những tác giả này đã được cho là thuộc thế hệ mà có liên hệ cá nhân với một vài người trong số Mười Hai Sứ Đồ.

Thuật ngữ này cũng ám chỉ đến bộ sưu tập các ghi chép Cơ Đốc được cung cấp cho những người đàn ông này từ cuối thế kỷ thứ I và nửa đầu thế kỷ thứ II sau Công Nguyên. Vì vậy họ cung cấp một mắt xích giữa Mười Hai Sứ Đồ, những người biết Chúa Giê-xu thành Na-xa-rét và thế hệ những người biện hộ Cơ Đốc cùng những người bảo vệ quyền lực chính thống được biết đến như những ‘Church Fathers’ (tạm dịch: Cha đẻ của Giáo Hội). Những tác giả này được công nhận theo truyền thống như những người lãnh đạo trong Hội Thánh đầu tiên. Những ghi chép của họ đã không được bao gồm trong những sách được công nhận trong Tân Ước, mặc dù chúng đã lưu hành rộng rãi trong Cơ Đốc Giáo Thời kỳ đầu. Rất nhiều trong số những ghi chép đó xuất phát từ khoảng thời gian và vị trí địa lý chỉ một chút ngay sau thời kì của các sách Tân Ước trong Kinh Thánh được ghi chép lại.

Theo như Irenaeus, Polycarp chắc hẳn đã có một mối quan hệ thân thiết với Sứ đồ Giăng. Ông đã là giám mục của Si-miệc-nơ, người được sinh ra vào khoảng năm 80, và đã chết bởi sự tử đạo, bị thiêu sống, có lẽ là vào năm 167. Họ có lẽ thực sự đã gặp gỡ và tận hưởng sự đồng hành của nhau khi Sứ đồ Giăng đã già và Polycarp thì còn trẻ.

“Đừng sợ chi, Ta là Đấng trước hết, và là Đấng sau cùng, là Đấng Sống, Ta đã chết, kìa nay Ta sống đời đời, cầm chìa khóa của sự chết và Âm phủ.” – Khải-huyền 1:18

Chúa Giê-xu đã hiện ra với người ‘bạn già’ của Ngài – Sứ đồ Giăng, người đã viết về điều này trong Khải Huyền 1:17-19 “Vừa thấy người, tôi ngã xuống chân người như chết; nhưng người đặt tay hữu lên trên tôi, mà rằng: Đừng sợ chi, Ta là Đấng trước hết, và là Đấng sau cùng, là Đấng Sống, Ta đã chết, kìa nay Ta sống đời đời, cầm chìa khóa của sự chết và Âm phủ. Vậy hãy chép lấy những sự ngươi đã thấy, những việc nay hiện có và những việc sau sẽ đến,” Chúa Giê-xu Christ hiện đang sống, đã sống lại từ cõi chết, với một thân thể phục sinh phi thường.

Lu-ca 24:33-43 “33 Họ lập tức đứng dậy đi trở lại Giê-ru-sa-lem. Đến nơi họ gặp mười một môn đệ và những người khác đang nhóm họp. 34 Họ bảo, “Chúa quả đã sống lại và hiện ra với Xi-môn.” 35 Rồi hai người thuật lại chuyện xảy ra trên đường và nhận ra Ngài khi Ngài bẻ bánh ra sao. 36 Trong khi hai môn đệ còn đang thuật chuyện thì Chúa Giê-xu hiện ra đứng giữa họ và nói, “Bình an cho các con.” 37 Mọi người hốt hoảng rụng rời vì tưởng thấy ma. 38 Nhưng Chúa Giê-xu bảo, “Sao các con hoảng hốt? Tại sao các con ngờ vực trong lòng? 39 Hãy nhìn tay và chân ta. Chính thật là ta! Các con hãy rờ ta đi vì ma chẳng có xương thịt mà các con thấy ta có.” 40 Sau khi nói xong, Ngài giơ tay và chân cho họ xem. 41 Trong khi họ đang nửa tin nửa ngờ, vì vừa kinh ngạc vừa vui mừng, thì Chúa Giê-xu hỏi họ, “Ở đây các con có gì ăn không?” 42 Họ dâng cho Ngài một miếng cá nướng. 43 Trong khi các môn đệ đang nhìn, thì Chúa Giê-xu cầm lấy cá và ăn trước mặt họ.”

Thật là một sự yên ủi! Chúa Giê-xu phán: “Ta đã chết và Ta đã được làm cho sống lại. Sự chết không phải là kết thúc. Những ai tin Ta sẽ được sự sống đời đời.” Ngài đã phán điều này một cách đặc biệt với một tầm nhìn đối với sự nguy hiểm dẫn đến sự chết, trước thực trạng thực tế của sự bắt bở và chịu tử đạo. Ngài muốn chúng ta biết rằng Ngài là Đầu Tiên và Sau Cùng, là sự khởi đầu (và là nguyên tắc) của Tạo Vật, Đấng nắm giữ mọi sự cùng với Lời của Quyền năng Ngài, và là Đấng sẽ làm trọn Muôn Vật và đem chúng đến với mục đích vinh hiển sau cùng. Đây là cách mà Ngài bày tỏ chính Ngài cho Giăng, và Ngài hiện nay đang nhắc đến điều này khi Ngài phán với Hội Thánh bị bắt bớ của Ngài: “Ta biết sự khó nhọc và sự nhịn nhục ngươi”. Cùng xem ý nghĩa của từ “khó nhọc” (khổ nạn): Khải-huyền 2:10,22 và 7:14 và trong Ma-thi-ơ 24:9,21,29; Công vụ 14:22 và Cô-lô-se 1:24. Chúa Giê-xu biết chính xác sự bắt bớ và hoạn nạn mà Ngài đang nhắc tới. Ngài biết về điều này từ chính kinh nghiệm cá nhân.

Trong Cô-lô-se 1:24-27 chép, “24 Tôi vui mừng chịu khổ vì anh chị em. Chúa Cứu Thế còn phải chịu khổ vì thân thể Ngài, tức là Hội Thánh. Tôi vui lòng nhận phần chịu khổ của tôi trong thân thể. 25 Tôi trở nên đầy tớ của hội thánh vì Thượng Đế đã giao cho tôi phần vụ đặc biệt để giúp đỡ anh chị em, phần việc đó là rao giảng toàn vẹn thông điệp của Thượng Đế. 26 Thông điệp ấy là sự thật đã được giấu kín từ thuở tạo thiên lập địa nhưng nay đã được bày tỏ ra cho các con dân Thánh của Ngài. 27 Thượng Đế muốn cho con dân Ngài biết về sự giàu có và điều kín giấu đầy vinh hiển nầy mà Ngài đã dành sẵn cho con dân Ngài. Điều kín giấu ấy là Chúa Cứu Thế sống trong anh chị em. Ngài là nguồn hi vọng về vinh hiển duy nhất của chúng ta.”

Phao-lô đã nói và chép lại rằng ông được đổ đầy trong thân thể mình những gì còn thiếu trong chính sự chịu khổ của Đấng Christ, vì cớ thân thể Ngài, là Hội Thánh. Trong Cô-lô-se 1:24, ông đã “…vui mừng chịu khổ vì anh chị em. Chúa Cứu Thế còn phải chịu khổ vì thân thể Ngài, tức là Hội Thánh. Tôi vui lòng nhận phần chịu khổ của tôi trong thân thể.” Trận chiến giữa sự sáng và bóng tối, như Đấng Christ đã phải trả giá, sẽ vẫn được tiếp tục – không hề suy yếu – trong chính con cái Ngài. Trong Ga-la-ti 6:17 Phao-lô nói rằng: “Ước gì từ nay về sau, chẳng ai làm khó cho tôi, vì trong mình tôi có đốt dấu vết của Đức Chúa Giê-xu vậy.”

Chúa Giê-xu nói về sự chịu khổ của chúng ta vì cớ Danh Ngài. Theo nghĩa đen Giăng đã ghi chép lại trong Giăng 15:18-21 rằng Chúa Giê-xu phán: “Ví bằng người đời ghét các ngươi, thì hãy biết rằng họ đã ghét Ta trước các ngươi. Nếu các ngươi thuộc về thế gian, thì người đời sẽ yêu kẻ thuộc về mình; nhưng vì các ngươi không thuộc về thế gian và Ta đã lựa chọn các ngươi giữa thế gian, bởi cớ đó người đời ghét các ngươi. Hãy nhớ lời Ta đã nói cùng các ngươi: Đầy tớ chẳng lớn hơn chủ mình. Nếu họ đã bắt bớ Ta, ắt cũng bắt bớ các ngươi; bằng họ đã giữ lời Ta, ắt cũng giữ lời các ngươi. Nhưng vì danh Ta họ sẽ lấy mọi điều đó đãi các ngươi, bởi họ không biết Đấng đã sai ta đến.”

Sứ đồ Giăng viết trong 1 Phi-e-rơ 4:12-14 “Hỡi kẻ rất yêu dấu, khi anh em bị trong lò lửa thử thách, chớ lấy làm lạ như mình gặp một việc khác thường. Nhưng anh em có phần trong sự thương khó của Đấng Christ bao nhiêu, thì hãy vui mừng bấy nhiều, hầu cho đến ngày vinh hiển của Ngài hiện ra, thì anh em cũng được vui mừng nhảy nhót. Ví bằng anh em vì cớ danh Đấng Christ chịu sỉ nhục, thì anh em có phước; vì sự vinh hiển và Thánh Linh của Đức Chúa Trời đậu trên anh em.”

(Còn tiếp…)

Tác giả: Rev. J.J. Willem Glashower – Christians for Israel International

Dịch & Biên tập: Cơ Đốc Nhân vì Israel Quốc Tế

*Vui lòng bấm vào link để đọc bài trước: https://hoithanh.com/55783/sach-khai-huyen-hay-viet-lan-thu-ba-phan-cuoi.html

Bình Luận:

You may also like